Trí tuệ củahọc sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thế lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56)

3.4.1.1. Chỉ số IQ của học sinh

Kết quả nghiên cứu về chỉ số IQ của học sinh được thể hiện trong bảng 3.19 và hình 3.19. Bảng 3.19. Chỉ số IQ của học sinh Tuổi n Chỉ số IQ X  SD Tăng 12 87 104,59  13,72 - 13 101 106,70  18,81 2,11 14 92 99,88  14,05 - 6,82 15 91 102,40  13,23 2,52 Tổng 371 103,46 13,85 Chỉ số IQ 0 20 40 60 80 100 120 12 13 14 15

Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn chỉ số IQ của học sinh

Từ số liệu trong bảng 3.19 có thể thấy, chỉ số IQ của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong bằng 103,46 điểm, xếp ở mức trung bình. Giữa các độ tuổi, chỉ số IQ của học sinh biến đổi không theo quy luật, lúc tăng, lúc giảm. Cụ thể, ở độ tuổi 12 – 13, chỉ số IQ của học sinh tăng (tăng 2,11), ở độ tuổi 13 – 14, chỉ số IQ của học sinh giảm (giảm 6,82) và ở độ tuổi 14 – 15, chỉ số IQ của học sinh lại tăng (tăng 2,52). Mức biến đổi chỉ số IQ của học sinh giữa các độ tuổi là không lớn và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.4.1.2. Chỉ số IQ của học sinh theo giới tính

Kết quả nghiên cứu về chỉ số IQ của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.20 và hình 3.20.

Bảng 3.20. Chỉ số IQ của học sinh theo giới tính

Tuổi Chỉ số IQ 2 1 X X  p (1-2) Nam (1) Nữ (2) X  SD Giảm X  SD Giảm 12 104,02  11,34 - 105,24  11,83 - - 1,22 > 0,05 13 105,24  12,46 -1,22 108,08  12,34 -2,84 - 2,84 > 0,05 14 97,96  11,58 7,28 100,08  11,76 8,00 -2,12 > 0,05 15 102,43  13,02 -4,47 102,37  12,62 -0,29 0,06 > 0,05

Giảm trung bình/năm 0,53 0,96

Chỉ số IQ 0 20 40 60 80 100 120 12 13 14 15 Nam Nữ

Hình 3.20. Biểu đồ biểu diễn chỉ số IQ của học sinh theo giới tính Từ các số liệu trên bảng 3.20 cho thấy chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ ở tất cả các độ tuổi đều ở mức trung bình (mức IV). Chỉ số IQ của học sinh nam thấp nhất lúc 14 tuổi (IQ = 97,96), cao nhất lúc 13 tuổi IQ =105,24). Chỉ số IQ của học sinh nữ thấp nhất lúc 14 tuổi (IQ = 100,08) và cao nhất lúc 13 tuổi (IQ =108,08). Như vậy, ở các độ tuổi khác nhau chỉ số IQ của học sinh nam và nữ cũng có sự khác nhau. Ở các độ tuổi 12, 13, 14, chỉ số IQ của học sinh nữ cao hơn của học sinh nam, với mức chênh lệch khoảng 1,22 – 2,84. Đến độ tuổi 15, chỉ số IQ của học sinh nam lại có giá trị lớn hơn của học sinh nữ, nhưng mức chênh lệch rất nhỏ (0,06). Tuy nhiên, mức chênh lệch chỉ số IQ giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn nên không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt về chỉ số IQ giữa học sinh nam và học sinh nữ.

3.4.2. Mức trí tuệ của học siuh

3.4.2.1. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ

Kết quả nghiên cứu về sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo tuổi được thể hiện trong bảng 3.21 và hình 3.21.

Bảng 3.21. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ

Tuổi Mức trí tuệ I II III IV V VI VII 12 1,15 9,19 29,89 52,87 5,75 1,15 0 13 0 8,91 28,71 55,45 5,94 0,99 0 14 0 5,43 28,26 54,35 10,87 1,09 0 15 0 3,30 29,67 56,04 9,89 1,10 0 Nam 0,53 6,95 24,06 58,82 8,56 1,08 0 Nữ 0 6,52 34,24 50,54 7,61 1,09 0 Chung 0,27 6,74 29,11 54,72 8,08 1,08 0

