Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học phong thủy trong bố trí nội thất và nhà ở nội đô thành phố Uông bí – tỉnh Quảng Ninh. (Trang 29)

3.4.1. Phương pháp kế tha tài liu

- Thu thập các sách, báo, website có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu.

- Tổng hợp, so sánh các tài liệu và rút ra những điểm chính yếu và khái quát nhất về phong thủy nhà ở.

3.4.2. Phương pháp điu tra, kho sát thc địa

Điều tra, quan sát một số công trình nhà ở trên địa bàn và so sánh với các tài liệu

để thấy được sựứng dụng của khoa học phong thủy trong thực tế. - Địa điểm, vị trí

- Thu thập hình ảnh

- Nhận định, đánh giá ứng dụng khoa học phong thủy trong xây dựng công trình, nhà ở

tại đô thị.

+ Mục đích.

Nhận định, đánh giá phạm vi, mức độ ứng dụng khoa học phong thủy trong xây dựng công trình nhà ởđô thị.

+ Phương pháp.

Điều tra thực tế dựa trên mẫu phiếu in sẵn các câu hỏi dưới dạng câu hỏi mở và câu hỏi kín.

• Số lượng phiếu: 50

29

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn ngiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh cách thành phố

Hạ Long 45 km, cách Hà Nội 120 km, cách Hải Phòng 30 km. Diện tích tự nhiên là 256,30 km2 chiếm 4,03% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí địa lý của Uông Bí nằm trong khoảng từ 21000’ đến 21010’ Vĩ độ Bắc và từ 106040’đến 106052’ Kinh độĐông.

Thành phố Uông Bí nằm cách không xa hai khu trung tâm kinh tế lớn Hải Phòng và Hạ Long, có đường Quốc lộ 18, đường Quốc lộ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Uông Bí là một trong những

địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

4.1.2. Các ngun tài nguyên

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Uông Bí là 25.630,77 ha.

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 2003, tài nguyên đất của Thành phốđược chia thành 7 nhóm, 8 đơn vị đất và 11 đơn vịđất phụ.

Tài nguyên nhân văn: Người Uông Bí vốn là dân cư của bộ lạc Ninh Hải đã cùng các bộ lạc khác khai sơn phá thạch dựng nên nước Văn Lang của các vua Hùng. Dưới triều đại nhà Trần, Uông Bí với Yên Tử là cái nôi của Phật giáo Việt Nam dòng Thiền phái Trúc Lâm. Từ xa xưa, người dân Uông Bí đã có nghề tiểu thủ công mỹ nghệ khá tinh xảo (di chỉ khảo cổ phát hiện ở Vành Kiệu 2 - Phương Nam có những quan tài hình thuyền được chế tạo rất công phu và những hiện vật quý như dao găm đồng, tấm che ngực có đục hoa văn, chiếc xanh đồng... hiện nay đang được trưng bầy ở bảo tàng Quảng Ninh).

30

Chùa Yên Tử được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đạo sĩ An Kỳ Sinh đã tu hành

đắc đạo ở chùa này. Cuối thời Lý nhà sư Huyền Quang tu hành ở chùa Phù Vân được vua Trần Thái Tông phong tặng là Phù vân Quốc sư. Đến năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến chùa Yên Tử tu hành, lấy pháp danh là Điếu Ngự Giác Hoàng. Sau khi ông mất người kế tục ông là Pháp Loa.

Ngày nay Thành phố có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Sán Dìu, Nùng, Dao, Thanh Y, Mường, Thổ. Trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 90%. Nhân dân Uông Bí có truyền thống cùng nhau đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với truyền thống lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân được đào tạo có trí, đức và kinh nghiệm sản xuất, có tính cần cù, chịu khó và những tiềm năng sẵn có, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Thành ủy, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Uông Bí sẽ trở thành một Thành phố có nền kinh tế - văn hoá -xã hội phát triển xứng đáng là một trong những địa bàn chiến lược của tỉnh Quảng Ninh.

4.1.3. Thc trng cnh quan môi trường

Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật, liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự sống của con người.

Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch và nông - lâm - ngư nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của Thành phố Uông Bí

đã bị tác động mạnh mẽ, môi trường đã có dấu hiệu bị ô nhiễm mà các nguyên nhân chủ

yếu là:

- Các hoạt động công nghiệp (khai thác than, sản xuất điện, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng...).

- Quá trình đô thị hoá và hoạt động du lịch. - Sản xuất nông nghiệp...

Đối với Thành phố Uông Bí việc phát triển của ngành khai thác than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Tại các vùng mỏ (khu vực phía Đông Bắc Thành phố) có sự biến đổi mạnh mẽ các thành phần, điều kiện địa lý tự nhiên: bề mặt địa hình bị biến dạng nghiêm trọng; phá vỡ sự hài hoà vốn có của cảnh quan, môi trường thiên

31

nhiên trên phạm vi lãnh thổ lớn; chiếm dụng nhiều diện tích rừng, đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác bị thu hẹp đáng kể với tốc độ nhanh và tăng diện tích bãi thải...

