Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ

Một phần của tài liệu Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định (Trang 30)

VĐV chạy 100m đội tuyển Điền kinh trường THPT Mỹ Lộc

3.1.1. xác định test đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ trong chạy 100m:

Để đảm bảo chính xác hiệu quả thực nghiệm căn cứ vào luận điểm cơ bản của quá trình huấn luyện VĐV, thông qua tổng hợp các tài liệu có liên quan. Để lựa chọn những test đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ ảnh hưởng đến thành tích chạy 100m, tiến hành phỏng vấn 10 giáo viên, HLV đã từng có kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện cự ly 100m.

Để đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ có rất nhiều test, dựa trên cơ sở của đối tượng nghiên cứu trong phạm vi của đề tài, qua kết quả phỏng vấn cho thấy 3 test: Bật xa tại chỗ, XPT 30m, XPT 100m có tỷ lệ từ 90% số phiếu nhất trí cao được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn xác định các test đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ ( n = 10 ) Test Số phiếu đồng ý Tỷ lệ % BXTC ( cm ) 9 90% XPT 30m ( s ) 10 100% XPT 100m ( s ) 10 100%

25

Để đảm bảo khách quan hơn nữa đã tiến hành xác định mối tương quan giữa các test với thành tích chạy 100m. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Mối tương quan giữa các chỉ số thể lực với thành tích chạy 100m ( n = 12 ) Test ttính tbảng P BXTC ( cm ) 0,835 XPT 30m ( s ) 0,827 XPT 100m ( s ) 0,965 0,625 < 0,05

Qua bảng 3.2 cho thấy 3 test: Bật xa tại chỗ, XPT 30m, XPT 100m có mối tương quan rất chặt chẽ với thành tích chạy 100m ( ttính từ 0,8 trở lên ). Do đó chúng tôi có lựa chọn 3 test: Bật xa tại chỗ, XPT 30m, XPT 100m làm cơ sở đánh giá.

- BXTC ( cm ): Đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ.

- Chạy XPT 30m ( s ): Đánh giá năng lực sức nhanh và mức độ hoàn thiện kỹ thuật xuất phát.

- Chạy XPT 100m ( s ): Đánh giá thành tích.

3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển sức mạnh tốc độ của nữ đội tuyển Điền kinh trường THPT Mỹ Lộc:

Qua những kết quả điều tra về thực trạng huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV chạy 100m của đội tuyển trường THPT Mỹ Lộc chúng tôi đã xác định được nhóm những bài tập mà các HLV thường sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m là những bài tập sau:

26

Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV chạy 100m đội tuyển Điền kinh trường THPT Mỹ Lộc.

Khối lượng

TT Bài tập Số tổ Quãng

nghỉ

Tổng

1 Nâng cao đùi tại chỗ 1 phút/tổ 3 30 - 50” 3’ 2 Đạp sau 30m 3 30” 90m 3 Bật nhảy với lá 10 lần/tổ 3 1’ 30 lần 4 Chạy 30m tốc độ cao 2 - 4 40’’ 60 - 120m 5 Chạy 100m xuất phát cao 3 1’ 300m 6 Đứng lên ngồi xuống 30 lần/tổ 5 30 150 lần 7 Gánh tạ bật nhảy thẳng chân

trọng lượng tạ 15kg

3 30 – 50” 60 lần

8 Chạy biến tốc 300m, 50 nhanh, 50 chậm.

2 2 – 4’ 600m

- Mật độ buổi tập là 2 buổi/ 1 tuần, số lượng bài tập được sử dụng trong mỗi buổi tập là từ 3 – 5 bài. Thời gian dành cho các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ là từ 10 – 15 phút.

- Từ kết quả trên chúng tôi có nhận xét sau :

1/ Số lượng các bài tập còn chưa phong phú, toàn diện. Các bài tập khắc phục trọng lượng phụ sử dụng phương tiện còn ít, chưa chú trọng phát triển các nhóm cơ lưng, bụng và nhóm cơ chi trên.

2/ Giai đoạn này các em bước vào chuyên môn hóa ban đầu nên thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ từ 10 – 15 phút là chưa đủ.

