Ước tính tiền vốn của nông hộ để trồng mía

Một phần của tài liệu giáo trình lập kế hoạch trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 28)

C. Ghi nhớ

2.2.2. Ước tính tiền vốn của nông hộ để trồng mía

* Tiền vốn của nông hộ hiện có

Lượng tiền vốn hiện có của gia đình hay nông hộ là số tiền tiết kiệm được hàng tháng và số tiền tích lũy được lâu nay. Tức là ta cần tính:

- Số tiền nông hộ tiết kiệm được là bao nhiêu?

- Số tiền lâu nay nông hộ tích lũy được là bao nhiêu? Trong đó:

Số tiền tiết kiệm được của nông hộ = Thu nhập hàng tháng của nông hộ – Chi tiêu hàng tháng của nông hộ.

Tiền vốn của nông hộ là số tiền dôi ra của nông hộ mà nông hộ có thể sử dụng để trồng mía. Quá trình trồng mía phải đảm bảo toàn vốn, không để mất vốn hay thất thoát vốn. Muốn làm được điều này chúng ta cần phải tiến hành ghi chép tất cả các loại tiền vốn bỏ vào, ghi chép các chi phí bỏ ra và số tiền bán mía có được.

* Tiền vốn sử dụng để trồng mía

Sau khi xác định số tiền dôi ra của gia đình, chúng ta có thể sử dụng số tiền đó để trồng mía. Chúng ta bắt đầu tính toán số tiền chúng ta cần bỏ ra cho việc trồng mía.

Khi trồng mía cần phải có đất đai, giống, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, cày, cuốc, những trang thiết bị, vật liệu, dụng cụ khác cho việc trồng mía.

Tất cả những loại kể trên gọi là tài sản. Có hai loại tài sản: Tài sản cố định và tài sản lưu động.

Tài sản cố định: Là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài như đất đai, nhà kho, máy cày, máy phun thuốc...

Tài sản lưu động: Là các loại tài sản tạm thời, sử dụng hết trong một đến 2 lần như tiền mặt, giống,...

Tài sản cố định đầu tư một lần nhưng sử dụng nhiều lần nên cần số tiền nhiều một lúc để mua sắm.

Tài sản lưu động được mua sắm hàng ngày, hàng tháng, vài ba tháng, sử dụng hết lại mua tiếp, cho nên chỉ cần một lượng tiền nhỏ ban đầu sau đó để quay vòng.

Tổng chi phí là tổng chi phí bỏ ra để mua tài sản cố định và tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu giáo trình lập kế hoạch trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)