Kinh nghiệm của các tổ chức, ngân hàng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM (Trang 25 - 28)

Tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng nước, từng tổ chức và ngân hàng mà mô hình xếp hạng của các tổ chức là khác nhau. Khóa luận xin nêu ra một số mô hình xếp hạng của một vài tổ chức tiêu biểu:

Công ty Moody’s và Standard and Poor’s

Đây là hai tổ chức chuyên nghiệp trong hoạt động XHTN DN với hơn 90 năm hoạt động, có nhiều chi nhánh hoạt động tại các nước. Phương pháp phân tích và XHTN của các công ty này là đánh giá mức độ tin cậy về khả năng trả nợ của người vay dựa vào những chỉ tiêu phân tích đã được lập. Công ty chia DN thành từng ngành như: công nghiệp (industricals), phục vụ tiện ích công cộng (utilities)… và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ngành kinh doanh.

Các yếu tố hai công ty dựa vào để phân tích, XHDN bao gồm: phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh: là việc phân tích đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, vị thế cạnh tranh (thị trường, công nghệ, hiệu quả kinh doanh…) và phân tích rủi ro tài chính. Quy trình phân tích, đánh giá và xếp hạng có thể thể hiện qua những bước sau:

Bước 1: Nhà phát hành yêu cầu tổ chức chuyên xếp hạng DN đưa ra một thứ hạng nào đó cho công ty của họ trước khi bán trái phiếu hoặc đăng kí phát hành nợ bổ sung.

Bước 2: Tổ chức chuyên nghiệp xếp hạng DN, tiến hành nghiên cứu, tiếp xúc với nhà phát hành (ban quản trị của công ty) theo yêu cầu hoặc không có sự yêu cầu để thu thập tài liệu quá khứ, hiện tại và các dự báo kế hoạch ngắn và dài hạn trong tương lai.

Bước 3: Thực hiện phân tích và xếp hạng dựa trên những thông tin đã thu thập, phương pháp phân tích đã lựa chọn. Loại hạng sẽ được công bố trước ủy ban đánh giá và sau đó thông báo cho nhà phát hành biết. Họ có quyền phản ứng lại, trước khi được công khai hóa, trên cơ sở chứng minh bằng các dữ liệu mới hoặc bổ sung. Ủy ban chứng khoán sẽ họp lần nữa và cân nhắc lại, cuối cùng sẽ thông báo cho công ty trước khi công bố phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 4: Giám sát sau khi xếp hạng và những thay đổi về đánh giá. Các thứ hạng của nhà phát hành sau khi được công bố công khai sẽ được theo dõi trong ít nhất là 3 năm. Sự giám sát và tái thẩm định những điều kiện đang thay đổi của công ty đã được xếp hạng sẽ dẫn đến sự thay đổi về xếp hạng.

Các tổ chức XHTN hàng đầu thế giới gồm Fitch, S&P, Moody’s sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, ngành và công ty. Với chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa, chỉ tiêu tài chính được tính toán sau khi dữ liệu đó được điều chỉnh để có thể so sánh với các DN tương đồng hoặc các DN trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kỳ tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà DN tạo ra được với dòng tiền mà DN phải chi trả. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, mô hình toán học hay phương pháp chuyên gia, mỗi hệ thống XHTN đều có một số khuyết điểm nhất định. Nếu như phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tố mềm thì phương pháp chuyên gia, tự thân đã chứa đựng rủi ro do yếu tố chủ quan trong xếp hạng, chắc chắn 100% về khả năng trả nợ của DN là điều không thể làm được. Koresh Galil (2003) khảo sát 2631 hạng mục tín nhiệm trái phiếu của S&P trong giai đoạn 1983-1993, đã kết luận rằng: phân loại S&P không cung cấp đủ thông tin RRTD; khác biệt giữa hạng mức tín nhiệm chính và các hạng mức tín nhiệm phụ của S&P không có ý nghĩa thống kê; các hạng mức tín nhiệm phụ thậm chí không đồng đều với RRTD.

