Hình 3.5 Tổng hợp điểm cả khóa (

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ bảo hiểm MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ (Trang 47)

Đánh giá Chuyển giao Sáng tạo Tư duy logic Tư duy trừu tượng Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo 2007 13986 13986 5455 4476 2378 1679 1119 560 0 10210 5455 1259 560 100% 39% 32% 17% 12% 8% 4% 0% 73% 39% 9% 4% 2008 15535 15535 5282 4816 3107 2486 1709 777 0 12428 5748 2486 467 100% 34% 31% 20% 16% 11% 5% 0% 80% 37% 16% 3% 2009 18149 18149 5990 4538 2723 2178 1997 363 0 13068 7623 1997 726 100% 33% 25% 15% 12% 11% 2% 0% 72% 42% 11% 4% 2010 19999 19999 9000 4400 3800 2200 2000 1400 0 14000 7400 3000 600 100% 45% 22% 19% 11% 10% 7% 0% 70% 37% 15% 3% 2011 23725 23725 7355 5220 4745 4034 2373 1898 0 17794 7118 2136 1187 100% 31% 22% 20% 17% 10% 8% 0% 75% 30% 9% 5% Trung bình 2007-2011 100% 36,4 % 26,4% 18,2% 13,6% 10% 5,2% 0% 74% 37% 12% 3,8 %

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ

Từ việc tổng hợp các số liệu giai đoạn 2007-2011 của Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ cho thấy, 100% học viên được đào tạo đều biết các kiến thức được đào tạo. Nhưng số học viên thực sự hiểu các kiến thức đó thì chưa đạt 50%, đây là một thực tế cần đơn giản hóa chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Một khối lượng lớn kiến thức đã có thể nói là không hiệu quả bởi học viên chỉ áp dụng tốt được 26,4%, đây là mức khá thấp so với những điều học viên biết được. Một số lượng ít học viên có thể chuyển giao kiến thức cho người khác (trung bình 5.2%) có thể thấy là các học viên không thể tự đào tạo cho đồng nghiệp được. Năng lực tư duy của học viên mới chỉ dừng ở mức tư duy logic cao, còn tư duy trừu tượng, phê phán không cao và tư duy sáng tạo gần như là rất thấp. Điều này thì cũng có thể chấp nhận được bởi đầu vào học viên có năng lực tư duy không đồng đều và yêu cầu cũng không cao, có một số lượng lớn học viên đã cao tuổi và trình độ học viên chủ yếu chỉ là tốt nghiệp THPT.

3.2.1.4. Về phẩm chất nhân văn

Mỗi tư vấn viên là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, người đầu tiên tiếp xúc và gắn bó nhất với khách hàng đó chính là tư vấn viên. Chính bởi lẽ đó người tư vấn viên phải có phẩm chất nhân văn tốt. Ngay từ khi bắt đầu phỏng vấn thì công ty đã xem xét hồ sơ lý lịch và trực tiếp đánh giá phẩm chất bên ngoài của tư vấn viên. Những tư vấn viên có phẩm chất tốt, có khả năng làm việc mới được gia nhập vào doanh nghiệp và đi đào tạo.

Công ty còn phối hợp với Đoàn thanh niên, các tổ chức quần chúng khác để tổ chức các chương trình giao lưu ngoại khóa như các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ; tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống của Bảo Việt... nhằm giúp các tư vấn viên có thêm hiểu biết về doanh nghiệp, nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp. Bán bảo hiểm nhân thọ cần rất nhiều sự thấu hiểu, đồng cảm, sự động viên chia sẻ cùng với khách hàng nên các chương trình khơi dậy tinh thần, lòng nhân văn, sự trắc ẩn trong mỗi tư vấn viên. Công ty còn kết hợp với các tổ chức khác như ban tuyên giáo huyện ủy để tổ chức học tập Nghị quyết mới của đảng; có các buổi tuyên truyền về giáo dục sức khỏe giới tính, phối hợp với Công an địa phương để tuyên truyền văn hóa giao thông, về phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

Nhìn chung hầu hết các tư vấn viên đều có kinh nghiệm sống, được lựa chọn kỹ lưỡng, được đào tạo bài bản, được làm việc trong môi trường đậm chất nhân văn nên các tư vấn viên đều có phẩm chất nhân văn rất tốt. Có một tỷ lệ rất nhỏ tư vấn viên (khoảng 0,05% trên toàn hệ thống) do có những cám dỗ về kinh tế đã chiếm dụng số tiền bồi thường hay phí bảo hiểm của khách hàng. Tuy nhiên những trường hợp này đều bị phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật, khách hàng đều được bồi hoàn đầy đủ các thiệt hại.

