Nhận xét, đánh giá của bản thân về công tác đào tạo và phát triển nhân viên tại công ty BHNT Prudential Việt Nam:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

viên tại công ty BHNT Prudential Việt Nam:

Năm 2002, thị trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ với số phí Bảo hiểm toàn thị trường đạt trên 4.600 tỷ đồng, tăng 65% so với doanh thu phí cả năm 2001. Trong các công ty BHNT hiện nay, dẫn đầu là Bảo Việt chiếm trên 46% thị phần BHNT sau gần 6 năm hoạt động. Tiếp theo phải kể đến công ty BHNT Prudential. Đây là công ty dẫn đầu trong các công ty Bảo hiểm Nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sau hơn 3 năm hoạt động đã có trên 1 triệu khách hàng tham gia Bảo hiểm, chiếm gần 35% thị phần tổng doanh thu BHNT cả nước. Tính đến nay, công ty BHNT Prudential Việt Nam đã chi trả Bảo hiểm cho hơn 600 trường hợp với số tiền đền bù Bảo hiểm lên đến 35 tỷ đồng.

Có được thành quả như ngày nay là nhờ công ty BHNT Prudential Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập đã nhận thức rõ vai trò của con người là nền tảng để phát triển mọi hoạt động kinh doanh. Các khoá học chuyên ngành về Bảo hiểm Nhân thọ cũng như các khoá học bổ trợ khác như tiếng Anh, vi tính được cung cấp phong phú, thường xuyên nhằm tạo ra một môi trường học tập toàn diện và năng động. Việc thành lập hội đồng thi LOMA cũng như việc xây dựng trường Đại học ảo PRU tại Việt Nam càng chứng tỏ công ty BHNT Prudential coi trọng việc phát triển con người và luôn gắn những chiến lược kinh doanh của mình với các chương trình đào tạo, phát triển nhân viên.

Mặt khác, việc ham học hỏi của nhân viên trong công ty BHNT Prudential còn là kết quả thành công của Ban giám đốc điều hành công ty khi họ luôn năng động sáng tạo trong việc đưa ra các Phúc lợi, tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên. Nói cách khác, Ban lãnh đạo của công ty Prudential luôn gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích của công ty để đưa ra các chương trình khuyến khích nhân viên ham học tập. Việc thưởng điểm Flexiben khi đạt được bằng cấp về chuyên ngành Bảo hiểm không những kích thích nhân viên phấn đấu học hỏi để tự hoàn thiện mình và để thoả mãn những nhu cầu cá nhân ngày càng tăng mà còn giúp công ty tự nâng cao năng lực làm việc của nhân viên nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng nguồn Nhân lực. Chính điều này đã giúp cho công ty BHNT Prudential có một nguồn lực nhân viên dồi dào mạnh về trí tuệ, năng động thích nghi tốt trong mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh những kết quả và thành công đã đạt được, công ty BHNT Prudential còn có một số những hạn chế trong khâu đào tạo và phát triển nhân viên. Cụ thể là:

* Đối với các khoá học của Hiệp hội Bảo hiểm Hoa Kì (LOMA):

- Giáo trình học cùng các tài liệu tham khảo đều được trình bày bằng tiếng Anh nên đòi hỏi nhân viên phải có một trình độ tiếng Anh chuyên ngành tốt cộng với kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về Bảo hiểm thì mới có thể tự

học và tiếp thu được kiến thức. Điều này cũng đã hạn chế khả năng tiếp cận của nhân viên với thông tin công nghệ, khóa học trực tuyến trên mạng hoặc trong việc mở rộng thị trường khách hàng.

- Ngoài 2 môn bắt buộc là: “Những nguyên tắc căn bản và đặc trưng của các sản phẩm Bảo hiểm” (FLMI 280); “Cơ cấu tổ chức và những hoạt động đặc trưng của một công ty Bảo hiểm” (FLMI 290), nhân viên chỉ học những môn còn lại khi có sự yêu cầu của cấp Quản lý trực tiếp. Và vì vậy, có tình trạng do mải mê với công việc kinh doanh hoặc người lãnh đạo trực tiếp chưa nắm bắt được nhu cầu đào tạo mà nhân chưa được tiếp cận với những kiến thức chuyên sâu về ngành Bảo hiểm.