Việc khai thác than ở Uông Bí còn kéo theo nạn chặt phá rừng và huỷ hoại thảm thực vật dưới các hình thức: phá rừng tìm vỉa, mở lò; lấy gỗ chống lò; mở điểm tập kết than của các chủ lò tư nhân. Đặc biệt rừng đầu nguồn bị tàn phá đã gây ra lũ lụt phá huỷ

các công trình xây dựng, kiến trúc, gây xói mòn, rửa trôi làm đất đai bị bạc màu, suy kiệt, làm mất khả năng giữ nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy trên bề mặt, ảnh hưởng tới việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra, khói, bụi và tiếng

ồn trong quá trình vận chuyển than từ mỏ xuống cảng cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của Thành phố.

Hoạt động sản xuất điện với công nghệ nhiệt điện, khai thác đá, sản xuất xi măng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra ô nhiễm cho Thành phố.

Môi trường nước cũng bị ảnh hưởng bởi chất thải trong các hoạt động khai thác khoáng sản, chất thải trong công nghiệp, hoạt động dịch vụ và sinh hoạt.

Quá trình đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh cùng với các hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố đòi hỏi mở rộng diện tích đất đô thị, chặt cây làm nhà nghỉ phục vụ dân cư và du khách... làm phá vỡ một phần cảnh quan thiên nhiên. Mặt khác, lượng rác thải lớn ở các khu vực có dịch vụ, du lịch cũng như ở các khu dân cư đô thị đã làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường sống.

Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại hoá chất như

phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên.

Chính vì vậy, trong những năm qua Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch, quan trắc và thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án

đầu tư trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, mở rộng diện tích rừng ngập mặn, cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí; thu gom, xử lý rác thải, nhờ đó đã giải quyết phần nào những bức xúc về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm trong sản xuất điện, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến, vận chuyển than, đất đá. Thông qua công tác xã hội hoá, trong những năm qua, Thành phố đã huy động được hàng chục tỷ đồng từ các doanh nghiệp phục vụ cho việc giảm thiểu tác động xấu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi

32

trường sống.

4.1.4. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

Trong những năm qua nền kinh tế của Thành phố tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,32%/năm (trong đó: thương mại, dịch vụ đạt 18,5%/năm; công nghiệp, xây dựng đạt 17,51%/năm; nông, lâm, thủy sản đạt 8,93%/năm). Thu nhập bình quân đầu người 1.465 USD/người/năm. Các ngành kinh tế trọng điểm như: Công nghiệp (khai thác than và vật liệu xây dựng, nhiệt điện, xi măng, cơ khí chế tạo thiết bị nâng hạ); dịch vụ, thương mại, du lịch có bước phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm dần; tỷ trọng khu vực II, III (công nghiệp, xây dựng - dịch vụ, du lịch, thương mại) tăng nhanh và ngày càng giữ vai trò chủ đạo. Đến năm 2011, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế cơ bản có sự chuyển dịch hợp lý: Công nghiệp, xây dựng chiếm 77,00%; du lịch, dịch vụ, thương mại chiếm 20,72%; nông, lâm, thủy sản chiếm 2,28%.

4.1.5. Thc trng phát trin đô th và các khu dân cư nông thôn

Hệ thống đô thị của Uông Bí hiện gồm 7 phường với tổng diện tích đất đô thị là 13.053,20 ha (chiếm 50.93% diện tích tự nhiên), dân số đô thị 75.830 khẩu thành thị

(chiếm 70,08% dân số toàn Thành phố), bình quân đất đô thị là 1.721 m2/người dân đô thị. Khu vực trung tâm Thành phố mật độ dân số đạt tới 1.400 người/km2.

Đô thị của Uông Bí phát triển tập trung dọc theo tuyến quốc lộ 18, tập trung hơn tại khu vực tiếp giáp giữa phường Thanh Sơn, Yên Thanh và Quang Trung. Đây là khu vực trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khối cơ quan các Phòng, Ban ngành của Thành phố.

Đến nay, Thành phố đã dần hình thành các tuyến đường trục, các khu chức năng

đô thị với dáng vẻ hiện đại, tuy nhiên cũng chỉ mới tập trung ở một số khu vực nội thành, còn khu vực ngoại vi Thành phố mức độ phát triển vẫn còn thấp và còn mang dáng dấp nông thôn.

- Các cơ sở công nghiệp - dịch vụ đang trong giai đoạn phát triển, các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng đang dần được đầu tư xây dựng nâng cấp và hoàn thiện.

33

cũng chỉđáp ứng cho khoảng 85% dân sốđô thị tại các khu vực này.

