Quá trình chuyển giá thông qua “thiên đường thuế”

Một phần của tài liệu Những thách thức trong quá trình cải cách thuế ở nước ta hiện nay (Trang 26)

III. CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1.3Quá trình chuyển giá thông qua “thiên đường thuế”

+ “Thiên đường thuế” là những quốc gia có thuế suất thấp hơn đáng kể so với các nước khác hoặc không đánh thuế đối với các công ty, cá nhân nước ngoài. Sự ra đời của “thiên đường thuế” có thể coi là sự phản hồi tất yếu về mặt kinh tế với với quá trình đánh thu thuế. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng nhiều ý kiến cho rằng mô hình “thiên đường thuế” đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại khi một số hòn đảo quanh Aten được các thương nhân đi biển cất giữ hàng hóa để tránh mức thuế suất 2% dành cho hàng nhập khẩu của chính quyền Aten. Mô hình “thiên đường thuế” đầu tiên trong kinh tế hiện đại xuất hiện ở Thế chiến thứ nhất khi người dân của nhiều nước cảm thấy không yên tâm với tình hình trong nước và tìm cách cất giữ tài sản ở nước ngoài. Thụy Sỹ được nhiều nhà kinh tế cho là “thiên đường thuế “ thực sự đầu tiên, theo sau đó là Liechtenstein. Từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 50 của thế kỷ 20, “thiên đường thuế” chủ yếu được biết đến với việc trốn thuế thu nhập cá nhân, sau đó, với sự gia tăng đáng kể hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp trở thành hoạt động chính tại các quốc gia này. Quá trình giải phóng thuộc địa trong thế kỷ 20 tạo ra nhiều quốc gia độc lập mới, mỗi quốc gia này đều có chính sách thuế riêng, từ đó cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể trong hệ thống thuế quốc tế. Sự khác biệt này không đủ để một quốc gia có thuế suất thấp có thể tự trở thành một “thiên đường thuế” mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là sự ổn định về chính trị của quốc gia đó. Sự phát triển của các công ty đa quốc gia và quá trình trốn thuế thu nhập là hệ quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa khi các công ty này không ngừng tìm kiếm thị trường mới và

nguồn nhân công giá rẻ, từ đó lập ra nhiều chi nhánh, công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau.

+ Khi một công ty đa quốc gia muốn trốn thuế thu nhập thông qua “thiên đường thuế” nó sẽ lập chi nhánh rồi chuyển lợi nhuận đến những quốc gia đó.

Ví dụ: một công ty A của Pháp có chi nhánh ở Malaysia, lợi nhuận hàng năm của công ty mẹ ở Pháp là 1.000.000$, công ty con ở Malaysia là 500.000$. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Pháp và Malaysia lần lượt là 30% và 22% thì công ty này sẽ phải nộp tổng cộng 300.000 + 110.000 = 410.000$ tiền thuế một năm. Trong khi đó nếu công ty này lập 1 chi nhánh ở Norfolk Island (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 0%) và chuyển bộ lợi nhuận sang đây thì sẽ không mất một đồng thuế thu nhập nào.

Hoạt động chuyển giá quốc tế thông qua “thiên đường thuế” làm thất thu thuế không chỉ của các quốc gia đang phát triển nhận đầu tư nước ngoài mà còn làm thất thu thuế của các nước phát triển, nơi xuất phát dòng tiền đầu tư. Để chống thất thu thuế, tổ chức Hợp tác kinh tế của các nước phát triển (OECD) đã ban hành nguyên tắc định giá sòng phẳng (nằm trong bộ sách “Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations”) - theo đó giá giao dịch giữa các công ty liên kết phải được định giá theo giá giữa hai doanh nghiệp độc lập. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 9 - Mẫu hiệp định tránh đánh thuế hai lần, được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, hàng năm OECD vẫn lên danh sách các “thiên đường thuế” không hợp tác dựa trên các tiêu chí như việc áp thuế quá thấp hoặc không áp thuế, thiếu sự minh bạch trong việc áp dụng luật thuế, thiếu sự trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có chức năng khác... để khuyến cáo cơ quan thuế các nước theo dõi các giao dịch xuất phát từ các quốc gia này.

Một phần của tài liệu Những thách thức trong quá trình cải cách thuế ở nước ta hiện nay (Trang 26)