3/ Để phát triển tốt thành tích chạy 100m thì bên cạnh việc huấn luyện sức mạnh tốc độ cần phải phối hợp hài hòa với huấn luyện sức nhanh và sức

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bền tốc độ. Bên cạnh đó muốn chạy 100m đạt được thành tích nhanh phải phát huy và duy trì được sức nhanh trên toàn cự ly. Ngoài ra độ linh hoạt khớp, mức độ hoàn thiện kỹ thuật…cũng tác động nhiều đến thành tích đạt được.

Với mục đích đánh giá đúng thực trạng phát triển tốc độ của nữ VĐV chạy 100m đội tuyển điền kinh trường THPT Mỹ Lộc. Đề tài tiến hành khảo sát thực tế huấn luyện của HLV trong 2 năm 2008 – 2009 qua các tài liệu kết quả thu được, trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. So sánh kết quả các test năm 2008 - 2009 ( nA = nB = 6 ) Bật xa tại chỗ ( cm ) Chạy 30m XPT ( s ) Chạy 100m XPT ( s ) Test Năm Chỉ số 2008 2009 2008 2009 2008 2009 X 198,2 198,6 4,52 4,38 14,64 14,42   0,37 0,53 0,27 0,36 0,24 0,18 ttính 1,54 0,82 1,83 tbảng 2,179 P > 0,05

Qua bảng 3.4. ta thấy thành tích bật xa tại chỗ trung bình của năm 2009 có tăng lên so với năm 2008, song sự khác biệt đó không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Cụ thể là :

X 2008 = 198,2 ( cm )

X 2009 = 198,6 ( cm ) ttính = 1,54 < tbảng=2,197

28

Thành tích chạy 30m TĐC năm 2009 cao hơn thành tích của năm 2008 nhưng sự khác biệt đã không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P < 0,05. Cụ thể là:

X 2008 = 4,52 ( s )

X 2009 = 4,38 ( s )

ttính = 0,82 < tbảng = 2,179

Thành tích chạy 100m XPT của năm 2009 có tốt hơn năm 2008 nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Cụ thể là :

X 2008 = 14,64 ( s )

X 2009 = 14,42 ( s ) ttính = 1,83 < tbảng = 0,34

Từ kết quả trên đi đến kết luận:

Năng lực sức mạnh tốc độ của nữ VĐV chạy 100m đội tuyển Điền kinh của trường THPT Mỹ Lộc năm 2009 có phát triển so với năm 2008 nhưng không cao, không đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất P > 0,05.

Thành tích chạy 100m năm 2009 tốt hơn thành tích năm 2008 nhưng sự khác biệt đó không đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất P > 0,05.

Nhận xét chung:

Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu về: + Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16 – 17. + Khái niệm sức mạnh tốc độ. + Cơ sở sinh lí của sức mạnh tốc độ. + Quan điểm về huấn luyện sức mạnh.

+ Đặc điểm cơ bản trong huấn luyện sức mạnh tốc độ.

+ Mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh tốc độ với thành tích chạy 100m. Cùng với việc đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV chạy 100m đội tuyển Điền kinh trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định.

29

Nhận thấy vai trò không thể thiếu của sức mạnh tốc độ trong chạy cự ly ngắn cụ thể là chạy 100m cũng như tầm quan trọng của huấn luyện sức mạnh tốc độ đối với quá trình huấn luyện cự ly ngắn. Từ đó đề tài đi sâu nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ hiệu quả mà phù hợp với đặc điểm sinh lý VĐV lứa tuổi 16 – 17.

3.2. Lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV chạy 100m của đội tuyển Điền kinh trường THPT Mỹ Lộc.

3.2.1. Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ của nữ VĐV chạy 100m.

Qua quá trình tổng hợp và đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn dạy - huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thể thao trong chạy cự ly ngắn cụ thể là chạy 100m người ta sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau trong đó có bài tập sức mạnh tốc độ.

Để tạo ra hiệu quả tốt nhất trong chạy 100m phụ thuộc rất nhiều vào tố chất sức mạnh tốc độ. Đó là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh và về nguyên tắc phải đảm bảo duy trì tốc độ tối đa trong khoảng thời gian ngắn có như vậy mới nâng cao được thành tích chạy 100m. Để xây dựng những bài tập sức mạnh hiệu quả thì bài tập đó phải có lượng vận động hợp lý và khoa học. Đồng thời phải có sự phân tích các bài tập thông qua cơ chế cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động trong các vùng cường độ khác nhau cũng như khoảng thời gian hoạt động.

