nước khu vực nghiên cứu
4.5.1. Giải pháp về quản lý
- Các giải pháp quản lý về cơ chế chính sách và kỹ thuật đòi hỏi một sự
phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm đối với các cấp, các ngành liên quan. Nếu khắc phục tốt những nguyên nhân như đã nêu ở trên thì chắc chắn tình hình gây ô nhiễm của nước thải sản xuất giấy của Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên sẽ giảm thiểu rất nhiều.
-Đối với các đơn vị chức năng phải tổ chức thanh tra,kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường đối với công ty.Nếu công ty gây ô nhiễm thì cần có biện pháp xử lý tùy theo mức độ, nhẹ thì cảnh cáo - xử phạt hành chính, nặng thì có thể đình chỉ sản xuất.
-Duy trì kiểm soát ô nhiễm môi trường hàng năm và báo cáo với cơ
quan chức nãng làm căn cứ để quản lý giám sát môi trường.Phối hợp với các
đơn vị tư vấn để thực hiện các đợt kiểm soát, kiểm tra theo dõi chất lượng môi trường định kì.
-Bổ sung đội ngũ nhân viên đảm trách về lĩnh vực môi trườngcho từng nhà máy. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên phòng An toàn lao động.
-Nghiêm túc thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường trong sản xuất. Thực hiện tốt công tác QA/QC.
- Thực hiện các đợt tập huấn nâng cao nhận thức của toàn bộ các cán bộ
công nhân viên trong các nhà máy về sản xuất an toàn và bảo vệ môi trường. -Xây dựng các quy định về bảo vệ môi trường trong đó bao gồm các nội dung sau:
+ Quy định chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban, phân xưởng sản xuất trong bảo vệ môi trường.
+ Quy định về quyền hạn của các cán bộ quản lý trong thực thi nhiệm vụ. + Quy định về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có sáng kiến giảm thiểu mức độ ô nhiễm của công ty tiết kiệm nước hóa chất thất thoát ra môi trường và giảm chi phí lượng nước thải.
- Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến ưu tiên các vấn đề môi trường trong sản xuấtđể quản lý và xử lý chất thải
4.5.2. Giải pháp về công nghệ
Đầu tư cải thiện công nghệ sản xuất theo định hướng “Sản xuất sạch hơn”. - Thực hiện xây dựng các công trình xử lý nước thải cho riêng từng nhà máy, vì mỗi nhà máy có công nghệ sản xuất khác nhau nên tính chất nước thải cũng khác nhau.Mỗi công trình lại được tách riêng thành 2 hệ thống xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt riêng biệt. Có thể thực hiện ghép chung những nhà máy có tình chất nước thải tương tự nhau như nhà máy Cán thép, Luyện thép…cho một hệ thống xử lý nước thải tập trung. Riêng nhà máy Cốc hóa thì nước thải chứa nhiều phenol thì nâng cấp đầu tư cải tiến để
nâng cao hiệu quả xử lýphenol trước khi đổ ra hệ thống chung của công ty (để
thải ra ngoài môi trường).Bể tự hoạiđể xử lý nước thải sinh hoạtlà công trình
đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Bể xử lý được thiết kế
với cấu tạo bao gồm 3 ngăn: ngăn xử lý yếm khí, ngăn lắng ngang và ngăn xử
lý hiếu khí tuỳ tiện. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải với thời gian lưu từ 2-4 ngày, dưới tác dụng của các vi sinhvật kỵ khí, các tác
nhân ô nhiễm được phân huỷ rất cao, nước thải sinh hoạt sau xử lý được thải ra hệ thống thoát nước của khu vực. Do nước thải sinh hoạt của các nhà máy có hàm lượng colifom cao, tiến hành khử trùng nước thải bằng cloramin B. Hòa tan cloramin B vào bình/phuy chứa nước (có nắp đậy), dung tích ~200 lít, đặt chắc chắn tại cửa xả; Dùng van điều chỉnh lưu lượng nước cloramin B phù hợp để xả cho từng cửa; Lượng cloramin B là 15 g/m3 nước thải cụ thể
như sau: Mười ngày hòa tan cloramin B theohàm lượng trên đổ vào bình một lần. Lượng cloramin B có thể điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu.
- Nâng cao hiệu quả tuần hoàn tái sử dụng nước trong quá trình SX nhằm tiếtkiệm nước hóa chất thất thoát ra môi trường và giảm chi phí lượng nước thải.
- Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến ưu tiên các vấn đề môi trường trong sản xuấtđể quản lý và xử lý chất thải.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.Kếtluận
Nghiên cứu thực trạng chất lượng môi trường nước suối Cam Giá, đề
tài rút ra kết luận sau: Mặc dùđã nỗ lực trong công tác thực hiện quy định về
bảo vệ môi trường, nhưng do nhiều yếu tố hạn chế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng sản xuất lâu năm, nên quá trình sản xuất của Khu công nghiệp Gang Thép đã có những ảnh hưởng tới chất lượng môi trường xung quanh. Do ảnh hưởng của nguồn nước thải từ Khu công nghiệp Gang Thép, chất lượng nước suối Cam Giá đã có sự biến đổi theo về chất lượng. Kết quả phân tích qua 2 đợt cho kết quả như sau:
- Một số chỉ tiêu hữu cơ như BOD5, COD, các chỉ tiêu kim loại nặng như Fe, Zn vẫn nằm trong TCCP. Hàm lượng COD giảm dần về điểm tiếp nhận nguồn thải chứng tỏ tại điểm thượng nguồn hàm lượng chất hóa học khá cao. Điều đó cho thấy sông cầu đã bị ảnh hưởng của các nhà máy khác trên
địa bàn.Hàm lượng BOB5cũng có xu hướng tăng lên theo vị trí không gian sau khi nước suối tiếp nhận nước thải, rồi sau đó do quá trình pha loãng mà giảm đi về phía hạ lưu. BOD5 trong 2 đợt phân tích dao động từ 8.3-15.5mg/l. Hàm lượng Fe, Zn qua 2 đợt phân tích cho thấy hàm lượng thấp và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN. Như vậy, có thể thấy rằng, công ty Gang Thép Thái Nguyên đã có những nỗ lực nhất định trong việc cải thiện chất lượng nước xả thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên do nhiều yếu tố hạn chế nên có thể thấy sự vận hành các hệ thống xử lý nước thải chưa có hiệu quả triệt để, khiến cho vẫn có một lượng nhỏ các chất ô nhiễm bị thải bỏ ra ngoài môi trường, làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước xung quanh mà cụ thể là con suối Cam Giá.