Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số trường mầm non huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định (Trang 46)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định [10]

Huyện Trực Ninh là một huyện của tỉnh Nam Định. Phía đông giáp huyện Xuân Trường với sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên; phía tây giáp huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng; phía nam giáp huyện Hải Hậu; phía bắc giáp tỉnh Thái Bình. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 14.318,96 ha, dân số tự nhiên là 193.179 người.

Huyện có 19 xã: xã Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và 2 thị trấn: thị trấn Cát Thành, thị trấn Cổ Lễ.

Huyện Trực Ninh là vùng đồng bằng thấp trũng của tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa nước. Trực Ninh có nhiều lợi thế phát triển ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành nghề truyền thống.

Trong 10 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, của các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, nhân dân trong huyện đã vận dụng sáng tạo và có hiệu quả các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh vào các điều kiện của huyện với chủ trương lấy phát triển nông nghiệp nông thôn làm nhiệm vụ trọng tâm; lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ làm nền tảng.

Kinh tế của huyện tăng trưởng, phát triển cao bình quân là 25% / năm, với cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 50%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 25%, dịch vụ chiếm 20%.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo ngày càng phát triển và đạt được những thành công nhất định trong việc mở rộng quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, công tác xã hội hoá giáo dục đang được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Cổ Lễ [10]

Thị trấn Cổ Lễ là khu trung tâm huyện Trực Ninh, với diện tích đất tự nhiên là 482,45 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 209,76 ha, dân số trên 4530 nhân khẩu.

Cổ Lễ là trung tâm có quốc lộ 21 chạy qua, cùng khu di tích lịch sử “Chùa Cổ Lễ”, với lễ hội Chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 10 - 15/9 Âm lịch hàng năm thu hút nhiều du khách địa phương, thập phương đến với Cổ Lễ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, vận chuyển hàng hoá, du lịch. Đồng thời, trên địa bàn thị trấn tập trung toàn bộ các cơ quan của huyện góp phần thúc đẩy các mục tiêu về kinh tế, văn hoá, xã hội của thị trấn ổn định.

- Về kinh tế: Tổng sản lượng lương thực thực phẩm năm 2010 là: 2380 tấn, tăng so với năm 2009 là: 90 tấn. Giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác năm 2010 đạt bình quân 50 triệu đồng/ha. Bình quân lương thực trên đầu người 444 kg/người/năm, tăng so với năm 2009 là 19,8 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người 25 triệu đồng/năm.

Những kết quả đạt được của năm 2009 là tiền đề để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2010. Đồng thời, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Huyện uỷ - UBND huyện Trực Ninh, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn thị Trấn ổn định và phát triển tốt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng được cải thiện.

- Về công tác giáo dục: thị trấn Cổ Lễ được xem là các nôi truyền thống hiếu học của huyện nói riêng và tỉnh nói chung, với trường chuyên THCS Đào Sư Tích, trường chuẩn quốc gia THPT Lê Quý Đôn chính là tiền đề cho cho công tác giáo dục của thị trấn ngày càng phát triển. Sự nghiệp giáo dục của thị trấn được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao, đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá, nhiều giáo viên đạt trên chuẩn. Cùng với sự đầu tư cho cơ sở vật chất đảm bảo sự khang trang, cảnh quan xanh - sạch - đẹp, đã khích lệ giáo viên và học sinh các nhà trường thi đua dạy tốt - học tốt.

Riêng đối với bậc học mầm non, tỉ lệ trẻ đến trường ngày càng cao, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 8% giảm so với nhiều năm trước đây. Thị trấn có hai trường mầm non, đó là trường mầm non Cổ Lễ (trường mầm non công lập) và trường mầm non Sơn Ca (trường mầm non tư thục).

