Chế độ không khí trong đất

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đặc điểm sinh học cây ngô nghề trồng ngô (Trang 35)

Để thu hoạch sản lượng ngô cao, ngoài việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng... còn phải chú ý đến chế độ không khí trong đất. Chế độ không khí ảnh hưởng gián tiếp thông qua nhiều khâu khác như vi sinh vật, quá trình biến đổi hóa học trong đất.

Cây ngô, đặc biệt rễ ngô thích hợp phát triển trong môi trường hảo khí. Nếu đất bí, rễ phát triển kém, ăn nông, ít lông hút, khả năng hút khoáng kém, dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.

Theo Dêmirenko, trong điều kiện đất bí, rễ ngô hình thành nhiều xoang hô hấp làm giảm khả năng hút chất dinh dưỡng. Đất thoáng, tế bào vỏ có kích thước đồng nhất, xoang hô hấp nhỏ đảm bảo cho quá trình phát triển điều hòa, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng tốt.

Theo Secbia, trong điều kiện sử dụng nhiều phân đạm dạng amon, đất cần phải thoáng. Đất bí hiệu lực của amon giảm.

Trong đất, cây không những sử dụng O2 mà còn cả CO2. Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết 15 – 20% O2 cây dùng trong quang hợp là hút từ rễ. Tất cả các bộ phận của cây ngô, kể cả rễ ngô đều hô hấp – hút O2 và thải CO2. Lượng O2 cần rất nhiều, 1 gam chất khô rễ trong 1 ngày đã sử dụng 0,35 – 1,43 mg O2. Cây ngô cần O2 cao nhất khi ra hoa và phơi màu. Đủ O2 rễ ăn sâu, có nhiều lông hút, giúp cho quá trình hút chất dinh dưỡng thực hiện được tốt. Đất bí làm giảm năng suất.

Trong đất, qua quá trình hoạt động sinh học dẫn đến lượng O2 giảm dần, nồng độ CO2 tăng đến mức độ nhất định sẽ hạn chế sự phát triển của cây ngô. Để cho cây ngô phát triển bình thường phải duy trì một lượng O2 thích đáng trong đất bằng cách cải thiện chế độ không khí trong đất thông qua kỹ thuật làm đất như xới xáo, cũng như áp dụng chế độ tưới hợp lý.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đặc điểm sinh học cây ngô nghề trồng ngô (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)