Các món bảo lãnh L/C trả chậm chỉ phát sinh cho đến năm 1996. Sở dĩ như vậy là vì, trước tình hình bảo lãnh L/C trả chậm cho các doanh nghiệp do hệ thống NHCT mở ra ồ ạt, tình hình hàng nhập khẩu trả chậm kém hiệu quả của các doanh nghệp đặc biệt sau vụ đổ bể của Minh Phụng, Tameco, Nhà nước cũng như hệ thống NHCT đã thực sự lo lắng về chất lượng của loại bảo lãnh này. Ngày 6/6/1996 NHNN ra chỉ thị 06 NH7/CT về tăng cường công tác quản lý vay nợ nước ngoài. Yêu cầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng các quy chế về điều kiện và mở L/C trả chậm, phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài của Thống đốc NHNN và NHCT Việt Nam duyệt. Vào cuối năm 1996 và trong năm 1997 NHNN và NHCT Việt Nam đã ra một loạt các văn bản nhằm chấn chỉnh hoạt động nàynhư: Công văn 363/NHCT- TD, công văn 1801/CV- NH7, 316/NHCT- TD... về rút hạn mức uỷ quyền cho các chi nhánh và mức ký quỹ đối với từng mặt hàng.
Trước đây, các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài thông qua bảo lãnh phải ký quỹ từ 10- 30% giá trị lô hàng nhập. Sau khi hàng về và bán ra, nộp tiền bán hàng và giải chấp từng đợt cho đến khi hết giá trị lô hàng. Do đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xin bảo lãnh mua hàng trả chậm một cách tràn nan không kể đó là hàng tiêu dùng hay vật tư sản xuất. Từ khi có những quy định chặt chẽ về bảo lãnh L/C trả chậm các trường hợp nhập hàng tiêu dùng trả chậm, bắt buộc các doanh nghiệp phải ký quỹ 80% và mứcc cho vay phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài của ngân hàng mở L/C, do vậy số lượng mở bảo lãnh L/C trả chậm giảm trong toàn hệ thống.
Như vậy có thể thấy, Công văn 1801/ NHCT- TD đã chấm dứt hẳn việc nhập hàng trả chậm qua bảo lãnh của ngân hàng, vì tỷ lệ ký quỹ quá cao (80%), cộng với phí bảo lãnh và lãi suất trả chậm cho phía nước ngoài cũng gần băng 100% giá trị lô hàng nhập.
Hơn nữa, do có sự điều chỉnh hợp lý mức lái suất cho vay bằng ngoại tệ trong nước lên các doanh nghiệp đã chuyển sang vay trực tiếp ngân hàng để phục vụ dự án của mình. Từ đầu năm 1997 trở về trước, lãi suất cho vay ngoại tệ của ngân hàng khoảng trên dước 9,5%/năm cao hơn từ 2- 3% so với nguồn ngoại tệ có thể huy động bên ngoài. Nhưng cho đến nay, mức lãi suất này đã xích lại gần hơn mức cho vay ngoại tệ của nước ngoài (8%) và sẽ gần bằng, bởi nếu vay vốn nước ngoài, các doanh nghiệp còn phải chịu các khoản phí có liên quan khác. Với lý do trên mà bảo lãnh mở L/C trả chậm trước mắt chỉ thực hiện được trong hai năm đó mà thôi.
Tuy nhiên, việc phân tích tình hìh bảo lãnh này sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìn tổng quát hơn về hoạt động bảo lãnh của NHCT Ba Đình, đồng thời rút ra được những bài học cần thiết phục vụ cho việc hoạch định chiến lược phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ này. Cụ thể:
Trong năm 1995, toàn bộ các món mở L/C trả chậm đều thuộc loại ngắn hạn, trong đó chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho việc nhập các mặt hang tiêu dùng và một số loại sản phẩm mà trong nước tạm thời chưa sản xuất được hoặc đã sản suất được nhưng chất lượng còn kém, mẫu mã không hấp dẫn, nên không đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng. Sang năm 1996, với chủ trương hỗ trợ đẩy mạnh cho các doanh nghiệp trong nước có thể đổi mới công nghệ, nhập dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị, NHCT Ba Đình đã thực hiện được bốn món bảo lãnh trung dài hạn cho các doanh nghiệp nhằm đôỉ mới quy mô sản xuất theo chiều sâu, chiếm tới 84,4% trong tổng giá trị món bảo lãnh mở L/C trả chậm được mở.