Bảng 3.4 Thực trạng phẩm chất nhân văn của học viên Bảo Việt nhân thọ

Năm học Tổng số học sinh

Phẩm chất nhân văn Năng lực Năng lực

hợp tác 2007 13986 12308 8392 2098 (88%) (60%) (15%) 2008 15535 12584 6681 1709 (81%) (43%) (11%) 2009 18149 16879 7805 1815 (93%) (43%) (10%) 2010 19999 16200 8400 3600 (81%) (42%) (18%) 2011 23725 18980 13524 5694 (80%) (57%) (24%) Trung bình 2007-2011 84,6 % 49 % 15,6 %

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ

Từ việc tổng hợp các số liệu giai đoạn 2007-2011 của Quản lý đào tạo đại lý Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ cho thấy, năng lực hợp tác của học viên bình quân đạt 84,6%, năng lực thuyết phục đạt 49%, năng lực quản lý đạt 15,6%. Phần lớn tư vấn viên đều có khả năng hợp tác và do đặc thù của công việc nên năng lực thuyết phục của học viên đều khá tốt. Một số học viên cũng có năng lực quản lý tốt, những tư vấn viên này tiềm năng trở thành tiền trưởng nhóm, trưởng nhóm, trưởng ban của các công ty.

* Về chính trị, đạo đức, thể lực.

+ Có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với lý tưởng cộng sản; chấp hành tốt đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước

+ Có lối sống lành mạnh, trung thực, thực hiện tốt các nội quy, quy định của công ty, của tổ chức.

+ Có kiến thức cơ bản, khả năng làm việc độc lập, phối hợp làm việc nhóm, có tính sáng tạo ứng dụng công nghệ mới, phương pháp làm việc mới trong việc giải quyết các công việc cụ thể đạt hiệu quả cao.

+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm một cách độc lập.

+ Có đủ sức khỏe để làm việc tốt trong môi trường chuyên nghiệp, chịu được áp lực cao do công việc, môi trường tổ chức đặt ra.

3.2.2. Chất lượng đào tạo của từ phía khách hàng

3.2.2.1. Chất lượng đào tạo từ phía người học

Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ người học ở các khía cạnh: đáp ứng nhu cầu đào tạo, phù hợp đối tượng đào tao, chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo, đội ngũ giảng viên.

Tác giả đã lựa chọn mẫu khảo sát là toàn bộ học viên đã tham gia các lớp đào tạo chương trình Bảo Việt Lập Nghiệp trong thời gian dự án Nâng cao năng lực giảng viên cơ sở tháng 6+7/2012 và tiến hành phát phiếu khảo sát đến các học viên ngay sau khi đào tạo. Điểm tối đa khảo sát là 100 điểm. Điểm tối đa trên phiếu khảo sát của học viên là 80 điểm, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn ứng với mỗi lựa chọn Chưa đạt – Trung Bình – Tốt – Rất tốt là số điểm (1)- (2)- (3)- (4). Điểm tối đa của điểm danh học viên là 20 điểm.

Bảng 3.5 Ý nghĩa các con số trong khảo sát

Stt thông sốCác Tiêu đề trong khảo sát giá chất lượng đào tạoPhục vụ tiêu chí đánh

1 phản ảnh mức chất lượng đào tạo của 1 khóa học theo các tiêu chí được đưa ra dưới sự đánh giá của học viên sau khóa học. 2 Phần nội dung đào tạo 1, 2, 3 có cần

thiết không Tiêu chí khả năng phảnánh nhu cầu đào tạo

3 Nội dung đào tạo có đúng như mục

tiêu đề không

4 Bài giảng có gắn với thực tiễn không 5 Không khí lớp học, cách tổ chức

hoạt động trên lớp Tiêu chí tính phù hợp vớiđối tượng đào tạo

6 Mức độ tham gia hoạt động của học

viên

7 Các giải đáp câu hỏi của học viên từ giảng viên,

8 Các ví dụ trong bài

9 Sự động viên của giảng viên trong khoá học và trong nghề

Stt thông sốCác Tiêu đề trong khảo sát giá chất lượng đào tạoPhục vụ tiêu chí đánh

10 Tài liệu trình bày đủ thông tin, lôgic và thu hút

Tiêu chí tính hợp lý của chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo 11 Độ dài của chương trình phù hợp

