1. Qui hoạch phát triển các khu công nghiệp mới.
Tập trung đầu tư hình thành nhanh một số khu, cụm công nghiệp tập trung gắn với những đô thị tại những khu vực có điều kiện thuận lợi, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra được “ bộ khung kinh tế “ của tỉnh, trong đó chú trọng các khu công nghiệp sau:
* Khu công nghiệp Phố Nối ( gồm 2 khu A và B ).
Khu A nằm trên địa bàn 3 huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ giáp quốc lộ 5, diện tích 390 ha. Là khu công nghiệp đa ngành bao gồm: sản xuất thép, sản xuất ôtô, xe máy, sản xuất các sản phẩm cơ khí, điện lạnh, chế biến lương thực, thực phẩm...
Khu B nằm trên địa bàn 2 huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào giáp quốc lộ 5, quốc lộ 39 với diện tích 95 ha. Ngành nghề là khu công nghiệp dệt may được chính
phủ qui hoạch để đầu tư phát triển trong chiến lược tăng tốc của ngành dệt may.
* Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên.
Vị trí nằm trên địa bàn phường Lam Sơn, An Tảo thị xã Hưng Yên giáp quốc lộ 39, quốc lộ 38. Diện tích 62 ha. Ngành nghề là các ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường.
* Khu công nghiệp Như Quỳnh ( Gồm 2 khu A và B ).
Khu A diện tích 50 ha thuộc thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm nằm cạnh quốc lộ 5 cách Hà Nội 17 km. Ngành nghề là điện, điện tử, sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, sản xuất thiết bị nội thất văn phòng, cán thép...
Khu B diện tích là 45 ha thuộc xã Đình Dù huyện Văn Lâm, nằm ở phía bắc quốc lộ 5, phía nam đường sắt Hà Nội đi Hải Phòng, cách Hà Nội 20 km. Ngành nghề là điện, điện tử.
* Khu công nghiệp Minh Đức.
Diện tích 200 ha thuôch huyện Mỹ Hào nằm giáp quốc lộ 5. Là khu công nghiệp đa ngành.
Ngoài các khu công nghiệp quan trọng kể trên, sẽ hình thành một số cụm điểm công nghiệp khác quy mô từ 5 – 10 ha gắn với các thị trấn, thị tứ.
Quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2010 tầm nhìn 2020.
Số TT Khu công nghiệp Diện tích đất đã cho thuê(ha)
Dự báo qui mô phát triển Đến năm 2010 Đến năm 2020 Diện tích đất KCN (ha) Diện tích đất cho thuê (ha) Diện tích đất KCN (ha) Diện tích đất cho thuê (ha ) Tổng cộng 570 2.250 1.250 3.800 2.100 1 Như quỳnh A 46 50 46 50 46 2 Như Quỳnh B 22 45 25 45 25 3 Phố Nối A 155 450 250 500 280 4 Phố Nối B 66 300 150 350 180 5 Hưng Yên 60 90 65 90 65 6 Minh Đức 65 200 100 200 100 7 Vĩnh Khúc 200 105 400 225
8 Trưng Trắc 84 200 105 250 135 9 Tân Quang 63 90 64 90 64 10 Tân Dân 100 55 350 180 11 Kim Động 3 150 80 400 220 12 Ân Thi 100 55 300 165 13 Trung Nghĩa 100 55 300 165 14 Tiên Lữ 3 100 50 225 120 15 Phù Cừ 3 75 40 250 130 2. Phát triển hệ thống đô thị.
Hệ thống đô thị có ý nghĩa hết sức quan trọng là khu vực đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng GDP và thu hút mạnh đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Vì vậy cần tập trung phất triển mạnh đô thị là mục tiêu quan trọng. Hướng phát triển đô thị của tỉnh Hưng Yên đến 2010 là: Phát triển đô thị phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế; tăng nhanh tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2010 đạt 38% và 2020 khoảng 58%; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và nông thôn.
Dự báo phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên.
