Xuất giải pháp quản lý thảm cây bụi phục vụ cho công tác bảo tồn đa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài trong tầng cây bụi tại trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (KL06467) (Trang 27)

đa dạng sinh học tại trạm ĐDSH Mê Linh.

Hệ thực vật tại trạm ĐDSH Mê Linh đang trong quá trình phục hồi và phát triển. Từ thực tế điều tra nghiên cứu, tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn đa dạng thực vật nhƣ sau:

Các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc và Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam cần có chính sách đầu tƣ cả về nhân lực lẫn kinh tế phục vụ công tác bảo tồn và phát triển hệ thực vật của trạm và phụ cận.

Nâng cao nhận thực cộng đồng bằng các hình thức: vận động, tuyên truyền giáo dục ý thức dân địa phƣơng về việc bảo vệ phát triển rừng, biến mỗi ngƣời dân thành một cán bộ kiểm lâm; nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực.

Đầy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những thông tin mới, phƣơng pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH vùng nghiên cứu.

Xúc tiến các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng. Các bƣớc cụ thể là:

Khoanh nuôi lớp cây tái sinh, nhất là các loài có ít cá thể nhƣ: Đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum), Quếch hoa chùy (Chisocheton paniculatus), Mẫu đơn(Ixora coccinea),.. nhằm bảo vệ và phát triển tính đa dạng sinh học.

23

Khoanh nuôi các loài có khả năng tái sinh mạnh nhƣ: Kháo lá nhỏ (Machilus sp.), Máu chó lá nhỏ (Knemaglobularia), Máu chó lá lớn (Knema pierrei), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), … nhằm xây dựng các mô hình ƣu hợp thực vật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

Trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của trạm nhƣ: Sơn (Toxicodendron succedanea), Bồ đề (Styrax tonkinensis),... nhằm phát triển kinh tế địa phƣơng.

Tiến hành đánh giá định kỳ mọi hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn, nhằm đánh giá kết quả từ đó có các điều chỉnh phù hợp với thực tế.

24

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bƣớc đầu đã xây dựng danh lục thực vật gồm 47 loài, thuộc 38 chi, 22 họ với tổng số 1830 cá thể. Riêng cây bụi có 20 loài, 14 chi, 10 họ; chiếm 42,6% tổng số loài; 36,8% tổng số chi và 45,5% tổng số họ.

Đã xác định đƣợc hệ số tổ thành loài. Công thức tổ thành sinh thái thu đƣợc nhƣ sau: P =13,67 Kln + 10,38 Cn5c + 9,84 Lđ + 6,01 Mcll.

Lớp cây bụi dƣới tán rừng thứ sinh tại trạm ĐDSH Mê Linh có giá trị rất đa dạng, phong phú. Nhóm cây tài nguyên gồm: 21 loài cho gỗ (chiếm 44,7%); 30 loài đƣợc sử dụng làm thuốc (63,8%); 1 loài cho rau (2,13%); 6 loài cho quả (12,8%); 2 loài cho tinh dầu (4,25%); 1 loài làm cảnh, một loài cho keo và một loài cho nhựa (cùng chiếm 2,13%).

Dạng sống gồm 4 nhóm: cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây gỗ trung bình và cây bụi. Trong đó nhóm cây bụi có số lƣợng nhiều nhất.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ và phát triển đa dạng thực vật tại trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc, trong đó các biện pháp trồng bổ sung để tăng tính đa dạng loài là cần thiết.

Đề nghị: Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, cho nên đề tài mới chỉ tiến hành trên phạm vi hẹp, chỉ dừng lại ở những đánh giá ban đầu. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Chu Văn Bằng (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số kiểu thảm thực vật tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn Thạc sỹ.

2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân, (chủ biên) & nnk. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân, (chủ biên) & nnk. (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Bộ Lâm Nghiệp (1978), Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

7. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I-III Montreal, Canada. (Tập 1 (1991), Tập 2 (1993), Tập 3 (1993)).

8. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

9. Nguyễn Thế Hƣng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hƣớng và phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị Cẩm Phả Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học.

10. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận,

26

Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.

11. Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn, (2009), “Nghiên cứu trạng thái thảm thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc và vùng phụ cận”,Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học & kỹ thuật, Hà Nội.

12. Vũ Xuân Phƣơng (2001), Kết quả nghiên cứu hệ thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

13. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nƣơng rẫy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi. Luận án Tiễn sĩ Sinh học, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Thêm (1992), „„Ứng dụng hàm lập nhóm trong phân loại trạng thái rừng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

15. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Nghĩa Thìn, (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Thái Văn Trừng, (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

18. Richards, P.W. (1952), Rừng mƣa nhiệt đới, Tập I, II, III (Vƣơng Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

19.IPGRI (1963),diversity for developmen. The stralegy of the International.

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về thảm thực vật cây bụi tại

trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

Hình 2. Sự tái sinh mạnh mẽ của Kháo trong quá trình phục hồi. (nguồn ảnh: Đỗ Hồng Lam)

Hình 3. Thảm cây bụi sau quá trình tái sinh. (Nguồn ảnh: Đỗ Hồng Lam)

Hình 4. Vƣờn cây thuốc.

(Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Thanh Tâm)

Hình 5.Thảm Guột.

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trẻ ( lần thứ VIII – năm 2014).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài trong tầng cây bụi tại trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (KL06467) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)