BIỂU 5: DOANH SỐ VÀ KẾT CẤU BẢO LÃNH MỞ L/C TRẢ CHẬM
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng số Ngắn hạn Trung - dài hạn
Số món Số tiền Số món Số tiền % Số món Số tiền % 1995 11 76.648 11 76.648 100% 0 0 0 1996 13 79.332 9 12.337 15,6% 4 66.995 84,4% (Nguồn: NHCT Ba Đình )
Ví dụ như bảo lãnh cho công ty gốm Hữu Hưng nhập dây truyền gạch ốp lát tráng men hiện đại của Italia, bảo lãnh cho công ty xây dựng Hà Nội nhập thiết bị khoan cọc nhồi của Đức... Từ đó đã khẳng định bước đi vững chắc và đúng đắn của NHCT Ba Đình trong thực hiện mục tiêu hiện đại hoá, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn, đóng góp phần nhỏ vào hiệu quả chung của nền kinh tế.
Khách hàng của NHCT Ba Đình chủ yếu là các Tổng công ty thuộc Bộ giao thông - vận tải và Bộ xây dựng, vì đối tượng bảo lãnh của NHCT Ba Đình tập chung vào các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài ra ngân hàng cũng mở rộng quan hệ với các công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Dianh số bảo lãnh của hai đối tượng này như sau:
Biểu 6:
DOANH SỐ BẢO LÃNH THEO ĐỐI TƯỢNG BẢO LÃNH
(Số phát sinh) Năm
Tổng số DN ngoài quốc doanh DN quốc doanh Số món Số tiền Số món Số tiền Tỷ trọng Số món Số tiền Tỷ trọng 1996 135 363.479 9 2544 0,75% 126 360.935 99,3% 1997 244 133.611 7 1336 1% 237 132.275 99% 1998 404 212.706 16 2783 1,3% 388 209.923 98,7% 1999 703 302.735 26 2950,9 0,97% 677 299.784,1 99,2% 2000 643 428.000 91 72.329,2 17% 552 355.670,8 83% (Nguồn NHCT Ba Đình)
Số món bảo lãnh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đã tăng đều qua các năm từ 3 món năm 1995 đến 16 món năm 1998 và 91 món năm 2000, tăng từ 0,75% năm 1996 lên17% năm 2000, điều đó chứng tỏ Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình ngày cang thu hút được nhiều khách hàng và tin tưởng vào hoạt đông của ngân hàng.Tuy nhiên NHCT Ba Đình vẫn xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, nhưng vẫn sẵn sàng hỗ trợ cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo lãnh đối với ngân hàng nói riêng và cho các doanh nghiệp đến với ngân hàng thông qua nghiệp vụ này nói chung, NHCT Ba Đình luôn luôn đề cao vấn đề chất lượng của các món bảo lãnh đã thực hiện. Song song với việc mở rộng tăng cường hoạt động bảo lãnh, NHCT còn chú trọng tới công tác thẩm định trước khi nhận bảo lãnh, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau khi bảo lãnh, nhằm đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh đạt hiệu quả cao như mong muốn cũng như nhằm hạn chế những rủi ro có thể phát sinh.
Cho đến nay, đối với bảo lãnh trong nước hầu như chưa có trường hợp nào phải cho vay bắt buộc và đấu giá tài sản, chỉ có một trường hợp bảo lãnh mở L/C trả chậm vay vốn nước ngoài của công ty gốm Hữu Hưng là ngân hàng phải cho vay bắt buộc. Công ty xin mở bảo lãnh L/C trả chậm để nhập thiết bị sản xuất gạch từ năm 1996. Trong lần thanh toán thứ hai của công ty cho đối tác nước ngoài, công ty đã phải vay bắt buộc của NHCT Ba Đình món tiền trị giá 78.060 USD. Giải quyết trường hợp này, NHCT Ba Đình đã tiến hành phân tích nguyên nhân và tìm mọi biện pháp khắc phục.