Các chỉ tiêu Đơn vị 2010 2020
Tổng dân số
- Dân số thành thị % so với tổng dân số
- Dân số nông thôn % so với tổng dân số 1000 người 1000 ngưòi % 1000 người % 1285 488 38 795 62 1433 831 58 603 44
Tập trung phát triển nhanh các trung tâm đô thị lớn của tỉnh làm hạt nhân thu hút cho phát triển công nghiệp dịch vụ:
Phát triển thị xã Hưng Yên thực sự là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá- xã hội và khoa học của tỉnh. Quy mô dân số năm 2010 dự kiến là trên 15 vạn dân.
Khẩn trương xây dựng Phố Nối thành một thị xã công nghiệ và thương mại dịch vụ phát triển vào bậc nhất của tỉnh, tạo ra một cực phát triển cho cả khu vực phía Bắc của tỉnh. Dự kiến qui mô dân số đô thị Phố Nối năm 2010 là trên 10 vạn dân.
Phát triển thị trấn Như Quỳnh gắn liền với khu công nghiệp Như Quỳnh.
Cúng cố và phát triển các đô thị trung tâm huyện, các thị trấn, thị tứ nhằm thu hút phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp nhỏ và hát triển dịch vụ... tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa thành thị và nông thôn.
3. Tổ chức kinh tế vùng nông thôn.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hưng Yên theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá phải đòng thời là quá trình xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Do vậy, cùng với việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá cần quy hoạch lại các vùng nông thôn. Tổ chức kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, gia công... và phát triển dịch vụ trong mối quan hệ với phát triển đô thị hoá tại chỗ. Đến năm 2010, cơ cấu lao động khu vực nông thôn sẽ đạt tỷ lệ: lao đọng nông nghiệp 50%; lao động công nghiệp đạt 25% và lao đọng dịch vụ đạt 25%.
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kết hợp với công nghiệp chế biến, tăng tỷ trọng cơ giới hoá các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch. Quy hoạch lại đất đai, hình thành và sắp xếp các đường phố và các điểm dân cư nông thôn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống của nhân dân, làm cho vùng nông thôn ngày càng văn minh giàu đẹp hơn, tương xứng với sự phát triển chung của toàn tỉnh.
4. Quy hoạch sử dụng đất.
Trên cơ sở hướng bố trí sản xuất cúa các ngành và lãnh thổ, tiến hành quy hoạch sử dụng đất theo quy tắc sử dụng tối đa và có hiệu quả quỹ đất đai của tỉnh. Dự báo đến 2010 Hưng Yên sẽ huy động toàn bộ quỹ đất đai có khả năng của tỉnh vào sử dụng cho các mực đích khác nhau. Cụ thể là:
• Đất nông nghiệp: Về lâu dài nông nghiệp vẫn chiếm diện tích chủ yếu, dự kiến 65% quỹ đất của tỉnh nhằm đảm bảo an toàn lương thực Quốc gia, trong đó lúa duy trì ổn định ở mức 40.000 – 42.000 ha. Có chính sách quản lý chặt chẽ việc cấp đất nông nghiệp, nhất là đất lúa đã được thuỷ lợi hoá cho các mục đích sử dụng khác. Cải tạo các
khu vực sản xuất bấp bênh thành ổn định, lập kế hoạch khai thác 2000 ha đất chua, trũng nôi đồng đưa vào sản xuất lương thực bù đắp cho phần đất bị chuyển sang xây dựng công nghiệp.
• Đất đô thị và công nghiệp: Dành một quỹ đất thoả đáng cho phát triển đô thị và công nghiệp, dịch vụ chủ yếu ở các khu vực không có khả năng sản xuất lương thực hoặc sản xuất lương thực kém hiệu quả dọc tuyến đường 5, 39A, 39B và quanh các thị trấn, thị tứ. Lập bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất đô thị và công nghiệp cho từng vùng cụ thể.
• Đất xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông: Cũng sẽ được tăng nhanh trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu phát triển. Hướng bố trí chủ yếu là cải tạo và mở rộng những công trình hiện có, sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp.
Tiến hành quy hoạch và sắp xếp lại các điểm dân cư nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, gon đẹp, đồng thời giảm bớt việc lấy đất nông nghiệp vào mục đích thổ cư.
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ KIẾN NGHỊ