Khi đã xác định được bộ từ khóa, bạn phối hợp một các linh động với các toán tử trên. Để hạn chế phạm vi tìm kiếm và thông tin được chính xác. Với mỗi kiểu phối hợp sẽ cho kết quả khác nhau. Nếu không tìm được kết quả nào với bộ từ khóa tiếng
Việt bạn hãy dùng từ khóa tiếng Anh tương ứng. Sau đây là tuần tự các bước tìm kiếm.
2.2.2.1. Sử dụng công cụ tìm kiếm Google.
* Tìm kiếm thông thường.
Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định từ khóa (Key Word) của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn. Còn nếu từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có.
Tiếp theo đó ta mở công cụ tìm kiếm của Google thông qua các trình duyệt Internet Explorer 8, hoặc Google Chrome, sau đó vào địa chỉ trang web http://www.google.com.vn. Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với Google (Search) hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm. Nhấn vào nút Xem trang đầu tiên tìm được thì Google sẽ tìm và tự động mở trang Web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.
Các lựa chọn tìm kiếm trên công cụ: Web: Tìm trên cả các Web Site;; Hình ảnh: Chỉ tìm hình ảnh từ các trang Web; Video: Tìm những video gắn với từ khóa.
Hiện nay, một số trang Web chuyên dùng được biết đến là những trang Web chứa các tài liệu chuyên dụng như Http://www.tailieu.vn, … tuy nhiên, các trang Web này chỉ giới hạn trong phạm vi các tài liệu có trong CSDL của nó chứ không thể đáp ứng đầy đủ mọi như cầu. Còn công cụ Google lại đưa ra các liên kết chứa các nội dung mà chúng ta muốn tìm. Như vậy công cụ tìm kiếm này linh hoạt và mở rộng hơn.
* Tìm kiếm nâng cao.
Ngoài ra để cho kết quả tìm kiếm được chính xác hơn Google còn cho phép sử dụng các thông số và điều kiện chọn lọc kèm theo từ khóa. Sau đây là các thông số và điều kiện lọc thông dụng:
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm nhưng không có từ bị loại bỏ.
Cú pháp: từ khóa -từ loại bỏ
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính - máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính nhưng không có từ máy trong đó.
+ Bắt buộc phải có một từ nào đó ra trong kết quả tìm kiếm
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm và bắt buộc phải có thêm từ bắt buộc.
Cú pháp: từ khóa + từ bắt buộc
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính +máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính và có từ máy trong đó.
+ Tìm chính xác từ khóa.
Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ khóa được chỉ định. Cú pháp: "từ khóa"
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google "máy tính" Google sẽ cho ra kết quả là máy tính, nhưng nếu dùng từ khóa máy tính thì kết quả có thể là máy vi tính.
Các điều kiện lọc và thông số kèm theo từ khóa (từ muốn tìm) để giúp cho kết quả tìm kiếm chính xác như mong muốn, các điều kiện lọc này được kết thúc bằng dấu hai chấm (:) và tiếp liền theo sau (không có khoảng cách) là thông số hay từ khóa cần tìm.
+ Tìm bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Do giới hạn về nguồn tài liệu tiếng Việt nên việc chuyển sang tìm kiếm tài liệu từ các trang Web nước ngoài sẽ hữu hiệu hơn, khả năng tìm thấy và mở rộng tài liệu sẽ nhiều hơn
Cách làm cũng không quá phức tạp. Đầu tiên từ trình duyệt Web, ta mở thêm công cụ dịch thuật http://translate.google.com.vn. Sau đó, đưa từ khóa bằng ngôn ngữ tiếng việt vào công cụ dịch thuật để chuyển sang ngôn ngữ tiếng Anh. Xem bản dịch và thực hiện lệnh copy (Ctrl + C). Việc còn lại là dán bản dịch vào công cụ tìm kiếm,
nhấn enter. Các kết quả sau khi xuất hiện ra, hãy nhấp chuột vào dòng chữ “dịch trang này” ở bên phải mỗi kết quả tìm thấy được. Thao tác này có tác dụng dịch toàn bộ nội dung trang Web ra ngôn ngữ tiếng Việt. Một cách khác nữa là sau khi bạn tìm được một đoạn tài liệu, hãy sao chép nó và đưa vào công cụ dịch thuật và lựa chọn ngôn ngữ muốn dịch, sau đó nhấn nút dịch. Như vậy, hạn chế về ngoại ngữ phần nào đã được giảm bớt.
Chúng ta cũng có thể tìm từ khóa nước ngoài trước (nếu không có kết nối mạng) bằng phần mềm MTD 9.
2.2.2.2. Tìm Video bằng công cụ Youtube.
Để tìm video, các bạn làm như sau:
− Mở trình duyệt web Internet Explore và nhập địa chỉ: youtube.com. Màn hình của trang youtube hiện ra.
− Gõ từ liên qua đến đoạn phim cần tìm vào ô Tìm kiếm.
Ví dụ: cần tìm phim nói về “Vũ trụ” hãy gõ vào từ khóa: “vũ trụ”
− Nhấn Enter hoặc click chuột vào nút Search để tìm. Trang web hiển thị các đoạn phim có tiêu đề chứa từ khóa mà chúng ta gõ.
− Để xem một đoạn phim, chúng ta click chuột chọn đoạn phim đó.
− Nếu đó không phải là đoạn phim bạn cần. Chọn nút <back> để trở lại trang trước, rồi tiếp tục chọn xem phim khác cho đến khi tìm được phim ưng ý.
−Các bạn cũng có thể tìm bằng từ khóa tiếng anh (cách dịch như việc tìm kiếm từ khóa trong công cụ tìm kiếm nâng cao của google) sẽ cho nhiều kết quả hơn.
Ví dụ: cần tìm phim về Trái Đất hãy gõ bằng từ khóa “the Earth”
Youtube không chính thức cho người dùng tải xuống, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng liên kết các video của youtube qua các website khác để tải về, hoặc dùng các phần mềm để tải xuống như IDM, Youtube Downloader HD,
Sau khi chúng ta xem và tìm được bộ Video clip phù hợp và đúng với yêu cầu, hãy sử dụng công cụ IDM (Internet Download Manager) để tải các đoạn video về máy và lưu trữ trên ổ cứng. Công việc này rất thuận tiện vì ở trên mỗi video trong Youtube
phía trên góc phải luôn có một nút lệnh “ Download this video?” . Nút lệnh này có tác dụng tải video về và nó thuận tiện hơn nhiều so với các trang web download video từ youtube chuyên dụng. Bạn chỉ cần chọn nơi lưu và ghi nhớ nơi lưu nếu muốn tải nhiều video vào một thư mục.
Đa số các Video tải về nhờ IDM đều có định dạng là đuôi FLV, cho nên muốn sử dụng tích hợp trong Powerpoint và trong giảng dạy cần chuyển đổi định dạng sang các đuôi khác như Avi, Wmv và được xử lý qua phần mềm Windows Live movie maker trước khi đưa vào sử dụng.