Theo kế hoạch thì:
+ Ngày tiến hành sản xuất thử là tháng 9/ 1996
+ Ngày tiến hành sản xuất chính thức là tháng 12/1996
Nhưng trong thực tế ngay sản xuất thử chậm so với kế hoạch là 10 tháng (tức đén tháng 7/1997) do các nguyên nhân sau:
- Trên đường vận chuyển hàng, tàu gặp bão phải lánh nạn
Do đó đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, kêt quả là trong năm 1996 và 9 tháng đầu năm 1997 công ty bị thua lỗ, việc trả nợ đầu tư gặp nhiều khó khăn nên phải vay bắt buộc đối với ngân hàng. Xét thấy công ty gốm Hữu Hưng là một doanh nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước, trước đây làm ăn có hiệu quả, có uy tín đối với ngân hàng và bạn hàng. Hơn nữa, công ty lại là doanh nghiệp lớn của Bộ xây dựng, do mức nợ đầu tư quá lớn và vốn tự có còn quá ít, chủ yếu là vay nợ của ngân hàng, nên công ty gặp nhiều khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn và khắc phục nợ quá hạn.Để tháo gỡ khó khăn cho công ty, NHCT Ba Đình đã giãn nợ vay dài hạn từ 3- 5 năm, gia hạn một số món nợ ngắn hạn, đôn đốc công ty nộp tiền bán hàng để trả nợ. Vì vậy, cuối tháng 12/1997 số cho vay bắt buộc là 549 triệu VND, sang năm 1998 nhờ sự lỗ lực của công ty và sự giúp đỡ của NHCT Ba Đình công ty đã thanh toán hết nợ vay bắt buộc và thực hiện thanh toán đúng hạn cho phía nước ngoài.
Biểu 7:
TÌNH HÌNH THANH TOÁN CÁC MÓN BẢO LÃNH
Đơn vị : Triệu đồng
Qúy Số tiền thanh toán
Số món Tổng số Bằng VTC Bằng vay BB
Quý I/2000 218 44.810 44.801 0
Quý II/2000 130 81.760 81.760 0
Quý III/2000 160 74.371 74.371 0
Quý IV/2000 170 32.068 32.068 0
Như vậy, hầu hết các món bảo lãnh được mở cho các doanh nghiệp đều được thanh toán bằng vốn tự có của doanh nghiệp đó. Từ quý I/2000 đến quý I/2001 số món bảo lãnh của ngân hàng được tăng lên, điều đó nói lên hoạt động bảo lãnh của NHCT Ba Đình phát triển với chiều hướng khả quan.
Có thể nói, các bảng số liệu trên đây đã phản ánh đúng tình hình hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trong thời gian qua. Thời gian 6 năm hoạt động chưa phải là nhiều nhưng hoạt động bảo lãnh
của ngân hàng đã nở rộ về cả số lượng và chất lượng. Hoạt động bảo lãnh đã góp phần hỗ trợ cho hoạt động thanh toán của ngân hàng, ngân hàng có thể thu hút thêm nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngoài, giúp cho các doanh nghiệp tin tưởng và hợp tác.
Ngoài ra, nghiệp vụ bảo lãnh cũng góp phần đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín cũng như chất lượng của hoạt động ngân hàng trong những năm qua. Tính đến cuối 2000, số dư bảo lãnh của NHCT Ba Đình là 428.000 tỷ VND (chiếm từ 17 - 19% trên lợi nhuận hạch toán). Đây cũng là một minh chứng xác thực, phản ánh đúng thực trạng khả năng và quy mô của một ngân hàng như NHCT Ba Đình trong nghiệp vụ bảo lãnh của mình.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNGCÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN QUA (1996 - 2000)