Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Dạy học theo nhóm trong môn toán Tiểu học (Trang 34)

Đổi mới phương pháp dạy học không thể triển khai nếu không phát triển đội ngũ chuyên môn của GV. Hiệu trưởng có trách nhiệm trực tiếp trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường của mình. Hiệu trưởng cần phát động phong trào đổi mới, cần khuyến khích, động viên mọi sự sáng tạo của GV, tạo ra cơ chế hoạt động để GV có thể áp dụng sáng kiến vào thực tiễn. Hiệu trưởng tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, về sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học. GV là yếu tố trung tâm của quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

2.2. Thực tiễn, nguyên nhân của việc sử dụng HTTCDH theo nhóm trong nhà trường Tiểu học nói chung và trong dạy học môn Toán ở Tiểu học nói riêng

2.2.1. Thực tiễn của việc sử dụng HTTCDH theo nhóm trong nhà trường Tiểu học nói chung và trong dạy học môn Toán nói riêng.

Để tìm hiểu việc sử dụng HTTCDH theo nhóm trong môn Toán ở nhà trường Tiểu học, tôi đã thực hiện quan sát và trò chuyện về việc dạy của GV và việc học của HS ở một số trường Tiểu học mà tôi đã trực tiếp được kiến tập và thực tập sư phạm.

Tôi thấy hầu hết các GV ở các trường Tiểu học đều cho rằng, việc sử dụng hình thức tổ chức học tập theo nhóm trong các môn học đã làm cho quá trình dạy học hiệu quả hơn, HS có điều kiện tiếp thu bài học tốt hơn.

- Về cách chia nhóm:

Hiện nay, trong dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và trong môn Toán nói riêng thì dạy học theo nhóm được tiến hành theo 2 cách:

+ Cách 1: Tổ chức thành lập nhóm → đề ra nhiệm vụ → các nhóm thực hiện nhiệm vụ → đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá, bổ sung → hoạt động chung cả lớp.

+ Cách 2: Làm việc chung cả lớp → làm việc theo nhóm → thảo luận tổng kết trước lớp.

Thông qua một số tiết dự giờ, tôi thấy cách 1 được GV sử dụng phần lớn trong quá trình dạy học của mình. Có thể đây là thói quen của quá trình vận dụng phương pháp cũng như HTTC này, GV đã quen với việc chia nhóm trước để tiến hành nhanh chóng, hình thành các nhóm mà không nhớ rằng trước khi hình thành các nhóm cần phải biết chủ đề cần chuẩn bị thảo luận là gì.

Hiện nay, trong việc dạy học các môn ở Tiểu học nói chung, môn Toán nói riêng, thầy cô thường lựa chọn cách chia nhóm theo bàn. Ngoài ra cách chia nhóm theo tổ cũng được lựa chọn ít hơn, còn cách chia nhóm ngẫu nhiên thì rất ít GV sử dụng. GV chỉ sử dụng ở những tiết dạy “ đặc biệt”- đó là những tiết có GV dự giờ, đánh giá hoặc là những tiết mà GV chuẩn bị để đi thi GV dạy giỏi các cấp. Cách chia nhóm theo tổ chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh GV đánh giá nội dung thảo luận rất khó, chia nhóm theo bàn là chủ yếu.

Sở dĩ GV thường sử dụng hình thức chia nhóm theo bàn vì: cách chia này thuận tiện phù hợp với điều kiện lớp học, HS phải được di chuyển chỗ ngồi, không tốn nhiều thời gian để hình thành một nhóm và để HS đỡ mất trật tự.

* Về số lượng HS trong nhóm mà GV ở các trường Tiểu học hay sử dụng là 2 HS, 4 HS, 6 HS. Còn nhóm có số lượng HS lớn hơn thì thỉnh thoảng GV mới sử dụng hoặc không sử dụng vì những nhóm có nhiều HS nếu HS không tích cực tham gia thảo luận thì kết quả thảo luận chỉ là của một vài HS tích cực mà thôi. Điều đó làm cho hiệu quả sử dụng HTTC này không cao.

