Bảng 4.1: Thống kê diện tích trồng quế năm 2014 của xã Yên Phú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú – huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái (Trang 49)

2 ‘14/’1 3

1 Xóa đói giảm nghèo

Tổng số hộ Hộ 1.150 1.155 1.194 100,4 103,4

Số hộ nghèo Hộ 290 255 213 87,9 83,5

Tỷ lệ hộ nghèo % 25,22 22,08 17,84 87,5 80,8

Số hộ thoát nghèo Hộ +125 35 42 28 120

2 Văn hóa, thể thao

Tỷ lệ hộ dân cư đạt tiêu

chuẩn văn hóa % 86 80 83 93,0 103,7

Tỷ lệ làng, bản đạt tiêu

chuẩn văn hóa % 84,6 46,2 46,2 54,6 100

Số người tập luyện thể

thao thường xuyên Người 1.370 1.400 1.425 102,19 101,79 Tỷ lệ số người tập

luyện thể thao thường xuyên/dân số % 30 30 30 100 100 3 Y tế Trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế Trạm Chưa đạt Đạt Đạt Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi

bị suy dinh dưỡng % 20,1 20,6 18,0 102,5 87,4 Tỷ lệ dân số tham gia

bảo hiểm y tế % 70 71 72 101,4 101,4

(Nguồn: Ban thống kê xã Yên Phú,2012 - 2014)

Qua bảng 3.4 có thể thấy số hộ nghèo chiếm tương đối cao so với tổng số hộ của xã, năm 2012 chiếm 25,22%, tuy nhiên đến năm 2014 số hộ nghèo của xã giảm mạnh chỉ còn 17,84% tổng số hộ, số hộ nghèo giảm một phần do chính sách giảm nghèo của nhà nước một phần do phát triển trồng cầy quế, góp phần xóa đói giảm nghèo. Về văn hóa, thể thao xã luôn duy trì ở mức cao. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân trong xã.

3.2 Phương pháp nghiên cứu.

3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn và mẫu nghiên cứu

3.2.1.1 Chọn địa bàn nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Yên Phú huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Xã Yên Phú là một xã được chọn là một điểm trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện, là xã có một nền nông nghiệp phát triển có thế mạnh phát triển nhiều loại cây trồng. Trong đó, cây quế là cây trồng thế mạnh của vừng góp phần nâng cao đời sống của người dân trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Toàn xã có 13 thôn, trong đó cả 13 thôn đều trồng quế với nhiều diện tích khác nhau. Do vậy, nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi 13 thôn.

3.2.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Để mẫu điều tra được chọn đảm bảo tính đại diện và để đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm quế một cách khách quan khoa học, tôi đã tiến hành điều tra 70 mẫu ngẫu nhiên trong đó là 60 người sản xuất sản phẩm quế, còn lại là các tác nhân 5 người thu gom, 3 cơ sở chế biến, 5 người bán buôn. Cụ thể như sau:

Tác nhân hộ trồng quế: việc chọn mẫu điều tra cần phải mang tính đại diện, do vậy tiêu chí chọn hộ điều tra là: Phải là những hộ trồng quế có diện tích đủ lớn, đã cho thu hoạch, sản xuất quế mang tính hàng hóa (diện tích từ 0.5 ha tương đương 5000 m2). Cách chọn mẫu điều tra được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước cụ thể là: (1) Chọn danh sách có chủ định (Danh sách các hộ sản xuất do cán bộ khuyến nông viên xã cung cấp); (2) Xác định số mẫu điều tra; (3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng khác nhau (đảm bảo các tiêu chí).

Tác nhân người thu gom: do phạm vi thời gian nghiên cứu là sau vụ thu hoạch quế nên việc gặp gỡ trao đổi với các tác nhân này rất khó khăn (người thu gom chủ yếu ở các xã, huyện, tỉnh thành khác). Vì vậy, để khắc phục, trong quá trình phỏng vấn các hộ trồng thu gom quế, tôi có thu thập số điện thoại của các đối tác thu gom những vụ gần đây nhất của họ, sau đó tập hợp lại và chọn ra 5 người

Tác nhân cơ sở chế biến sản phẩm quế: chọn những công ty, doanh nghiệp nào thu mua lượng lớn nhất trong khu vực xung quanh xã để nghiên cứu do thời gian nghiên cứu không cho phép. Điều tra xem các công ty chế biến này thu mua trực tiếp với người sản xuất hay gián tiếp qua tác nhân trung gian (người thu gom).

Tác nhân người bán buôn: Thu thập thông tin từ tác nhân này gián tiếp thông qua số điện thoại, do các đại lý bán buôn chủ yếu các siêu thị, cửa hàng lớn các thị trấn, thành phố.

Như vậy, quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn được tiến hành lần lượt từ tác nhân người sản xuất đến tác nhân người tiêu dùng cuối cùng. Thông tin từ tác nhân điều tra trước giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn số mẫu điều tra của tác nhân đứng sau nó.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo tổng kết, kết quả điều tra của xã Yên Phú nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của xã, và những vấn đề có liên quan. Ngoài ra đề tài còn tham khảo thêm một số các kết quả nghiên cứu đã được công bố của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu khác trên cùng địa bàn xã.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào, người thu thập có được thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc, phân tích SWOT …

Trong phạm vi đề tài này, các thông tin, tư liệu số liệu mới được thu thập bằng các phương pháp: khảo sát, điều tra thực địa, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng quế và các tác nhân theo hệ thống bảng câu hỏi, hội thảo nhóm (PRA), tham vấn các chuyên gia.

a) Sử dụng phương pháp phỏng vấn theo bảng câu hỏi

Nguồn thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập từ quá trình phỏng vấn hộ trồng quế, tác nhân người thu gom, các cơ sở chế biến và người bán buôn. Tiến hành phỏng vấn các tác nhân bằng bộ câu hỏi điều tra bao gồm các câu hỏi cấu trúc và bán cấu trúc.