Các số liệu trên bảng 3.21 cho thấ, sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ có dạng phân bố chuẩn, trong đó số học sinh có mức trí tuệ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (54,72 %). tỉ lệ học sinh theo các mức trí tuệ theo trình tự từ cao đến thấp là: mức 4 > mức 3 > mức 5 > mức 2 > mức 6 > mức 1 > mức 7 với tỉ lệ tương ứng là:

- Số học sinh có trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 54,72% - Số học sinh có trí tuệ khá (mức III) chiếm 29,11 %

- Số học sinh có trí tuệ dưới trung bình (mức V ) chiếm 8,08 % - Số học sinh có trí tuệ giỏi (mức II) chiếm 6,74 %

- Số học sinh có trí tuệ kém (mức VI) chiếm 1,08 % - Số học sinh có trí tuệ rất xuất sắc (mức I ) chiếm 0,27 % - Không có học sinh nào có trí tuệ ngu độn (mức VII).

Tỉ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 I II III IV V VI 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi 15 tuổi

Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn phân bố học sinh theo mức trí tuệ

3.4.2.2. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ và giới tính

Kết quả nghiên cứu sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và giới tính được thể hiện trong bảng 3.22.

So sánh giữa sự phân bố học sinh nam và học sinh nữ theo mức trí tuệ, cho thấy, học sinh có mức trí tuệ rất xuất sắc chỉ có ở học sinh nam (0,23 %). Số học sinh nam có các mức trí tuệ xuất sắc, trung bình và tầm thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với học sinh nữ, còn số học sinh nam có các mức khác lại chiếm tỉ lệ thấp hơn so với học sinh nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn (p>0,05). Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ.

Bảng 3.22. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính Giới

tính

Tỉ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ (%)

I II III IV V VI VII Nam 0,53 6,95 24,06 58,82 8,56 1,08 0 Nữ 0 6,52 34,24 50,54 7,61 1,09 0 Chung 0,27 6,74 29,11 54,72 8,08 1,08 0 Tỉ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 I II III IV V VI Nam Nữ

Hình 3.22. Đồ thị biểu diễn phân bố học sinh theo mức trí tuệ

3.4.2.3. Phân bố (%) học sinh nam theo mức trí tuệ

Kết quả nghiên cứu về sự phân bố học sinh nam theo các mức trí tuệ khác nhau được thể hiện trong bảng 3.23 và hình 3.23.

Bảng 3.23. Phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ

Tuổi Tỉ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ (%)

I II III IV V VI 12 2,17 8,70 17,39 65,22 6,52 0 13 0 8,16 24,49 63,27 4,08 0 14 0 5,77 23,08 53,85 15,38 1,92 15 0 5,00 32,50 52,50 7,50 2,50 Chung 0,53 6,95 24,06 58,82 8,56 1,08 Tỉ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 I II III IV V VI 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi 15 tuổi

Hình 3.23. Đồ thị biểu diễn phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ Các số liệu trên bảng 3.23 cho thấy sự phân bố học sinh nam theo các mức trí tuệ có dạng phân phối chuẩn. Trong đó, số học sinh nam có mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm tỷ lệ cao nhất (58,82%), tiếp theo là mức khá

(mức III) (24,06 %), mức dưới trung bình (8,56 %) và mức xuất sắc (6,95 %). Số học sinh nam có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I) (0,53 %) và mức trí tuệ kém (mức VI) (1,08 %) chiếm tỉ lệ rất thấp. Từ độ tuổi 12 đến 15, số học sinh nam có trí tuệ trung bình và xuất sắc giảm dần. Cụ thể, mức trí tuệ trung bình ở độ tuổi 12 là 65,22 %, đến độ tuổi 15 là 52,50 %. Mức xuất sắc ở độ tuổi 12 là 8,70 %, đến độ tuổi 15 là 5,00 %. Mức trí tuệ thông minh (mức IV) của học sinh nam từ độ tuổi 12 đến 15 nhìn chung tăng dần. Cụ thể, ở độ tuổi 12 mức trí tuệ này là 17,39 %, đến độ tuổi 15 là 52,50 %.

3.4.2.4. Phân bố (%) học sinh nữ theo mức trí tuệ

Kết quả nghiên cứu sự phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ được thể hiện trong bảng 3.24 và hình 3.24.