Kinh nghiệm về xếp hạng DN đi vay của ngân hàng Nhật

NH Nhật phân tích xếp hạng DN đi vay dựa vào các chỉ tiêu:

- Đánh giá khả năng trả nợ cơ bản: Trên cơ sở phân tích các nhân tố định lượng gồm 2 phần cơ bản là khả năng trả nợ và vị thế tài chính. Phân tích các nhân tố

định tính gồm 2 phần chính là: môi trường kinh doanh và đặc điểm DN. Phân tích lưu chuyển tiền tệ trong tương lai và đánh giá rủi ro quốc gia hay địa phương mà tại đó DN đặt trụ sở. Cụ thể:

+ Tổng số điểm cho cả 3 nhân tố là 200, trong đó phân bổ cho nhân tố định lượng là 115, định tính là 75 và lưu chuyển tiền tệ là 10. Mỗi nhóm nhân tố gồm nhiều chỉ tiêu với số điểm khác nhau, mỗi chỉ tiêu lại chia thành nhiều mức.

+ Tổng số điểm được quy về 100 làm căn cứ để xếp hạng, có 10 mức hạng khác nhau được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 10 với số điểm từ cao đến thấp. Ba mức hạng 8, 9 và 10 được kiểm soát đặc biệt nếu là khoản vay đã cung cấp, nếu là DN đề nghị xin vay thì không cho vay hoặc cho vay thì có sự kiểm soát chặt chẽ.

Để có căn cứ tính điểm, các NH của Nhật so sánh chỉ tiêu phân tích kỳ hiện tại với kỳ trước, kỳ trước nữa và với hệ số trung bình ngành.

- Đánh giá khả năng trả nợ bổ sung: Sau khi DN đã được xếp hạng dựa trên đánh giá khả năng trả nợ cơ bản, NH cần đánh giá khả năng trả nợ bổ sung như: đánh giá tài sản hiện có của DN theo giá ghi sổ và giá thị trường và khả năng chuyển đổi tài sản ra tiền mặt, sự hỗ trợ của công ty mẹ (nếu có), sự bảo lãnh để điều chỉnh mức hạng (nếu cần).

- Tham khảo sự xếp hạng của các tổ chức bên ngoài. - Đánh giá tình trạng thực tế của các khoản nợ.

- Sau cùng là ứng với mỗi hạng xác định khả năng trả nợ hay mức RRTD.

Kinh nghiệm tại CIC

Khi thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam ngày càng phát triển và minh bạch hơn thì nhu cầu về thông tin là rất lớn. Song chưa có tổ chức nào được lập ra nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ. Sự ra đời của Trung tâm thông tin TD (CIC) được thành lập theo Nghị định 88/NĐ-CP và quyết định số 68/1999/QĐ-NH và được đặt tại Vụ TD NHNN, có chi nhánh tại NHNN các tỉnh, thành phố, thực hiện thu thập thông tin về các DN và TCTD. Việc ra đời của trung tâm này góp phần cải thiện tình trạng thiếu thông tin của các NH trong công tác thu thập thông tin về DN. CIC tiến hành phân tích, XHTD DN với nội dung sau:

- Phương pháp phân tích: Chủ yếu dựa vào phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia.

- Quy mô hoạt động DN: chia thành 3 loại: Quy mô lớn, vừa và nhỏ.

- Cho điểm đánh giá XHTD DN được chia thành 8 ngành kinh tế: (1) Trồng trọt, chăn nuôi; (2) Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; (3) Xây dựng; (4) Thương mại hàng hóa; (5) Dịch vụ; (6) Công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí); (7) Công nghiệp chế tạo; (8) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Các chỉ tiêu tài chính: dựa vào bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 hàng năm của DN. Các chỉ tiêu được sử dụng là những nhóm chỉ tiêu về thanh khoản, hoạt động, cân nợ, sinh lời.

- Các chỉ tiêu phi tài chính: thời gian hoạt động của DN, loại hình sản xuất, thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm, trình độ quản lý của người đứng đầu DN…

Mặc dù cùng với sự hỗ trợ rất lớn từ công nghệ truyền thông nhưng việc tiếp cận lấy thông tin vẫn rất khó khăn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ hơn nữa của thị trường cũng như sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều NH và các tổ chức. Thông tin từ CIC còn sơ sài khái quát chung chung, không phải là các dữ liệu ngầm bên trong để phản ánh thực chất tình hình hoạt động của DN và chưa được cập nhật một cách liên tục. Cho nên, trước áp lực khối lượng công việc quá lớn và phức tạp, CIC chưa thể đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thông tin và trở thành trợ thủ đắc lực của các NH. Đây là một lý do khiến các NHTM phải tự xây dựng và hoàn thiện hơn nữa quy trình XHTD của chính mình.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w