12 Tỷ lệ giữa phần lý thuyết và thực hành cân đối, phù hợp

13 Bạn được khuyến khích phát biểu 14 Học viên được chia sẻ thông tin,

kinh nghiệm, kiến thức với nhau

15 Giảng viên Trình bày rõ ràng & sâu sắc Tiêu chí năng lực thực hiện chương trình của giáo viên

16 Giảng viên có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực giảng dạy

17 Phương pháp dạy dễ hiểu, sinh động, dẫn dẵt thảo luận nhóm

18 Âm lượng của giảng viên

19 Cách thức tổ chức các hoạt động lớp học của giảng viên

20 n Số học viên buổi đầu tiên Tính điểm điểm danh 1

khóa học 21 m Số học viên buổi cuối cùng

22 a Điểm điểm danh 1 khóa

học (tối đa là 20 điểm)

23 Điểm 1 phiếu khảo sát

(tối đa là 80 điểm, là điểm ứng với câu )

24 Điểm khảo sát cho 1 khóa

học (tối đa là 100 điểm) Mẫu phiếu khảo sát dành cho học viên (phụ lục 2)

Thang điểm 4 được sử dụng trong nghiên cứu này và kết quả trung bình tập trung nhiều trong khoảng từ 3 đến 4. Để thuận tiện cho việc nhận xét, đánh giá, tác giả đưa ra một số quy ước sau:

- Điểm trung bình < 3.00: Mức thấp

- Điểm trung bình từ 3.00 đến 3.24: Mức trung bình - Điểm trung bình từ 3.25 đến 3.74: Mức trung bình khá

- Điểm trung bình từ 3.75 đến 3.99: Mức tốt

Tổng số có 171 lớp, tổng số học viên là 2975, số phiếu thu được là 2975, số giảng viên 92 người tham gia khảo sát.

*Phản ánh nhu cầu đào tạo

Bảng 3.6 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo

Stt Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Tỷ lệ đánh giá (%) Điểm trung bình Chưa đạt (1) Trung bình (2) Tốt (3) Rất tốt (4)

1 Tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo

1.1 c1 Kiến thức chung 17,9 11,2 70,9 3,53

1.2 c2 Kiến thức sản phẩm 7,9 11,2 17,4 63,5 3,37

1.3 c3 Kỹ năng bán hàng 1,3 6,5 16,8 75,4 3,66

1.4 c4 Nội dung đào tạo có đúng như mục

tiêu đề không 1 3,1 13,6 82,3 3,77

1.5 c5 Bài giảng có gắn với thực tiễn không 3,2 8,2 23,1 65,5 3,51

Mức độ hài lòng khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo

3,57

Hình 3.1 Điểm trung bình của tiêu chí khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo

Nhìn chung chất lượng đào tạo phản ánh nhu cầu đào tạo ở mức trung bình khá. Nội dung đào tạo đã đáp ứng tốt mục tiêu đã đề ra của chương trình, yếu tố này được học viên đánh giá cao nhất trong các yếu tố của tiêu chí, “Nội dung đào tạo có đúng như mục tiêu đề không” (điểm trung bình – 3,77). Phần kỹ năng bán hàng trong đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của đội ngũ tư vấn viên mức trung bình khá, đây là nội dung được học viên đánh giá cao nhất trong các phần nội dung trong chương trình, (điểm trung bình – 3,66). Các nội dung về kiến thức sản phẩm, kiến thức chung mang nhiều tính lý thuyết nên chưa gắn với nhu cầu trực tiếp của học viên và được học viên đánh giá ở mức trung bình khá, điểm trung bình là 3,53 và 3,37. Trong đó kiến thức sản phẩm chỉ có 3,37 thấp nhất trong các nội dung do đó sẽ cần chỉnh sửa để phần kiến thức sản phẩm đáp ứng đúng hơn với nhu cầu đào tạo của học viên. Học viên cũng đồng ý với tính thực tiễn của bài giảng ở mức trung bình khá, “Bài giảng có gắn với thực tiễn không” (điểm trung bình – 3,51). Mặc dù tính thực tiễn của bài giảng được đánh giá mức trung bình khá song vẫn chưa thực sự đạt được sự mong muốn khi xây dựng các chương trình bởi đây là các chương trình hướng đến người học và học viên sau khi đào tạo phải có khả năng kinh doanh được ngay

