một số bệnh sinh sản
Sau khi tiến hành theo dõi 424 lợn nái sinh sản từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014, chúng tôi đã phát hiện và điều trị lợn nái ngoại mắc bệnh sinh sản và đưa ra những triệu chứng điển hình của bệnh thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.5: Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái ngoại
mắc một số bệnh sinh sản Các bệnh
Triệu chứng Viêm tử cung Viêm vú Đẻ khó
Sốt Sốt 40 - 410C Sốt 40 - 41 0C Sốt nhẹ Bên ngoài Dịch viêm - Màu - Mùi Lợn tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con. Dịch trong hoặc đục lợn cợn, lẫn máu Mùi tanh thối Lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra, da vú màu đỏ. Xuất hiện cục nhỏ
màu xanh hay vàng nhạt lẫn máu. Mùi hôi Lợn rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm. Dịch nhờn có cứt su, lẫn máu
Mùi tanh, hôi Phản ứng đau Đau đớn Sờ tay vào có cảm
Qua bảng 2.5 đã cho thấy:
Những biểu hiện lâm sàng chính của lợn nái ngoại khi mắc một số bệnh sinh sản. Qua đó, ta có thể nhận biết được các bệnh khi lợn nái mắc và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời tránh làm bệnh lây lan gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng con giống. Đối với bệnh viêm tử cung thì khi mắc bệnh con vật có triệu chứng sốt 40 - 410C, lợn tiểu ít, nước tiểu màu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con, ở cơ quan sinh dục xuất hiện dịch viêm có màu trong hoặc đục lợn cợn, khi bệnh nặng thì dịch lẫn máu và có mùi tanh, phản xạ kém với tác động bên ngoài, đau đớn. Bệnh viêm vú con vật có biểu hiện sốt 40 - 410C, lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra, khi vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau đớn, khó chịu. Khi lợn nái mắc bệnh đẻ khó thì có biểu hiện sốt nhẹ, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm, dịch nhờn có cứt su, lẫn máu, mùi tanh, hôi, con vật đau đớn.
2.4.6. Kết quả thử nghiệm một số phác đồđiều trị bệnh sinh sản
2.4.6.1. Bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung xảy ra phổ biến trong các đàn lợn nái sinh sản. Mỗi cơ
sở chăn nuôi, mỗi vùng miền, mỗi bác sĩ thú y lại có một phác đồ điều trị riêng. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dùng 2 phác đồđiều trị và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Kết quảđiều trị thử nghiệm bệnh viêm tử cung
Chỉ tiêu Phác đồ Số nái điều trị (con) Khỏi bệnh Thời gian điều trị trung bình (ngày) Động dục lại Thời gian động dục lại (ngày) Có thai khi phối lần đầu Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) 1 37 35 94,59 3,81±0,15 35 100 6,43±0,09 32 91,43 2 37 36 97,30 3,70±0,13 35 97,22 6,2±0,07 34 97,14
Trên đây là kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm tử cung của 2 phác đồ được thể hiện qua bảng 2.6. Khi tiến hành điều trị 74 lợn mắc bệnh viêm tử cung bằng 2 phác đồ thì tỷ lệ khỏi bệnh của phác đồ 2 cao hơn phác đồ 1 là 2,71%. Như vậy, tôi dùng phác đồ 2 có hiệu quả điều trị cao hơn đạt 97,% số con khỏi bệnh viêm tử cung. Nguyên nhân là do phác đồ 2 sử dụng kháng sinh Hitamox LA với thành phần chính là Amoxycillin trihydrate có tác dụng điều trị rất tốt với các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu hơn so với kháng sinh Oxytetracycline dùng trong phác đồ 1. Thời gian điều trị trung bình của 2 phác
đồ là khác nhau trong đó thời gian điều trị trung bình của phác đồ 1 là 3,81 ± 0,15 ngày; phác đồ 2 là 3,70 ± 0,13 ngày. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì khi rút ngắn được thời gian điều trị thì khả năng hồi phục cơ thể cũng như hồi phục niêm mạc tử cung nhanh hơn. Từđó sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Sau khi điều trị khỏi cho 71 nái thì khả năng động dục lại ở phác đồ 1 đạt 100%, phác đồ 2 đạt 97,22%. Thời gian động dục lại khi sử dụng phác đồ 1 là 6,43 ± 0,09 ngày, phác đồ 2 là 6,2 ± 0,07 ngày. Tiến hành phối cho lợn nái khỏi bệnh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thì khi sử dụng phác đồ 1 thì số nái có thai khi phối lần đầu là 32 con đạt 91,43%, phác đồ 2 là 34 con đạt 97,14%.
Như vậy, phác đồ 2 cho hiệu quảđiều trị tốt hơn và thời gian điều trị cũng ngắn hơn, tỷ lệ có thai khi phối lần đầu cao hơn so với phác đồ 1.
2.4.6.2. Bệnh viêm vú
Kết quảđiều trị thử nghiệm bệnh viêm vú được chúng tôi trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kết quảđiều trị thử nghiệm bệnh viêm vú Chỉ tiêu Phác đồ Số nái điều trị (con) Khỏi bệnh Thời gian điều trị trung bình (ngày) Động dục lại Thời gian động dục lại (ngày) Có thai khi phối lần đầu Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) 3 13 12 92,31 4,08±0,18 12 100 6±0,18 11 91,67 4 13 13 100 3,77±0,21 13 100 6,15±0,10 12 92,31
Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh viêm vú của phác đồ 4 cao hơn 7,69% so với phác đồ 3. Thời gian điều trị trung bình giữa hai phác đồ cũng có sự chênh lệch, phác đồ 3 là 4,08 ± 0,18 ngày và phác đồ 4 là 3,77 ± 0,21 ngày. Số con động dục trở lại của cả hai phác đồ đều đạt 100%, tuy nhiên thời gian động dục lại của hai phác đồ cũng có sự khác biệt, ở phác đồ 3 là 6 ± 0,18 ngày, phác đồ 4 là 6,15 ± 0,10 ngày. Tỷ lệ lợn có thai khi phối lần đầu của phác
đồ 4 cao hơn phác đồ 3 không đáng kể chỉ vào 0,64%.
