Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách pectin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách và biến tính pectin từ vỏ bưởi (Trang 28)

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2.2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách pectin

a. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả chiết tách pectin

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát nhiệt độ trích ly tại các giá trị 500C , 60°C, 70°C, 80°C, 90°C, 100°C.

Với các điều kiện như sau: Khảo sát 6 mẫu trong khoảng thời gian 60 phút với tỉ lệ nguyên liệu/dung môi acid citric 5%=1/20 (g/ml.)

Kết quả thu nhận pectin được biểu diễn trên hình 5.

Hình 5 Đồ thị biếu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả chiết tách pectin

Kết quả trong hình cho thấy khi tăng nhiệt độ thủy phân từ 500C -> 1000C thì hàm lượng pectin thô thu được tăng dần từ 8,94% đến 17,68% và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

b. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu quả chiết tách pectin

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian trích ly tại các giá trị 50-60-70-80-90 phút.

Với các điều kiện như sau: Khảo sát 6 mẫu ở 900C với tỉ lệ nguyên liệu/dung môi acid citric 5%=1/20 (g/ml)

Kết quả thu nhận pectin được biểu diễn trên hình

Hình 6 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu quả chiết tách pectin

Hình 6 cho thấy khi gia tăng thời gian thủy phân từ 50 phút đến 90 phút thì hiệu suất thu hồi pectin có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần.

Khi tăng thời gian từ 50 phút lên 90 phút thì hàm lượng pectin thô thu hồi tăng lên từ 5,74% lên đến 11,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Điều này có thể giải thích là khi dung môi có đủ thời gian ngấm vào nguyên liệu sẽ trích ly hết được pectin do đó thời gian trích ly tăng thì hiệu suất thu hồi pectin cũng tăng.

Chúng tôi sử dụng acid citric để tách chiết pectin. Cố định các thông số chính: thời gian chiết 60 phút, nhiệt độ chiết 600C, tỉ lệ mẫu/dung môi 1/20 . Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ acid citric đến hiệu suất thu hồi pectin được biểu diễn trong hình 7:

Hình 7 Đồ thị biếu diễn ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả chiết tách pectin

Kết quả trong hình trên cho thấy khi thay đổi nồng độ acid thì hiệu suất pectin thô thu được cũng thay đổi. Khi tăng nồng độ acid citric từ 3% -> 9% thì hàm lượng pectin thô thu được tăng dần (từ 13.32% đến 16,98%).

Ở nồng độ 7% và 9% thì tỉ lệ pectin thu hồi ở nồng độ 9 % (16,98%) có cao hơn nồng độ 7% (14,9%). Mặc dù có sự khác nhau nhưng không có giá tri về mặt thống kê, do đó chọn sử dụng nồng độ acid citric ở nồng độ 7%. Khi trích ly ở nồng độ acid cao vừa lãng phí dung môi lại còn tốn kém về chi phí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách và biến tính pectin từ vỏ bưởi (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w