Số học viên được cấp chứng chỉ sau dự án là 85%, cao hơn so với trung bình năm 2011 là 3,2%. Sau khi đào tạo học viên đã có nhiều ý kiến phản hồi tích cực, học viên các tỉnh có nhiều cảm tình với giảng viên. Do được giảng dạy bởi một giảng viên mới từ công ty khác nên học viên được thay đổi phong cách huấn luyện, thoải mái tiếp thu. Qua các phiếu góp ý của học viên thì có thể thấy học viên đã thực hiện các phiếu góp ý nghiêm túc và cho điểm đánh giá học viên rất thực chất, các góp ý của học viên còn chi tiết nêu rõ các điểm hứng thú và chưa hứng thú, các phần của chương trình ý nghĩa tốt cho kinh doanh và cả các phần chưa có liên hệ. Đây là các phản hồi tốt cho bản thân giảng viên giảng dạy và cho cả Phòng QLĐTĐL để tiếp tục chỉnh sửa chương trình đào tạo cho thực tế và dễ tiếp thu hơn nữa.

*Phù hợp với đối tượng đào tạo

Bảng 3.7 Kết quả đánh giá về tiêu chí phù hợp với đối tượng đào tạo

Stt Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Tỷ lệ đánh giá (%) Điể m trung bình Chưa đạt (1) Trung bình (2) Tốt (3) Rất tốt (4)

2 Tiêu chí tính phù hợp với đối tượng đào tạo

2.1 c6 Không khí lớp học, cách tổ chức

hoạt động trên lớp 2,3 11,2 20,4

66,

1 3,50 2.2 c7 Mức độ tham gia hoạt động của học viên 2,2 17,8 27,1 52,9 3,31 2.3 c8 Các giải đáp câu hỏi của học viên từ

giảng viên, 3 7,5 17,2 72,3 3,59

2.4 c9 Các ví dụ trong bài 4 2,5 15,8 77,7 3,67

2.5 c10 Sự động viên của giảng viên trong

khoá học và trong nghề 1,6 5,8 10,5 82,1 3,73

Mức độ hài lòng tính phù hợp với

đối tượng đào tạo 3,56

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát

Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo

Với đối tượng đào tạo là đội ngũ đại lý bảo hiểm thì chất lượng đào tạo đã được đánh giá phù hợp ở mức độ trung bình khá (điểm trung bình - 3,56). Tuy

nhiên đây cũng là phần có kết quả đánh giá thấp nhất trong số 4 tiêu chí. Cụ thể từng yếu tố thì: yếu tố “Sự động viên của giảng viên trong khoá học và trong nghề” được học viên đánh giá phù hợp nhất (điểm trung bình - 3,73). Học viên sau khóa học đã thấy có thêm năng lượng tích cực cho công việc và yêu nghề gắn bó với nghề hơn. Đây là một điểm rất mạnh cần duy trì của đào tạo, các nhận xét này cũng thể hiện sự tâm huyết của các giảng viên với nghề và với sứ mệnh chia sẻ tri thức cùng học viên. Các ví dụ trong bài giảng được đưa ra đã phù hợp với người học khi cũng được đánh giá ở mức trung bình khá (điểm trung bình - 3,67). Hầu hết các ví dụ đưa ra đều là các kinh nghiệm thực tế của các giảng viên trong quá trình tìm hiểu và bản thân trải nghiệm chính vì thế rất gần gũi với học viên. Đội ngũ giảng viên cũng thường có những chương trình tập huấn để gặp gỡ và trao đổi thêm kinh nghiệm do đó các ví dụ cũng được chia sẻ làm phong phú hơn cho chính mỗi giảng viên. Cuộc khảo sát dành cho các lớp học Bảo Việt Lập Nghiệp do vậy các học viên đều là mới, yếu tố “Mức độ tham gia hoạt động của học viên” đã được đánh giá không cao, (điểm trung bình - 3,31), có số điểm thấp nhất trong các yếu tố khảo sát. Do đó giảng dạy để học viên nhiệt tình tham gia vào chương trình, học viên được tham gia nhiều hơn cũng là yêu cầu cần cải thiện để nâng cao sự phù hợp với người học. Hai yếu tố còn lại có số điểm gần tương đương và cũng được đánh giá ở mức trung bình khá là “Các giải đáp câu hỏi của học viên từ giảng viên” (điểm trung bình – 3,59) và “Không khí lớp học, cách tổ chức hoạt động trên lớp” (điểm trung

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ bảo hiểm MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w