Thời gian tiến hành một cuộc phỏng vấn từ 1 – 1,5 giờ, địa điểm phỏng vấn thường tại nhà hoặc cửa hàng của các tác nhân. Các câu hỏi đã được chuẩn hóa bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp giúp cho quá trình thu thập và xử lý số liệu sơ cấp được thuận tiện và chính xác hơn.

Nội dung bảng hỏi được thiết kế theo phiếu điều tra (phụ lục). b) Đánh giá nhanh nông thôn

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông qua việc đi thực địa để quan sát, thăm hộ và họp nhóm người dân để có những thông tin về vấn đề nghiên cứu và vùng nghiên cứu. Từ đó lên kế hoạch cho những công việc nghiên cứu tiếp theo và đưa ra hướng giải quyết sơ bộ.

Đánh giá nông thôn có tính chuyên đề bằng một số câu hỏi xoay quanh việc sản xuất, áp dụng kỹ thuật của hộ nông dân, và thương mại hóa sản phẩm quế trên thị trường.

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân nhằm tìm ra toàn bộ những yếu tố sản xuất trong toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh của từng hộ hay từng tác nhân.

c) Tham vấn các chuyên gia

Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của những chuyên gia nghiên cứu về kỹ thuật trồng quế; chuyên gia quản lý chất lượng và phát triển ngành hàng. Tham khảo cách thức tiến hành điều tra, tiến hành nghiên cứu kinh tế - xã hội về những đặc điểm hộ chăn nuôi gà, các tác nhân trong chuỗi giá trị và những vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm quế.

Phỏng vấn người đại diện các cơ quan quản lý có liên quan như : Phòng nông nghiệp và PTNT, chính quyền xã, v.v. Nội dung phỏng vấn bao gồm các chủ đề chính có liên quan đến các chính sách hỗ trợ phát triển; những thuận lợi, khó khăn cơ bản và định hướng của địa phương đối với phát triển trồng cây quế.

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Sau khi thu thập số liệu điều tra các tác nhân trong chuỗi giá trị, tôi sẽ tiến hành xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft Office.

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển mô hình. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm quế cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển của chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã trong những năm qua.

3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả sản xuất (giá trị gia tăng, lợi nhuận,…) của các tác nhân trong chuỗi giá trị tạo ra qua các năm.

3.2.4.3 Phương pháp phân tổ thống kê

Quá trình phân tích được tiến hành phân tổ thông qua một số tiêu thức như thôn, bản,…Quá trình điều tra thực tế cho thấy các thôn trồng quế của xã Yên Phú có các khu sản xuất tập trung riêng biệt, các quyết định sản xuất có sự khác nhau giữa các thôn do vậy nhằm phân tích cụ thể được mối liên kết ngang giữa các hộ sản xuất quế tôi đã phân tổ thống kê theo các thôn.

3.2.4.4 Phương pháp ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của chủ thể kinh tế, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ, thách thức.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển và các nguồn lực của mình, các tác nhân có thể thiết lập và kết hợp để đưa ra quyết định để thực hiện mục tiêu của mình. Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: Cơ hội với điểm mạnh (OS): Sử dụng các mặt mạnh để khai thác các cơ hội; Đe dọa với điểm mạnh (TS): Sử dụng các mặt mạnh nhằm đối phó với các nguy; Cơ hội với điểm yếu (OW): Đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu; Đe dọa với điểm yếu (TW): cố gắng giảm thiểu và tránh được các nguy cơ.

Trong đề tài này, tôi dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm quế, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm đưa ra những giải pháp và hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú.

3.2.4.5 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Có nhiều định nghĩa cách tiếp cận khác nhau về CGT nhưng nhìn chung CGT có ba cách tiếp cận chính đó là phương pháp Filière (phương pháp chuỗi, mạch), khung phân tích của Porter và cách tiếp cận toàn cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Phương pháp Filière (chuỗi, mạch)

Phương pháp Filière gồm có nhiều trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống

các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.

Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị theo phương pháp Filière

Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi cũng tương tự như khái niệm rộng về CGT (đã trình bày ở trên). Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua những người tham gia chuỗi. Phương pháp chuỗi (Filière) có hai lĩnh vực và có một số điểm chung so với phân tích CGT.

b) Khung phân tích Micheal Porter

Cách tiếp cận thứ hai có liên quan đến công trình của Michael Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã dùng khung phân tích CGT để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác (cách tiếp cận CGT theo nghĩa hẹp). Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành.

Người tiêu dùng Nhà cung ứng đầu vào Nhà chế biến Nhà phân phối Nhà sản xuất

Sơ đồ 3.2: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985)

Hơn thế nữa Porter lập luận cho rằng cá nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thế. Một công ty cần được phân tách thành một lọat các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) từ những hoạt động đó. Trong khung phân tích của mình, Porter phân biệt các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ:

Các hoạt động chính: những hoạt động hưởng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Bao gồm 5 hoạt động sau: hậu cần đến, sản xuất, hầu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và hậu cần ra là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tố chính tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty.

Các hoạt động bổ trợ hoặc hỗ trợ: các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng công ty.

c) Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Khái niệm CGT còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and Morris 2001). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích CGT để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu phân tích CGT còn giúp làm sáng tỏ

CGT nhà cung cấp CGT thị trường CGT tiêu dùng CGT của công ty

như thế nào. Tương tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) th CGT là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú – huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái (Trang 49)