NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xnk thủy sản an giang và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.doc (Trang 31 - 32)

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Tiếp tục nâng cao năng lực đàm phán và ký kết hợp đồng của các cán bộ chuyên trách trong công ty.

Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm đã qua chế biến.

Củng cố và tăng dần thị phần tại các thị trường hiện tại, và không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng mới.

Tăng cường công tác marketing xuất khẩu để nâng cao hình ảnh và thương hiệu của công ty, nắm bắt được các nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới.

Điều chỉnh giá thành cho phù hợp với tình hình thị trường trong nước cũng như nước ngoài để nâng cao vị thế cạnh tranh.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật các chính sách, quy định của các cơ quan, chính phủ nước nhập khẩu nhằm đáp ứng được với các yêu cầu mới, cũng như các chính sách nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam tránh các rủi ro vì đây là mặt hàng tươi sống, bảo quản trong điều kiện đặc biệt dễ bị hư hỏng.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong xuất khẩu nhằm hạn chế đến mức tối thiểu mới rủi ro bị phạt, bị kiện bán phá giá.

Thu gom nguồn nguyên liệu đầu vào bằng cách thu gom nguồn nguyên liệu giá rẻ trong nước cũng như nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản để chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng các hợp đồng với đối tác, nhu cầu của khách hàng.

Phát triển phòng ban tìm kiếm khách hàng mới, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ bằng chữ “tín” thông qua việc cung ứng sản phẩm đạt chất lượng cũng như đảm bảo số lượng hợp đồng đã ký.

Triển khai dự án “đầu tư và phát triển hệ thống phân phối tại Mỹ”

Nâng cao hoạt động của bộ máy quản lý, training tay nghề, nghiệp vụ thêm cho đội ngũ nhân viên

Thiết kế bao bì bắt mắt, dễ nhận diện, dễ nhớ thương hiệu, sản phẩm công ty vì hiện nay nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang các quốc gia đều không mang thương hiệu rõ ràng.

Sắp xếp lại lao động gián tiếp và trực tiếp sản xuất theo hướng tinh gọn bộ máy để hợp lý hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cải thiện điều kiện làm vệic và nâng cao thu nhập cho cán bộ quản lý, công nhân lao động bằng chính thành quả lao động của mình làm ra và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để kích thích tinh thần làm việc hiệu quả

Trong tình hình vốn tín dụng bị hạn chế, áp dụng các giải pháp tài chính để sử dụng đồng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đánh giá hiệu quả các danh mục đầu tư để quyết định duy trì hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính để tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh chính của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xnk thủy sản an giang và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.doc (Trang 31 - 32)