Trường mầm non Cổ Lễ thành lập ngày 19/8/1979. Năm 2010 - 2011, nhà trường có 2 nhóm trẻ: nhóm nhà trẻ (18 - 36 tháng tuổi) gồm 3 lớp với tổng số trẻ là 80 trẻ, nhóm mẫu giáo (36 - 72 tháng tuổi) có 6 lớp với tổng số trẻ là trẻ 182 trẻ. Trường có 25 giáo viên gồm 2 cán bộ quản lí, 1 kế toán, 18 giáo viên đứng lớp và 4 nhân viên nhà bếp, trong đó, 5 giáo viên có trình độ đại học, 11 giáo viên có trình độ cao đẳng, còn lại là các giáo viên có trình độ trung cấp.

Tuy chưa đạt trường chuẩn quốc gia, song trường mầm non Cổ Lễ luôn là địa điểm tin tưởng của các bậc phụ huynh trong và ngoài thị trấn. Trẻ trong trường hầu hết là con em các gia đình công nhân viên chức và kinh doanh buôn bán ở thị trấn, do đó, việc đóng góp, đầu tư cho trường của cả gia đình và địa phương rất được quan tâm. Mức ăn của trẻ ở trường là 10.000 đồng/trẻ. Ở trường, trẻ mẫu giáo được ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ, đối với các lớp nhà trẻ được ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

Mặc dù trường đã được quan tâm về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ,có đầy đủ các phòng học, phòng chuyên môn, song các trang thiết bị hiện đại như: máy tính, máy chiếu...chưa được trang bị nhiều (cả trường chỉ có 2 chiếc máy tính và một chiếc máy chiếu). Vì trường mới được xây dựng lại nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện chế độ dinh dưỡng của trẻ đảm bảo các điều kiện về VSATTP như: bếp ăn được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, có đủ các nhóm phòng (phòng kho, phòng chia thức ăn...), sử dụng trang thiết bị hiện đại (tủ cơm, bếp ga...),nhân viên phục vụ ăn uống được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (tạp dề, găng tay, mũ, khẩu trang).

Trẻ lứa tuổi mầm non ở thị trấn Cổ Lễ đông, nhu cầu đưa trẻ đến trường cao nhưng qui mô của trường mầm non Cổ Lễ chưa đáp ứng được. Nắm bắt được nhu cầu này, bà Nguyễn Thị Bình một giáo viên mầm non nghỉ hưu đã xin phép và thành lập trường mầm non tư thục Sơn Ca ngày 02/9/2007. Tuy nhiên, là một trường mầm non tư thục lại mới được thành lập nên phòng học, nhà bếp của trường tận dụng cơ sở vật chất sẵn có (nhà ở, bếp ăn cũ của gia đình), vì vậy đã không đạt tiêu chuẩn phòng học, bếp ăn theo quy định [5], [9].

Năm học 2010 – 2011, nhà trường có 2 nhóm trẻ: nhóm nhà trẻ (24 – 36 tháng) có 1 lớp với 25 trẻ và nhóm mẫu giáo (36 – 72 tháng tuổi) gồm 3 lớp với tổng số trẻ là 98 trẻ. Trường có tất cả 11 giáo viên gồm 1 cô hiệu trưởng, 8 cô giáo đứng lớp và 2 nhân viên nhà bếp, trong đó, 1 giáo viên có trình độ đại học, 4 giáo viên có trình độ trung cấp, 3 giáo viên có trình độ sơ cấp, số còn lại chưa có trình độ chuyên môn.

3.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Trực Hưng [11]

Xã Trực Hưng nằm ở phía Nam của huyện Trực Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên là 571,39 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 396,97 ha, dân số trên 5360 nhân khẩu, tỉ lệ hộ nghèo dưới 5%.

Trực Hưng là một xã thuần nông độc canh cây lúa, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển. Tuy nhiên, nhận thức được những tiềm năng, thế mạnh của một xã nằm ở trung tâm miền 3, có chợ Đền họp 24 phiên/tháng, cho nên khu thị tứ Chợ Đền đã được thành lập vào cuối năm 2006 theo Quyết định của UBND huyện Trực Ninh. Đây là cơ sở phát triển các ngành nghề thương mại dịch vụ của xã. Đồng thời, trên địa bàn xã còn có nhiều cơ quan của địa phương đã góp phần thúc đẩy các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội của xã phát triển ổn định.

