Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

o Về phía khách hàng:

 Chất lượng thông tin do khách hàng cung cấp chưa cao làm giảm chất lượng của quá trình phân tích tín dụng. Vấn đề chất lượng của thông tin khách hàng cung cấp có thể do trình độ, năng lực của doanh nghiệp kém nhưng cũng phải thấy một thực tế chủ yếu là do đạo đức của người đi vay. Khách hàng đi vay vốn của Ngân hàng nên thường tìm mọi cách để có được tiền vay dù năng lực trả nợ có thể là rất kém. Có những trường hợp, khách hàng cố tình cung cấp sai thông tin, hoặc làm giả giấy tờ làm ảnh hưởng đến thu nhập của Sở. Và nếu nhiều khách hàng cố tình chiếm dụng vốn vay kiểu này có thể kéo theo sự sụp đổ của Ngân hàng. Vì vậy cán bộ tín dụng của Sở sau khi thu nhận thông tin phải kiểm tra, xác minh cẩn thận để tránh rủi ro cho Sở

 Quá trình kiểm tra và kiểm soát sau khi cấp tín dụng là cần thiết giúp Ngân hàng theo dõi đồng vốn đã cho vay. Để thực hiện tốt việc này cán bộ tín dụng phải xuống tận cơ sở xem xét, song có những khách hàng đã cố ý che dấu những sai sót trong quá trình sử dụng vốn để tiếp tục được giải ngân

 Khi vay vốn, khách hàng được yêu cầu phải cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong đó có những giấy tờ cẫn xác minh của cơ quan có thẩm quyền nhưng thủ tục để có được những giấy tờ này còn rắc rối và tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc của khách hàng nên nhiều khi họ vẫn sử dụng biện pháp trái pháp luật để có được những giấy tờ vay vốn.

 Hầu hết cán bộ tín dụng khi tiến hành phân tích tín dụng đều tiến hành hỏi tin từ trung tâm tín dụng CIC, để biết được tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và hiện tại. Thực tế hiện nay nhiều tổ chức tín dụng thành viên hoặc tìm cách trốn tránh không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch vì lo ngại nếu thông tin chi tiết được cung cấp sẽ mất đi vị thế cạnh tranh hoặc có khả năng bị Ngân hàng khác lôi kéo làm mất khách hàng. Mặt khác thông tin về các doanh nghiệp nhỏ không được cập nhật. Hơn nữa, hệ thống tín dụng CIC vẫn còn nhiều khiếm khuyết do hệ thống mạng kết nối chưa được đầu tư đúng mức. Khả năng lưu trữ thông tin vẫn chưa lớn hệ thống mạng truyền tin chậm, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu thông tin tức thời. Vấn đề bảo mật của hệ thống thông tin này cũng rất đáng quan tâm, vì đây là hệ thống thông tin về tài khoản, tình hình nợ của các doanh nghiệp, các Ngân hàng nên hết sức nhạy cảm, đòi hỏi phải được bảo mật cao. Như vậy việc khai thác thông tin từ hệ thống CIC vẫn còn rất hạn chế.

 Hệ thống pháp luật Việt Nam còn chứa nhiều vấn đề chưa hợp lý, còn sơ hở, chồng chéo và thường xuyên phải sửa đổi gây khó khăn cho cả khách hàng và Ngân hàng. Thậm chí nhiều khách hàng đã lợi dụng sơ hở này để lừa đảo.

 Thị trường tài chính Việt Nam còn mới, hoạt động còn kém hiệu quả, thông tin phản hồi từ thị trường không thông qua quy luật nào và thiếu chính xác nên việc xác định lãi suất chiết khấu (là việc rất quan trọng khi thẩm định hiệu quả tài chính dự án) chỉ được là trên cơ sở chủ quan của Ngân hàng. Do đó, không tính toán được những rủi ro trong tương lai mà khoản vay mạng lại, mặc

dù cán bộ tín dụng đã tính đến độ nhạy của dự án, xong còn quá đơn giản để thấy hết được những yếu tố ảnh hưởng của dự án trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)