1.4.4.1. Phương thức ứng trước
Đây là phương thức thanh toán trong đó người mua hàng thường ứng trước một số tiền nhất định hoặc toàn bộ tiền hàng cho người bán để người bán có đủ vốn để có thể thu mua, sản xuất được số hàng đó và để làm tăng uy tín của người mua đối với người bán.
Như vậy, “phương thức ứng trước là phương thức trong đó người mua khi chấp nhận giá hàng của người bán bằng một đơn đặt hàng chắc chắn (không thể hủy bỏ) sẽ đồng thời chuyển tiền để thanh toán toàn bộ hay một phần tiền hàng cho người bán, điều đó có nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán chuyển giao cho người mua”. {13}
{13}; trích tài liệu (1).
Đây là phương thức rất ít được sử dụng hiện nay, vì nó có rất nhiều rủi ro đối với cả người bán lẫn người mua hàng. Người mua hàng sau khi thanh toán tiền hàng cho người bán có thể gặp phải rủi ro là không nhận được hàng hóa do giá cả hàng hóa đột ngột tăng giá, do khan hiếm hàng hóa hoặc nhận được hàng kém chất lượng nhưng do vì đã thanh toán đầy đủ tiền hàng nên người mua rất khó khăn trong việc yêu cầu người bán thực hiện đúng trong hợp đồng đã kí.
Bên cạnh đó người bán cũng có thể gặp phải rủi ro là vì tin tưởng rằng người mua đã thanh toán trước một số tiền nhất định nên họ an tâm trong việc thu gom, sản xuất hàng hóa nhưng vì một vài lý do nào đó mà người mua không chịu nhận hàng và thanh toán số tiền còn lại gây ứ đọng vốn cho người bán vì họ đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc thu gom, sản xuất chỗ hàng đó trong khi đó hàng hóa lại không được người mua chấp nhận và họ phải mất rất nhiều công sức để tìm được người mua số hàng đó và thường họ chỉ bán được số hàng đó thấp hơn giá trị thực tế.
Nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu. Thông thường trường hợp này xảy ra khi người mua và người bán đã làm ăn lâu dài với nhau, do đó họ đã tin tưởng lẫn nhau. Khi người mua có đơn đătc hàng lớn, nhưng người bán không có đủ vốn để sản xuất và thu mua hàng hóa, hai bên thỏa thuận với nhau dể người mua ứng trước tiền cho người bán (còn gọi là cấp tín dụng) để người bán có thể có đủ vốn để hoạt động sản xuất hay thu mua, đổi lại người mua do đã ứng trước tiền nên được giảm giá mua hàng so với việc mua hàng trả tiền sau.
Nhà nhập khẩu ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với tính chất là tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trường hợp này thường xảy ra khi hai bên chưa có quan hệ làm ăn trước đó. Nhà sản xuất (người bán hàng) thường yêu cầu người mua hàng đặt trước một khoản tiền để đảm bảo, sau đó người bán hàng mới tiến hành giao hàng.
1.4.4.2. Phương thức ghi sổ
Khác với những phương thức sử dụng ở trên, trong phương thức này chỉ sự tham gia của hai bên thanh toán là người bán và người mua mà không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người thực hiện việc thanh toán.
“Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán, mà trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì ghi Nợ tài khoản chi bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi, đến từng định kỳ nhất đinh (như đã thỏa thuận) người mua sẽ trả phải thanh toán các khoản nợ này”. {14}
{14}; trích tài liệu (1).
Thực chất, phương thức này là phương thức ngược lại với phương thức thanh toán ứng trước. Trong phương thức ứng trước thì người bán nhận được một phần hoặc toàn bộ số tiền trước khi giao hàng còn trong phương thức này thì người bán chỉ ghi nợ cho người mua vào một cuốn sổ theo dõi còn tiền sẽ được thanh toán sau đó.
Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua
Người bán Người mua
(1)(2)(3)(4) (4)
(4)