- Về kinh tế: Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 4500 tấn tăng so với năm 2009 là 200 tấn. Giá trị kinh tế trên 1 đơn vị canh tác năm 2010 đạt 90 triệu đồng/ha. Bình quân lương thực trên đầu người là 839 kg/người/năm, tăng so với 2009 là 37 kg/người/năm. Thu nhập bình quân trên đầu người là 15 triệu đồng/năm.

Những kết quả đạt được của năm 2009 là tiền đề để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010. Đồng thời, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy - UBND huyện Trực Ninh, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã ổn định và phát triển tốt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, cán bộ và nhân dân trong xã tích cực thi đua lao động sản xuất góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

- Về công tác giáo dục: 2009 - 2010 sự nghiệp giáo dục của xã được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm, chất lượng từng bước được chuẩn hóa, cơ sở vật chất được đầu tư đảm bảo khang trang, cảnh quan xanh - sạch -

đẹp. Từ đó đã khích lệ giáo viên và học sinh các nhà trường thi đua dạy tốt - học tốt.

Riêng đối với bậc học mầm non, tỉ lệ trẻ đến trường ngày càng cao, tỉ lệ suy dinh dưỡng dưới 13%, giảm so với nhiều năm trước. Hiện nay, xã Trực Hưng có một trường mầm non, đó là trường mầm non Trực Hưng.

Với diện tích 5000 m² , trường được xây dựng thành 2 dãy nhà mái bằng gồm 8 lớp và 2 phòng chuyên môn. Trường có sân chơi rộng, mát, có vườn rau sạch cho trẻ.

Năm 2010-2011 nhà trường có 2 nhóm trẻ: nhóm nhà trẻ (24 tháng đến 36 tháng) gồm 2 lớp với tổng số trẻ là 50, nhóm mẫu giáo có 6 lớp với tổng số trẻ là 170 trẻ. Trường có 22 giáo viên gồm 2 cán bộ quản lí, 16 giáo viên đứng lớp và 4 nhân viên nhà bếp, trong đó, 3 giáo viên có trình độ đại học, 6 giáo viên có trình độ cao đẳng, còn lại là các giáo viên có trình độ trung cấp.

Do mức thu nhập của các gia đình còn thấp nên việc đóng góp nuôi dạy trẻ, đầu tư cho trường của gia đình và địa phương còn ở mức thấp, mức ăn ở trường là 5.500 đồng/trẻ kết hợp với cha mẹ trẻ góp gạo hàng tháng (1,2 lạng/trẻ/ngày). Ở trường, trẻ mẫu giáo được ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ, còn với các lớp nhà trẻ được ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ chưa được trang bị đầy đủ, chưa có các trang thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu...). Mặc dù là trường lâu năm nhưng được xây dựng lại từ năm 1991 nên cơ sở vật chất phục vụ chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa đạt theo quy định [5], [9] (bếp ăn chưa được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; chưa có kho bảo quản thực phẩm. Nước sử dụng trong ăn uống của nhà trường lấy từ nguồn nước giếng.

3.2. Tình trạng vệ sinh bếp ăn, dụng cụ và thực hành vệ sinh tại bếp ăn một số trường mầm non huyện Trực Ninh

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng bếp ăn bán trú ở 3 trường mầm non huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (trường mầm non Trực Hưng, trường mầm non Cổ Lễ và trường mầm non Sơn Ca). Kết quả được trình bày ở bảng 1 như sau:

Bảng 1: Thực trạng bếp ăn của các trường

Trường Các tiêu chí Trường mầm non Cổ lễ Trường mầm non Sơn Ca Trường mầm non Trực Hưng Vị trí bếp ăn + + + Cấu trúc, thiết kế + Xử lí rác thải, cống rãnh thông thoáng + +