Như vậy ta có thể thấy được phác đồ 4 cho hiệu quảđiều trị tốt hơn, thời gian
điều trị ngắn hơn phác đồ 3, hay nói cách khác thuốc kháng sinh Hitamox LA có tác dụng tốt hơn trong việc điều trị bệnh viêm vú so với Oxytetracycline 200LA.
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ
2.5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu và điều trị bệnh viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó trên đàn lợn nái ngoại xóm Non Tranh, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tôi có kết luận sơ
bộ như sau:
- Tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại Trại là tương
đối cao chiếm 35,14% trong tổng số 424 con theo dõi. Trong đó: Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là 17,45%, tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm vú là 6,13%, tỷ lệ lợn mắc bệnh đẻ khó là 11,56%.
- Yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái ngoại: lứa đẻ thứ 1 tỷ lệ nhiễm bệnh cao chiếm 66,33%, lứa đẻ thứ 2 chiếm 27,61%, lứa đẻ thứ 3 chiếm 24,48%.
- Nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản trên
đàn lợn nái ngoại. Nhiệt độ 31 - 350C lợn mắc bệnh nhiều (20,75%), nhiệt độ 26 - 0
C (10,14%), nhiệt độ 20 - 250C lợn ít mắc bệnh (4,25%).
- Yếu tố tháng nuôi có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại. Trong thời gian theo dõi tỷ lệ mắc bệnh sinh sản cao vào tháng 7 (10,14%) và tháng 10 (13,21%), bệnh xảy ra ít hơn vào tháng 8 và tháng 9 với tỷ
lệ lần lượt là 4,72% và 7,08%.
- Khi tiến hành điều trị và so sánh hiệu quả của 2 phác đồ sử dụng đối với bệnh viêm tử cung thì phác đồ 2 và 4 cho hiệu quảđiều trị tốt hơn, thời gian điều trị ngắn hơn, thời gian động dục trở lại sau điều trị ngắn hơn so với phác đồ 1 và
3, hay nói cách khác dùng kháng sinh Hitamox LA điều trị bệnh sinh sản hiệu quả hơn kháng sinh Oxytetracycline 200LA.
2.5.2. Tồn tại
Do điều kiện về thời gian thực tập còn hạn chế, số lượng theo dõi và điều trị chưa nhiều vì vậy kết quả thu được vẫn mang tính cục bộ.
Bản thân mới lần đầu làm công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của các anh kỹ thuật trại, các bạn sinh viên trong nhóm và thầy cô hướng dẫn song vẫn còn nhiều thiếu sót trong công việc nghiên cứu
2.5.3. Đề nghị
Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại là khá cao. Điều này ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái, ảnh hưởng chất lượng và số lượng lợn con cai sữa. Cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu với số
lượng nhiều hơn phạm vi rộng hơn để thu được kết quả cao.
Đề nghị nhà trường, khoa Chăn nuôi - Thú y cử sinh viên về các cơ sở
thực tập tiếp tục theo dõi bệnh sản khoa trên đàn nái.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn nữa khâu vệ sinh thú y, công tác tiêm phòng trong chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội, Tr 29 - 35.
3. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Tiến Dân (1998), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôi tại Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ chăn nuôi, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 6. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản
xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng Hormone sinh sản điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp, tập 2, số 1.
8. Lê Tuấn Hùng, Phạm Chí Thành (1997), Điều trị bệnh sản khoa gia súc, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Huy Hoàng (1996), Tự trị bệnh cho heo, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 10. Phạm Sỹ Lăng, Phạm Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở
lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11.Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, Tr 77 - 91.
12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Lê Hồng Mận (2007), Chăn nuôi lợn nái sinh sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 14. Lê Văn Năm (1997), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (1994), Bệnh sinh sản gia súc, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà thị Hảo (2004), Giáo
trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện vệ sinh
đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, số 4.
19. Nguyễn Văn Thanh (2000), Điều trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn
lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 3, tập XIV, Tr 38 - 43.
21.Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam, Phạm Ngọc Thạch (2007), Chẩn đoán bệnh gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Tho, Trần Công Hòa, Nguyễn Khắc Tích (1995), “Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn giống Yorkshire, Landrace nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Tỉnh Hải Hưng”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học khoa Chăn nuôi Thú Y 1991 - 1995, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
23. Đặng Thanh Tùng (1999), Bệnh sinh sản ở lợn, Nxb Đà Nẵng.
24. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Đức Lưu (1999), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
26. Bilken (1996), Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả.
27. Dixensivi Ridep (1997), Điều trị bệnh sản khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Madec F và Neva C (1995), “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn
nái”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập 2.
29. Piere Branillet và Bernand Faralt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Popkov (1999), “Điều trị viêm tử cung”, Tạp chí khoa học Thú y, số 5.
31. Sobko A.I và Gadenko N.I (1978), Cẩm nang bệnh lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
32. Trekasova A.V, Daninko L.M, Ponomareva M.I, Glavon N.P (1983), Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
III.TÀI LIỆU INTERNET
33.Phạm Công Khải (2004), “Bệnh đẻ khó ở lợn”,
<http://vinafeed.com.vn/benh-kho-de-o-lon.html>, Ngày truy cập 1/12/2014.