Công tác quản lý nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (Trang 32 - 34)

II. THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

1.9.Công tác quản lý nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy

1. Thực trạng các mặt hoạt động kinh doanh bảo hiể mở Việt Nam thời gian qua

1.9.Công tác quản lý nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy

Trước năm 1986, bảo hiểm cũng như các ngành kinh tế khác hoạt động theo cơ chế bao cấp, đồng nhất quản lý với kinh doanh. Đến năm 1992, để thích ứng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, bộ phận quản lý Nhà nước chuyên trách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được thành lập, thuộc Vụ Tài chính các Ngân hàng

và các tổ chức tài chính trực thuộc Bộ Tài chính. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 134/2003/QĐ - BTC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ bảo hiểm, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trên phạm vi cả nước. Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã được ban hành. Đây là một công cụ hỗ trợ cơ quan quản lý bảo hiểm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành cách chính sách, pháp luật Nhà nước của doanh nghiệp bảo hiểm.

Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm đã từng bước hoàn thành các mục tiêu của mình, trong đó, việc bảo vệ tối đa quyền lợi của người tham gia bảo hiểm rất được chú ý. Nhà nước buộc các công ty bảo hiểm đảm bảo khả năng tài chính bằng việc quy định mức vốn pháp định, tỷ lệ lập quỹ dự phòng... Việc quản lý nội dung, phạm vi hoạt động, quản lý đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm cũng đang dần được tiến hành một cách đầy đủ và nghiêm túc. Các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp mất khả năng thanh toán và việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản đều chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng là Bộ Tài chính. Công tác quản lý nhà nước cũng đã chú trọng đến việc tăng cường khả năng tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm, khuyến khích việc tích luỹ vốn để tái đầu tư, đảm bảo cho thị trường bảo hiểm phát triển ổn định.

Các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng đã từng bước được soạn thảo, thi hành. Việc xây dựng được hệ thống văn bản pháp lý vừa tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm phát triển đúng hướng vừa bảo đảm sự kiểm tra giám sát của nhà nước. Luật KDBH có hiệu lực vào 01/04/2000 điều chỉnh các mặt của kinh doanh bảo hiểm đã đặt nền móng cho quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý cho ngành. Kèm theo luật là các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành với nhiều chi tiết cụ thể, giúp các đối tượng điều chỉnh của Luật khỏi lúng túng trong quá trình thực hiện. Ngày 29/08/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010, đưa ra một số chỉ

tiêu, giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược về phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, quá trình thực hiện lại nảy sinh nhiều vấn đề mới, hệ thống pháp luật hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hiện có rất nhiều nhưng chưa đầy đủ, chưa thống nhất, đồng bộ. Luật KDBH không cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm là công ty Trách nhiệm hữu hạn, nhưng cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài mà theo quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hai loại hình doanh nghiệp trên cũng là công ty Trách nhiệm hữu hạn. Ngoài ra, quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chưa chi tiết và đầy đủ, chưa đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp. Luật cần tạo sự yên tâm đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam cho các công ty nước ngoài, song cũng cần bảo hộ một cách hợp lý cho các công ty trong nước, tránh cho ngành bảo hiểm nói riêng và thị trường tài chính nói chung bị thao túng.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua xảy ra nhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn hại nhiều mặt cũng vì chúng ta thiếu một hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh. Do chưa có Luật cạnh tranh, Nhà nước thiếu đi một công cụ hữu hiệu để quản lý và kiểm soát việc cạnh tranh, cũng như không có một chế tài xử phạt đối với các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại tới đối thủ, tới khách hàng, và tới nền kinh tế - xã hội. Khi những hành vi đó gây hậu quả xấu, cũng không có cơ sở cho việc tính toán để bù đắp thiệt hại. Như vậy, đây vẫn là một kẽ hở pháp luật cần phải loại bỏ để ngành kinh doanh bảo hiểm có thể tiếp tục đi lên và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (Trang 32 - 34)