Do đặc điểm đối tượng là học sinh THPT nên trong quá trình lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cũng cần xem xét một cách có hệ thống và mang tính khoa học. Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu đề tài lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đó là các bài tập lặp lại.

30

Các bài tập đã có đặc điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các bài tập thực hiện với tốc độ tối đa. + Khối lượng các bài tập thấp.

+ Quãng nghỉ đủ dài để cơ bắp thực hiện tốt lần tiếp theo.

Để tăng cường sức mạnh tốc độ phương pháp cơ bản là phương pháp lặp lại cực hạn làm căng cơ đến mức tối đa hoặc sử dụng trọng lượng chưa đến mức tối đa nhưng số lần lặp lại cực hạn. Với phương pháp sử dụng những bài tập với trọng lượng đối kháng tối đa giá trị phát triển này là ở những lần lặp lại tới mức cực hạn, có như vậy mới đạt được hiệu quả của quá trình huấn luyện cũng như trình độ tập luyện của VĐV. Bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển được trình bày ở bảng 3.5 như sau:

31

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn nội dung các bài tập sức mạnh tốc độ ( n = 10 )

TT Nội dung bài tập

Số phiếu tán thành

Tỷ lệ %

Bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể 1 Bật cao liên tục trên hố cát 20 - 30 lần x 3 tổ,

nghỉ giữa 3 phút 9 90 2 Bật xa tại chỗ 5 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 30 giây/lần và 3 - 5 phút/tổ 10 100 3 Bật cóc 30m x 3 tổ, nghỉ giữa 2 - 4 phút 10 100 4 Nhảy lò cò 30m x 5 lần, nghỉ giữa 4 – 6 phút 6 60 5 Đạp sau 50m 3 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 lần/phút,5 - 7 phút/tổ 5 50

Bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể bên ngoài

6 Gánh tạ bật nhảy 3 tổ x 30 lần/tổ, trọng lượng

tạ 30 kg, nghỉ giữa 4 - 6 phút

9 90

7 Gánh tạ đi bước xoạc 30m x 3, nghỉ giữa 4 - 5 phút/lần, trọng lượng tạ 30 - 40 kg

6 60

8 Gánh tạ đạp sau 30m x 5 tổ, nghỉ 3 - 5 phút/tổ,

trọng lượng tạ 15 kg

9 90

9 Gánh tạ nâng cao đùi 5 tổ x 1 phút/tổ, nghỉ

giữa 2 - 3 phút, trọng lượng tạ 15 kg

8 80

10 Gánh tạ đứng lên ngồi xuống 5 tổ 10 lần/tổ,

nghỉ giữa 5 phút, trọng lượng tạ 20 kg

8 80

11 Cõng nhau đứng lên ngồi xuống 10 lần/tổ x 3 tổ nghỉ giữa 3 - 5 phút

32

Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.5 cho phép lựa chọn được 7 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Tất cả những bài tập được lựa chọn và đem vào ứng dụng cho đối tượng thực hiện đều chiếm tỷ lệ từ 80% số người đồng ý trở lên. Những người được phỏng vấn là những người có trình độ và kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện chạy cự ly 100m, do vậy những bài tập được lựa chọn đảm bảo độ tin cậy cao.

Tất cả các bài tập lựa chọn đưa vào ứng dụng được định mức lượng vận động chặt chẽ được trình bày ở bảng 3.6.

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6: Nội dung bài tập phát triển sức mạnh tốc độ Khối lượng

TT Nội dung bài tâp Số

tổ

QN Tổng Mục đích yêu cầu

Bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể

1. Bật cao liên tục trên hố cát 30 lần 3 3– 5’ 90 lần Phát triển sức mạnh cổ chân, bàn chân 2. Bật xa tại chỗ 5 lần 2 1’/lần , 5’/tổ 10 lần Phát triển sức mạnh cổ chân, khả năng phối hợp vận động, yêu cầu nhảy nhanh, mạnh, độ dài bước

3.