- Vẫn còn tồn tại một số các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng gây ô nhiễm môi trường sống trong các khu dân cư. Tuy nhiên, gần đây đô thị của Thành phố đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu có sự tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là khu đô thị mới của Thành phố. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt, dân số đô thị, khách tham quan, du lịch ngày càng tăng. Công nghiệp và dịch vụ từng bước phát triển, các công trình như điện chiếu sáng, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình dần được mở rộng. Việc cung cấp nước sạch ở một số khu vực ngày càng tốt hơn,

đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Trong giai đoạn tới, để hoàn chỉnh hệ thống đô thị của Thành phố, xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của Thành phố, động lực thúc

đẩy lan toả sự phát triển kinh tế của vùng, khu vực ra xung quanh cần thiết phải xây dựng phát triển mở rộng quy mô các đô thị, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải...), và các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị...

Thành phố Uông Bí có nhiều dân tộc sinh sống nên các khu dân cư nông thôn

được phát triển theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ

quần tụ dân cư trong từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như thôn, xóm. Uông Bí hiện có 4 xã với 12.577,57 ha đất tự nhiên, gồm trên 50 cụm dân cư.

Các khu dân cư thường phân bố tập trung dọc theo các sông, suối, các trục đường giao thông với đặc điểm ngành nghề truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ,...

Những năm qua, cơ sở hạ tầng của khu dân cư nông thôn đã được nâng cấp, tuy nhiên hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện còn rất hạn chế; các công trình công cộng như trường học, chợ, y tế, sân thể thao... còn thiếu, đặc biệt là đối với các khu dân cư ở

vùng núi, vùng dân cư ít người (đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ nhỏ 8,06% trong tổng diện tích đất nông thôn).

34

4.2. Khoa học phong thủy trong bố trí công trình nhà ở nội đô

4.2.1. Chn cht đất và thếđất

Trước khi xây dựng nhà ở, nên kiểm tra kỹ chất đất. Thông thường, đất tốt là

đất mịn chắc, trơn tru, màu mỡ, không quá mềm hoặc quá cứng, có màu sắc tươi sáng (kỵ ở nơi đất có màu đen). Người xưa có nói: “Địa linh, nhân kiệt”, ý nói rằng, đất tốt sẽ

sản sinh ra hiền tài. Nói cách khác, con người sinh ra trên đất, chịu ảnh hưởng rất nhiều từđất.

Nếu muốn chọn lựa một ngôi nhà tốt trong thành thị nơi dân cư sầm uất, nên tìm nơi bằng phẳng rộng rãi, đất nền cao hơn trung bình một chút để tránh không gian bị tù túng, ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống.

Người xưa rất coi trọng khâu chọn thế đất, nơi mà họ chọn để xây dựng đô thị

thường là những nơi có núi, có sông ở xung quanh, sách cổ có câu: “Nơi được chọn xây dựng đô thị, không ở dưới núi to, thì ở gần sông lớn, ở nơi cao mà nước lại đủ dùng, ở

nơi thấp lại tránh được lũ lụt”.

4.2.2. La chn hướng nhà

4.2.2.1. Trạch mệnh tương phối

Quan niệm truyền thống của Trung Quốc cho rằng, quan hệ giữa “người” và “nhà

ở” vô cùng mật thiết, hai yếu tố này phải phối hợp với nhau, nếu không phối hợp được với nhau thì khó có thể an cư được. Trong cuốn sách cổ “Bát trạch minh kính” có nói: “Sinh mạng mỗi người mỗi lúc, nhà ở kiêng kỵ khác nhau vì vậy tổ tông hoặc thịnh hoặc suy, phụ tử hoặc hưng hoặc phế, vợ chồng trước sau rủi may không giống nhau, anh em lành dữ mỗi người mỗi phận. Sự khác biệt: Hoặc ở chỗ này nhiều trắc trở, hoặc ở chỗ kia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được bình an, thực tế đều do mệnh có hợp hay không quyết định” (Duy Nguyên – Trần Sinh) .

“Bát trạch minh kính” dựa vào bát quái ngũ hành để phân loại “mệnh” và “trạch”. Nếu “mệnh” và “trạch” cùng một loại thì sẽ là tương phối, nếu không cùng một loại thì sẽ không tốt.

Bát quái phân thành: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Trong đó quẻ

Chấn, Tốn, Khảm, Ly thuộc “quẻ Đông tứ”. Quẻ Cấn, Khôn, Đoài, Càn thuộc “quẻ Tây tứ”.

35 Bảng 4.2. Đông tứ và Tây tứ Khôn Cấn Đoài Càn Ly Khảm Tốn Chấn Mệnh phong Thổ Thổ Kim Kim Hỏa Thủy Mộc Mộc Ngũ hành Tây nam Đông bắc Tây Tây bắc Nam Bắc Đông

nam Đông Phương vị

Quẻ tây tứ Quẻđông tứ Loại

“Quẻ trạch” của nhà ở được phân loại theo hướng vị. Tất cả nhà ở hướng “đông”, “đông nam”, “nam” hay “bắc” đều thuộc “đông tứ trạch”. Nếu nhà ở hướng “tây bắc”, “tây”, “tây nam” hoặc “đông bắc” đều thuộc “tây tứ trạch”.

4.2.2.2. Cách tìm quẻ mệnh

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học phong thủy trong bố trí nội thất và nhà ở nội đô thành phố Uông bí – tỉnh Quảng Ninh. (Trang 29)