Móng băng dưới tường

Một phần của tài liệu Chương 3. Móng nông trên nền thiên nhiên (Trang 36 - 39)

Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp ta hay gặp móng băng dưới tường chịu lực, móng băng dưới tường tự mang. Móng băng dưới tường có thể làm bằng gạch, đá, bêtông, bêtông đá hộc, bêtông cốt thép.

Móng đá hộc được xây bằng vữa ximăng cát. Khi nhà không quá 3 tầng và đất khô thì có thể xây bằng vữa vôi.

Móng băng bằng gạch, đá, bêtông, bêtông đá hộc có thể làm tiết diện chữ nhật (hình 3.19a) khi đất chắc, tải trọng bé; hoặc có bậc để mở rộng đế khi nhà cao hơn (hình 3.19b,c).

Hình 3.19. Móng băng tuyệt đối cứng. a. Tiết diện chữ nhật; b, c. Móng nhiều bậc.

Bề rộng móng băng dưới tường xác định theo công thức 3.12.

Khi xác định bề rộng móng băng dưới tường ngang cần lưu ý là một phần diện tích của tường ngang ở chỗ giao nhau của tường ngang và tường dọc sẽ bị tường dọc choán chỗ và tải trọng tác dụng lên tường ngang có chiều dài n được truyền xuống móng có chiều dài

n1 bé hơn. Do vậy trên 1m móng tường ngang thực tế được truyền một tải trọng

1 tc 0 n n N , trong đó:

n_ Khoảng cách giữa hai mép gần nhau của hai tường dọc;

n1_ Khoảng cách giữa hai mép gần nhau của hai móng tường dọc.

) h . R ( l n n N b tb 1 tc 0 γ − = (3.27)

Bề rộng b của móng băng dưới tường được kiểm tra theo điều kiện áp lực, điều kiện biến dạng và sức chịu tải, ổn định. Khi xác định ứng suất để tính toán độ lún ta phải lưu ý là tải trọng tác dụng lên cả diện tích móng băng dưới tường thuộc bài toán phẳng.

Móng băng tuyệt đối cứng dưới tường được cấu tạo dựa theo trị số cotgα cho trong

bảng 3.12 và 3.13.

Chiều cao của móng (theo hình 3.19c): α − = tg 2 b b h t m

Trong đó: bt_ Chiều dày của tường.

Khi tải trọng lớn và đất yếu thì bề rộng móng sẽ lớn. Lúc đó nếu làm móng tuyệt đối cứng thì chiều cao sẽ lớn, do vậy không kinh tế, lúc này nên làm móng băng bêtông cốt thép.

Móng băng bêtông cốt thép dưới tường có thể đổ liền khối hoặc lắp ghép.

Trong điều kiện công tác thi công được cơ giới hóa cao, móng băng dưới tường thường được dùng loại lắp ghép. Một số loại tảng móng lắp ghép được trình bày như trên hình 3.20.

Hình 3.20. Một số loại tảng móng băng lắp ghép dưới tường a. Tảng đặc; b. Tảng có sườn; c. Tảng có lỗ.

Loại tảng đặc tiết diện ngang hình thang hay được dùng. Loại tảng có sườn và tảng có lỗ tiết kiệm vật liệu hơn nhưng chế tạo phức tạp.

Chương 3...1

3.1. Phân loại móng nông...1

3.2. Các biện pháp bảo vệ móng...6

3.3. Trình tự thiết kế...7

3.4. Xác định kích thước sơ bộ của móng...7

3.5. Tính toán theo TTGH II (theo biến dạng)...12

3.6. Tính toán nền theo TTGH I (ổn định và sức chịu tải)...26

3.7. Tính toán theo độ bền và cấu tạo móng...29

3.8. Thiết kế móng đơn bêtông cốt thép dưới cột thép...35

Một phần của tài liệu Chương 3. Móng nông trên nền thiên nhiên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w