Các số liệu trên bảng 3.24 cho thấy sự phân bố học sinh nữ theo các mức trí tuệ có dạng phân phối chuẩn. Trong đó, số học sinh nam có mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm tỷ lệ cao nhất (5o,54 %), tiếp theo là mức khá (mức III) (34,24 %), mức dưới trung bình (mức V) (7,61 %), mức giỏi (mức II) là (6,52 %) và mức kém (mức VI) (1,09 %). Không có học sinh nữ có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I). Từ 12 đến 15 tuổi, số học sinh nữ có trí tuệ trung bình tăng dần. Cụ thể, lúc 12 tuổi số học sinh nữ có trí tuệ trung bình là 39,02 %, đến 15 tuổi là 58,82 %. Số học sinh nữ có mức trí tuệ khá (mức III) và mức trí tuệ giỏi (mức II) giảm dần từ độ tuổi 12 đến 15. Số học sinh nữ có mức trí tuệ dưới trung bình (mức V) tăng dần từ độ tuổi 12 đến 15. Cụ thể, lúc 12 tuổi, số học sinh nữ có trí tuệ thuộc mức II là 9,76 %, đến 15 tuổi là 1,96 %. lúc 12 tuổi, số học sinh nữ có trí tuệ thuộc mức II là 9,76 %, đến 15 tuổi là 1,96 %; Lúc 12 tuổi, số học sinh nữ có trí tuệ thuộc mức III là 43,90 %, đến 15 tuổi là 27,45 %. lúc 12 tuổi, số học sinh nữ có trí tuệ thuộc mức V là 4,88 %, đến 15 tuổi là 11,77 %.

Bảng 3.24. Phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ Tuổi

Tỉ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ (%)

I II III IV V VI 12 0 9,76 43,90 39,02 4,88 2,44 13 0 9,62 32,69 48,08 7,69 1,92 14 0 5,00 35,00 55,00 5,00 0 15 0 1,96 27,45 58,82 11,77 0 Chung 0 6,52 34,24 50,54 7,61 1,09 Tỉ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 I II III IV V VI 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi 15 tuổi

Hình 3.24. Đồ thị biểu diễn phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ

3.5. Mối tương quan giữa trí tuệ và một số chỉ số nghiên cứu Bảng 3.25. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số sinh học khác Bảng 3.25. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số sinh học khác

STT Hệ số tương quan Kết quả

1 Tương quan IQ và BMI 0,1722

2 Tương quan IQ và Pignet - 0,1235

3 Tương quan IQ và học lực 0,5841

4 Tương quan IQ và trí nhớ thị giác 0,7006 5 Tương quan IQ và trí nhớ thính giác 0,6325

6 Tương quan IQ và cảm xúc 0,5933

3.5.1. Mối tương quan giữa IQ và chỉ số thể lực

Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và chỉ số BMI có giá trị dương, chứng tỏ hai chỉ số này có mối tương quan thuận. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy hệ số tương quan này có giá trị r rất thấp (r< 0,2) và không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Như vậy, những học sinh có trí tuệ tốt thì có thể lực tốt chỉ đúng với một số trường hợp.

Hệ số tương quan giữa IQ và chỉ số pignet có giá trị âm. Chứng tỏ, đây là mối tương quan nghịch, nghĩa là học sinh có chỉ số pignet cao hơn thì có chỉ số IQ thấp hơn. Sự tương quan này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và hệ số tương quan r<0,2 chứng tỏ đây là tương quan không chặt chẽ. Nói cách khác, mối tương quan giữa chỉ số IQ và thể lực của học sinh có giá trị rất thấp, những học sinh có thể lực tốt hơn thì có sự phát triển về trí tuệ tốt hơn chỉ đúng với một số trường hợp.

Như vậy, thể lực của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong có mối tương quan nghịch với chỉ số IQ, học sinh yếu chưa chắc đã là học sinh học kém và ngược lại.

3.5.2. Mối tương quan giữa IQ và học lực

Kết quả học tập, phấn đấu và rèn luyện của học sinh được thể hiện bằng kết quả học tập. Thông qua kết quả đó các thầy cô, các bậc phụ huynh có thể nắm bắt sự tiến bộ trong việc tiếp thu kiến thức của con em mình.

Học lực của học sinh THCS được chia thành các mức khác nhau. Trong đó, loại giỏi có điểm trung bình các môn học đạt từ 8,0 trở lên, điểm văn hoặc toán trên 8,0 và không có học sinh nào điểm trung bình dưới 6,5. Loại khá có điểm trung bình từ 6,5 trở lên. Điểm văn hoặc toán đạt 6,5 trở lên và không có môn nào dưới 5,0. Loại trung bình có điểm trung bình tối thiểu 5,0, điểm văn hoặc toán từ 5,0 trở lên và không có môn nào dưới 3,5. Loại yếu, có điểm trung bình từ 3,5 trở lên, điểm một trong hai môn văn hoặc toán trên 3,5 và không có môn nào dưới 2,0.