Bật cóc 20m

3 3 – 5’ 60m Phát triển nhóm cơ chân, đùi, bật thẳng chân, đạp lần tiếp theo ở tư

thế 1/2 gối

Bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể bên ngoài

4. Gánh tạ bật nhảy, trọng lượng tạ 30 kg

3 5’ 60 lần

Phát triển sức mạnh cổ chân, chạm đất nhanh, thẳng chân khi

trên cao 5. Gánh tạ đạp sau 30m, trọng lượng tạ 15 kg 5 3 – 5’ 150m Phát triển sức mạnh cổ chân, đùi, khả năng nỗ lực ý chí 6. Gánh tạ nâng cao đùi 15 giây/tổ, trọng lượng tạ 15 kg 3 3 – 5’ 45 giây

Nâng nhanh tối đa, tư thế thân người thẳng, đùi vuông góc

7. Gánh tạ đứng lên ngồi xuống 10 lần, trọng lượng tạ 20kg 5 5’ 50 lần Phát triển sức mạnh bột phát, yêu cầu xuống chậm, lên nhanh

34

Đề tài đã áp dụng tất cả 7 bài tập trên vào việc huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm và được tiến hành theo lịch trình giảng dạy. Đề tài tiến hành trong 6 tuần mỗi tuần 3 buổi mỗi buổi 90 phút trong đó bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chiếm 20 – 30 phút.

3.2.2 ng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển Điền kinh trường THPT Mỹ Lộc

3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm :

Đề tài tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 12 VĐV được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 6 VĐV. Nhóm thực nghiệm ( nhóm A ) và nhóm đối chứng ( nhóm B ), nhóm thực nghiệm tập luyện theo chương trình bài tập mà đề tài đưa ra, nhóm đối chứng thực hiện theo giáo án của nhà trường.

Thời gian thực nghiệm: Đề tài thực nghiệm trong 6 tuần mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi tập 90 phút. Kế hoạch tập luyện được trình bày ở phần phụ lục 2.

Kiểm tra đánh giá: Để thực hiện đề tài đã tiến hành 2 đợt kiểm tra, kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Từ đó so sánh để khẳng định hiệu quả của bài tập.

3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả bài tập sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV chạy 100m trước và sau thực nghiệm:

* Trước thực nghiệm:

Để xác định trình độ của VĐV trước khi tiến hành thực nghiệm đã tiến hành kiểm tra 12 VĐV thông qua các test. Qua thu thập và xử lí số liệu thu được trình bày ở bảng 3.7.

35

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra các test ở thời điểm trước thực nghiệm ( nA = nB = 6) BXTC ( cm ) XPT 30m ( s ) Chạy 100m XPT ( s ) Test Nhóm Thông số Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng X 201,3 201,7 4,32 4,18 14,4 14,18   0,38 0,52 0,24 0,42 0,28 0,15 ttính 1,54 0,71 1,69 tbảng 2,179 P% > 0,05

* Đánh giá kết quả trước thực nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả kiểm tra ban đầu được tổng hợp số liệu và xử lí theo phương pháp toán học thống kê, nhìn vào bảng 3.7 cho thấy:

+ Thành tích bật xa tại chỗ ( cm ) có ttính = 1,54 < tbảng= 2,179 + Thành tích chạy 30m XPT ( cm ) có ttính = 0,71 < tbảng= 2,179 + Thành tích chạy 100m XPT ( cm ) có ttính=1,69 < tbảng= 2,179

Qua đó cho thấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm đều có điểm chung đó là ttính < tbảng do đó sự khác biệt là không có ý nghĩa. Như vậy khẳng định rằng trước thực nghiệm trình độ sức mạnh tốc độ của 2 nhóm là tương đương và tương đối đồng đều về thành tích.

Sau khi thu được kết quả kiểm tra ban đầu đã tiến hành thực nghiệm đưa các bài tập sức mạnh tốc độ đã lựa chọn đưa vào ứng dụng cho đối tượng nghiên cứu với thời gian 6 tuần, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi tập 20 – 30 phút thực hiện các bài tập sức mạnh tốc độ trên tổng thời gian mỗi buổi là 90 phút.

36

Cuối cùng sau 6 tuần tiến hành thực nghiệm, vận dụng các bài tập sức mạnh tốc độ vào công tác huấn luyện đề tài tiến hành lần 2 cũng bằng những test đã sử dụng lần kiểm tra trước thực nghiệm. Thông qua đó đánh giá hiệu quả của bài tập sức mạnh tốc độ thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm ( nA = nB = 6)

Một phần của tài liệu Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định (Trang 30)