Để có cách nhìn khái quát về thực tế, mức dộ sử dụng HTTC học tập theo nhóm trong các môn học tôi đã tiến hành tìm hiểu và thấy rằng: Phương pháp dạy học theo nhóm chỉ được GV sử dụng trong khâu hình thành tri thức mới và ở các bài toán có lời văn ở phần thực hành, hầu hết là không sử dụng ở phần ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh giá. Qua trò chuyện thì lí do mà GV đưa

ra là nội dung của tiết học chủ yếu là làm thế nào để truyền đạt được nội dung bài học đối với HS, HS nắm được những gì qua bài học. Chính vì vậy, những vấn đề đưa ra cho HS thảo luận cũng xoay quanh các nội dung quan trọng đó.

* Việc tổ chức cho nhóm thảo luận: GV thường giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận là giống nhau, tức là các nhóm cùng thảo luận một nhiệm vụ mà rất ít khi để cho mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ riêng biệt. Chỉ để cho mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ riêng biệt khi nội dung đó có nhiều nội dung và vấn đề cần giải quyết.

Qua quan sát và dự giờ, tôi thấy số tiết mà GV có sự theo dõi, quan sát hay GV đi đến từng nhóm để quan sát việc thảo luận với số tiết mà GV không làm gì để các nhóm tự thảo luận là tương đối ngang nhau.

Như vậy, trên thực tế người GV không phải lúc nào cũng có ý thức để thực hiện được đúng vị trí, vai trò của mình trong quá trình dạy học.

* Có 2 cách để tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm: báo cáo bằng lời và báo cáo bằng biểu tượng. Thực tế GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận bằng lời là chủ yếu, rất ít GV dùng cách thứ 2 ( phiếu giao việc) vì không có điều kiện về thời gian. Ngoài ra GV cho rằng HS báo cáo kết quả bằng lời vừa phát triển được ngôn ngữ nói cho HS vừa rèn luyện cho HS kĩ năng nói, diễn đạt vấn đề trước tập thể.

Với mỗi nội dung, nhiệm vụ đưa ra đều phải được tổng kết, đưa ra kết luận giúp HS nhớ được bài học. Trong thực tế, ở một số tiết học của một số GV hiện nay thì sau khi HS thảo luận xong GV đã đưa ra kết luận luôn chứ không dành thời gian để nhận xét câu trả lời của HS. Việc đó của GV làm giảm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp, giảm hiệu quả của quá trình dạy học.

Như đã trình bày ở phần trên thì hoạt động hợp tác theo nhóm có nhiều ích lợi như: hình thành và phát triển một số kĩ năng xã hội, phẩm chất cần thiết

chuẩn bị cho HS sống hợp tác, biết cùng chung sống. Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau, tăng cường tính tự chủ, sáng tạo của HS. Tuy nhiên nếu tổ chức không tốt thì kết quả của thảo luận nhóm sẽ không được như mong muốn.

Ở các trường Tiểu học hiện nay thì HTTC học tập theo nhóm đã được GV sử dụng hầu hết trong các môn học: Toán, Tiếng Việt,Tự nhiên và xã hội, … Nhận thức của GV về tác dụng của HTTC học tập theo nhóm cũng được nâng lên, đại đa số đều thấy được vị trí, vai trò của nhóm học tập trong bài giảng. GV cũng đã vận dụng, kết hợp hình thức học tập theo nhóm với các hình thức, phương pháp khác. Tuy nhiên mức độ sử dụng hình thức này mới chỉ có ở khâu hình thành tri thức mới là chủ yếu, trong ôn tập, củng cố thường không được sử dụng. HTTC chia nhóm của GV còn đơn đơn điệu thường không được thay đổi trong một tiết học,… Có thể thấy thực tiễn sử dụng HTTC dạy học theo nhóm trong nhà trường Tiểu học nói chung và trong dạy học môn Toán nói riêng hiện nay chưa thực sự có hiệu quả, chưa phát huy hết ưu điểm của hình thức dạy học này.

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng HTTC dạy học theo nhóm trong nhà trường Tiểu học nói chung và trong dạy học môn Toán nói riêng.