Ghi chú: " + " : Đạt tiêu chuẩn quy định

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, cả 3 bếp ăn của 3 trường mầm non đều được xây dựng ở nơi thuận tiện, xa nhà vệ sinh, đảm bảo vệ sinh khu vực ăn uống. Tuy nhiên, chỉ có bếp ăn của trường mầm non Cổ Lễ được thiết kế theo nguyên tắc một chiều với đầy đủ các phòng như: phòng kho, phòng chia thức ăn... và sân để nguyên liệu; còn bếp ăn của 2 trường mầm non Sơn Ca và Trực Hưng vì tận dụng cơ sở vật chất trước đây sử dụng vào mục đích khác nên không đạt các yêu cầu vệ sinh về cấu trúc, thiết kế. Bếp ăn của 2 trường mầm non Cổ Lễ và Trực Hưng được xây dựng với hệ thống cống rãnh thông thoáng và xử lí rác thải tốt (cả 2 trường đều có cổng phụ đưa rác ra ngoài); còn

trường mầm non Sơn Ca vì không có cổng phụ, do đó, rác thải được đưa ra ngoài qua cổng chính của trường.

Chúng tôi cũng đã tiến hành tìm hiểu các thông tin chung về những người trực tiếp phục vụ ăn uống (nhân viên nhà bếp – NVNB, cô giáo phụ trách bán trú – CGPTBT) ở bếp ăn bán trú của 3 trường mầm non.

Bảng 2: Thông tin chung về những người trực tiếp phục vụ ăn uống NVNB (n = 10) CGPTBT (n =21) Thông tin chung MNCL (n = 4) MNSC (n = 2) MNTH (n = 4) MNCL (n = 9) MNSC (n = 4) MNTH (n = 8) Tuổi - < 20 tuổi - 20 – 40 tuổi - 40 – 50 tuổi - > 50 tuổi 1 3 2 4 8 1 1 3 7 1 Trình độ chuyên môn - Chưa được đào tạo - Sơ cấp - Trung cấp - Cao đẳng, đại học 3 1 2 4 9 1 3 8 Thâm niên nghề nghiệp - < 1 năm - 1 – 5 năm - 5 – 10 năm - > 10 năm 3 1 2 4 5 3 1 1 3 5 2 1

Ghi chú: MNCL: Trường mầm non Cổ Lễ

MNSC: Trường mầm non Sơn Ca MNTH: Trường mầm non Trực Hưng

Số liệu bảng 2 cho thấy, đa số NVNB trong độ tuổi 40 – 50 tuổi, trong khi đó, phần lớn CGPTBT lại ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, duy nhất ở trường mầm non Sơn Ca có 1 CGPTBT dưới 20 tuổi (mới tốt nghiệp THPT) . Tuy nhiên, về trình độ chuyên môn của các NVNB tại bếp ăn bán trú của 3 trường mầm non chỉ có duy nhất 1 NVNB trường mầm non Cổ Lễ có trình độ trung cấp nấu ăn, còn lại các NVNB đều chưa qua trường lớp đào tạo nào về nấu ăn mà được chuyển từ CGPTBT sang (do họ đều là những người đã có tuổi). Chính vì thế mà thâm niên nghề nghiệp của các NVNB còn ít, đa số NVNB có từ 1 – 5 năm kinh nghiệp làm việc. Phần lớn NVNB là những người lớn tuổi, họ rất khó có thể thay đổi được thói quen, hành vi dinh dưỡng chưa khoa học và họ cũng chưa được đào tạo qua trường lớp về nấu ăn, lại ít kinh nghiệm nghề nghiệp. Các vấn đề này đều ảnh hưởng tới việc thực hiện vệ sinh và an toàn thực phẩm cho trẻ.

Việc đảm bảo vệ sinh cá nhân và sử dụng bảo hộ lao động có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo VSATTP. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc thực hiện vệ sinh cá nhân và khám sức khỏe định kì của các nhân viên phục vụ ăn uống tại bếp ăn của 3 trường mầm non.

Bảng 3: Nhân viên phục vụ thực hiện vệ sinh cá nhân và khám sức

Một phần của tài liệu Vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số trường mầm non huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)