Sự tương quang giữa chỉ số IQ và học lực của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong có mối tương quan thuận chặt chẽ với r= 0,5841. Nghĩa là, đa số học sinh có chỉ số IQ cao thì học tốt và ngược lại.

3.5.3. Mối tương quan giữa IQ và trí nhớ

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là cầu nối nhận thức của con người với thế giới xung quanh. Thông qua đôi mắt ta có thể cảm nhận sự vật, hiện tượng cùng những thay đổi của nó hàng ngày. Trong quá trình học tập, học sinh một lúc thực hiện nhiều thao tác khác nhau trong đó có sự huy động giác quan nghe và nhìn để tiếp thu tri thức.

Học sinh trường THCS Lê Hồng Phong có mối tương quan giữa IQ và trí nhớ thị giác là mối tương quan thuận với r=0,7006. Đây là mối tương quan

chặt chẽ, có nghĩa là học sinh có học lực tốt thì có khả năng ghi nhớ thị giác tốt.

Tương tự như tương quan giữa trí nhớ thị giác và chỉ số IQ. Giữa trí nhớ thính giác và chỉ số IQ có mối tương quan thuận (r>0). Hệ số tương quan đạt giá trị 0,6325 chứng tỏ đây là mối tương quan chặt chẽ. Nghĩa là, học sinh có khả năng ghi nhớ thính giác tốt thì có trí tuệ tốt và ngược lại. Với p< 0,05 chứng tỏ mối tương quan này có ý nghĩa thống kê.

3.5.4. Mối tương quan giữa IQ và trạng thái cảm xúc

Mọi phản ứng của con người đều thể hiện phản ứng khác nhau của mỗi

người với môi trường. Cảm xúc là trạng thái không thể thiếu được trong hoạt động hành vi của người và động vật. Với hoạt động của não bộ, cảm xúc luôn

giữ vai trò mang tính quyết định. Nó tham gia vào quá trình tổ chức, xác lập và củng cố hành vi.

Giữa chỉ số IQ và cảm xúc có mối tương quan thuận (r>0). Đây là mối tương quan thuận chặt chẽ, với giá trị của r là 0,5933. Có nghĩa là học sinh có trạng thái cảm xúc tốt thì đa số các em có trí tuệ tốt, khả năng tiếp thu tri thức tốt. Như vậy, để việc tiếp thu tri thức của học sinh được thuận lợi thì vai trò của việc tạo ra trạng thái hưng phấn cho các em đóng vai trò không nhỏ.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. THỂ LỰC CỦA HỌC SINH

4.1.1. Chiều cao của học sinh

Chiều cao của cơ thể là một chỉ số cơ bản phản ánh sự phát triển thể chất, thể hiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống. Vì vậy, chiều cao được coi là một yếu tố quan trọng để đánh giá thể lực của con người.

Qua kết quả nghiên cứu trên học sinh từ độ tuổi 12 đến 15 của Trường THCS Lê Hồng Phong, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy, từ 12 đến 15 tuổi chiều cao của học sinh tăng liên tục. Mức tăng trung bình về chiều cao của học sinh nam (7,1 cm/năm) lớn hơn của học sinh nữ (2,91 cm/năm). Ở độ tuổi 12, chiều cao của học sinh nữ cao hơn của học sinh nam 6,66 cm, đến độ tuổi 15 chiều cao của học sinh nam lại cao hơn của học sinh nữ 5,91 cm.

Khi so sánh với số liệu về chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 4.1.

So với số liệu về chiều cao của trẻ em trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs [80], Lê Ngọc Trọng [81], chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đa số lớn hơn.

So với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [45] trên học sinh Hà Nội (năm 2002) và của Đỗ Hồng Cường [9] trên người Kinh ở Hoà Bình (năm 2009) thì chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số tương đương.

Gần đây, có nhiều tác giả Việt Nam trong các công trình nghiên cứu của mình đều nhận xét rằng chiều cao của trẻ em thuộc mọi độ tuổi hiện nay tăng nhiều so với trước đây [9], [11], [17], [43], [45]. Sự gia tăng về chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thế lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)