Thực tế qua quan sát và dự giờ tôi thấy, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng HTTC học tập theo nhóm chủ yếu là do cơ sở vật chất lớp học không tốt, bàn ghế được sử dụng là bàn ghế “đa năng” vì: bàn ghế vừa phục vụ cho việc học tập lại vừa phục vụ cho việc ăn, ngủ của HS, hơn nữa đa phần lớp học đều có sĩ số đông. Đông hơn rất nhiều so với số lượng quy định. Chính vì vậy, trong cùng một diện tích phòng học phải kê nhiều bàn ghế và không có không gian cho HS di chuyển, đi lại rất hẹp vì thế rất khó cho việc triển khai hoạt động thảo luận nhóm.

Ngoài ra còn có nguyên nhân từ phía người dạy và người học là GV và HS (2 nhân tố của quá trình dạy học). Cụ thể đó là trình độ nhận thức của HS

và năng lực của GV, đòi hỏi ở người GV phải có trình độ vững vàng, biết kết hợp các PPDH khác nhau nhằm tổ chức tốt giờ học.

Do mất nhiều thời gian và do nội dung dạy học khó, không phù hợp là hai nguyên nhân không được đề cập đến. Vì chúng ta đã biết thời gian một tiết học thường từ 30 – 40 phút, đủ thời gian cho GV tổ chức học tập cho HS, nội dung bài học thường liên quan đến cuộc sống không phải là các nội dung khó cho nên đều có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

Để nâng cao chất lượng của việc sử dụng HTTC học tập theo nhóm trong các môn học ở trường Tiểu học, cụ thể là trong môn Toán ở Tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra các bước trong tiến hành thảo luận góp phần cho việc đạt được hiệu quả tối ưu trong dạy học môn Toán ở Tiểu học.

2.3. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Toán ở Tiểu học

2.3.1. Học sinh Tiểu học học Toán như thế nào và những điểm cần chú ý trong dạy học Toán ở Tiểu học

a. Học sinh Tiểu học học Toán như thế nào?

Lứa tuổi tiểu học (6-7 tuổi đến 11-12 tuổi) là giai đoạn mới của phát triển tư duy- giai đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó chưa hoàn toàn tổng quát. Học sinh có khả năng nhận thức về cái bất biến và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến rất quan trọng, phân biệt được phương diện định tính với định lượng- điều kiện ban đầu cần thiết để hình thành khái niệm “số”. Chẳng hạn: học sinh lớp 1 đã nhận thức cái bất biến là sự tương ứng 1-1 không thay đổi khi thay đổi cách sắp xếp các phần tử (dựa vào lớp các tập hợp tương đương), từ đó hình thành khái niệm bảo toàn “số lượng” của các tập hợp trong lớp các tập hợp đó; phép cộng có phép toán ngược trong tập hợp các số tự nhiên.

Học sinh cuối cấp học có những tiến bộ về nhận thức không gian phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau ngoài các quan hệ trong nội bộ một hình. Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá - khái quát hoá và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán. Ở học sinh tiểu học, phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai trong hình thành khái niệm. Khi giải toán, thường ảnh hưởng bởi một số từ “thêm”, “bớt”, “nhiều gấp” ... tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm. Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hoá và khái quát hoá nhưng không thể chỉ dựa vào tri giác bởi khái niệm toán học còn là kết quả của các thao tác tư duy đặc thù. Có hai dạng trừu tượng hoá: Sự trừutượng hoá từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính

sự trừu tượng hoá từ cáchành động. Khi thực hiện trừu tượng hoá nhằm rút ra các dấu hiệu bản chất, chẳng hạn: thông qua trừu tượng hoá từ các đồ vật (tập hợp cụ thể) loại bỏ đặc tính màu sắc, kích thước hình thành lớp các tập hợp tương đương, sau đó chỉ quan tâm đến cái chung giữa lớp các tập hợp tương đương đó, đi đến khái niệm “số” (trừu tượng hoá trên các hành động).

Học sinh tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp thường phán đoán theo cảm nhận riêng nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Trong học toán, học sinh khó nhận thức về quan hệ kéo theo trong suy diễn. Chẳng hạn đáng lẽ hiểu: “12 = 3 x 4 nên 12 : 3 = 4”, thì lại coi đó là hai mệnh đề không có quan hệ với nhau. Các em khó chấp nhận các giả thiết, dữ kiện có tính chất hoàn toàn giả định bởi khi suy luận thường gắn với thực tế, phép suy diễn của “hiện thực”. Bởi vậy khi nghe một mệnh đề toán học các em chưa có khả năng phân tích rành mạch các thuật ngữ, các bộ phận của câu mà hiểu nó một cách tổng quát.

a. Một số điểm cần chú ý trong dạy học Toán ở Tiểu học

- Trong dạy học tiểu học quan điểm “thống trị” là quan điểm tâm lý học, nhưng trong dạy học toán cần thấy vai trò chủ đạo của quan điểm logic và toán học, coi logic học hình thức là cơ sở quan trọng của nó. Thực tế, quan tâm đến đặc điểm lứa tuổi chính là tăng cường sức mạnh của logic quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học.

Không thể dạy học toán mà không nắm vững đặc thù của toán học nói chung, không nắm vững những kiến thức toán học cơ bản, cần thiết liên quan đến các kiến thức cần dạy. Lịch sử toán học đã chỉ ra rằng toán học xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, toán học còn phát triển theo yêu cầu của nội tại toán học.

2.3.2. Tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học Toán ở Tiểu học 2.3.2.1. Một số hình thức chia nhóm học tập trong môn Toán

Có thể có nhiều cách chia nhóm học tập tuỳ theo yêu cầu của mỗi nhóm và tuỳ theo dụng ý sư phạm dạy học của giáo viên. Tuy nhiên có thể thấy giáo viên thường chia nhóm theo những hình thức sau: Chia nhóm ngẫu nhiên; Chia nhóm đồng tâm; Chia nhóm theo sở trường; Chia nhóm hỗn hợp.

a. Chia nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên): chẵn lẻ giữa các dãy bàn

Ví dụ 1:

Muốn chia lớp thành hai nhóm để thi đua học tập hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó giáo viên chỉ em đầu bàn (đầu tiên) đọc là chẵn,

em kế tiếp đọc là lẻ, cứ như thế các em chẵn vào một nhóm, các em lẻ vào một nhóm. Ta có hai nhóm chia ngẫu nhiên của lớp, từ đó giao nhiệm vụ học tập và thi đua giữa các nhóm.

Ví dụ 2:

Cần chia lớp thành 4 nhóm: Giáo viên yêu cầu điểm danh 1,

2, 3, 4 cứ hết một vòng (4cm) như thế lặp lại. Cuối cùng các em có số (1) vào một nhóm, các em có số (2) vào một nhóm, các em có số (3) vào một

nhóm các em có số (4) vào một nhóm. Ta chia lớp thành 4 nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên)

- Ưu điểm của cách chia nhóm này là: Khả năng giao tiếp rộng giữa các đối tượng trong lớp. Các em thấy cơ hội phân vào các nhóm là như nhau.

- Nhược điểm của cách chia nhóm này là: Các nhóm tương đối đồng đẳng về số lượng người, về trình độ chung của các nhóm có thể có nhược điểm là một số học sinh không phù hợp, không biết cá tính của nhau trong giai đoạn đầu học tập tương tác có thể chưa thật ăn ý, cũng có thể có nhóm toàn học sinh khá giỏi hoặc còn yếu như vậy trình độ các nhóm không đều. Nếu chia nhóm kiểu này nhiệm vụ giáo viên giao việc cần có nhiều trình độ, mức độ yêu cầu khác nhau. Có như vậy mới tận dụng hết khả năng của mỗi học sinh trong nhóm.

b. Chia nhóm kiểu vòng tròn đồng tâm

Chia lớp thành từng cặp 2 nhóm; 1 nhóm thực hiện đứng (ngồi) ở vòng

Một phần của tài liệu Dạy học theo nhóm trong môn toán Tiểu học (Trang 34)