- Nhân viên chủ yếu tự học thông qua giáo trình, tài liệu nên hiệu quả đào tạo chưa cao. Một mặt là do sức ép công việc hiện tại, mặt khác do không có giáo viên hướng dẫn cách học và nghiên cứu.

* Đối với các khóa học tại trường Đại học PRU- University:

- Các khoá học tuy được cung cấp đa dạng và phong phú nhưng nhân viên chưa có định hướng hoặc mục tiêu cụ thể khi tham gia vào những khóa đào tạo này. Điều này dẫn đến việc nhân viên đăng ký học chủ yếu vì sở thích chứ không phải vì yêu cầu công việc hiện tại hoặc mục tiêu phát triển trong công ty. Chi phí đầu tư vào công tác đào tạo, phát triển nhân viên do đó chưa thu được kết quả như mong đợi.

- Phần lớn các khoá học của trường Đại học ảo Prudential được cung cấp qua mạng nội bộ của công ty hoặc được lưu giữ dưới dạng đĩa mềm. Trên mạng nội bộ, do đường truyền hạn chế, mạng chủ lại quá chật nên chỉ có một số khoá học đến được với nhân viên. Tuy nhiên, những khoá học này cũng không được nắm bắt liên tục và thường xuyên gián đoạn do chất lượng đường truyền không tốt. Việc học trên đĩa mềm cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng đĩa ít, ổ CDROM chạy đĩa mềm không được trang bị đầy đủ cho mọi nhân viên.

- Bên cạnh đó, thời gian biểu cho việc học tập còn chưa hợp lý. Mạng nội bộ dành cho việc học các khoá học trực tuyến chỉ được mở từ 12h đến 13h hoặc là sau 17h30. Nhân viên muốn học thêm thì hoặc phải sử dụng thời gian nghỉ trưa giữa giờ của mình hoặc là phải ở lại học sau khi kết thúc giờ làm việc. Thời gian học tập này không mang lại hiệu quả cao cho nhân viên, mà trái lại còn tạo ra một số tác động không có lợi và ngoại lai, như công ty phải bố trí thêm nhân sự giám sát và đảm bảo an toàn khi nhân viên ở lại công ty học sau giờ làm việc; tạo thêm các chi phí hành chính đi kèm cho việc học tập; thời gian biểu hàng ngày của nhân viên bị thay đổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của nhân viên và gia đình họ. Tất cả những tác động này đều ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và đánh vào chính lợi nhuận của công ty.

- Các khoá học trên mạng của trường Đại học ảo PRU không được cung cấp thêm dưới dạng tài liệu hay sách hướng dẫn cho việc học tập nên nhân viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự học cũng như trong việc cân đối giữa thời gian học tập và làm việc.

* Các hạn chế khác:

- Nhân viên ở các chi nhánh xa thành phố ít có điều kiện trao dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, tiếng Anh nên chất lượng nhân viên trong công ty BHNT Prudential chưa đồng đều. Việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm vì vậy cũng gặp nhiều khó khăn.

- Nhân viên chưa quen với hình thức tự học qua tài liệu, mạng trực tuyến nên lượng thông tin, kiến thức mà họ thu được từ các khóa học còn hạn chế.

* Đối với cách đánh giá khóa học:

- Mang tính chủ quan của người tự đánh giá. Nhân viên dễ ngộ nhận khi đưa ra những nhận xét về tính hữu ích của các khoá học hay tính thực tiễn mà những khoá học này mang lại.

- Y kiến của mỗi nhân viên là khác nhau tùy vào quan niệm và cách đánh giá của mỗi người và vì thế nhà Quản trị Nhân sự sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổng kết, rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức các khoá huấn luyện sau.

- Mang nặng tính hình thức.

* Dưới đây là tình hình thi các môn và tỉ lệ đỗ trong chương trình đào tạo LOMA của Hiệp hội Bảo hiểm Nhân thọ Quốc tế Hoa Kì trong 3 năm (2000, 2001, 2002): 2000 2001 2002 Số lượng NV đăng kí Số lượng NV đỗ Số lượng NV đăng kí Số lượng NV đỗ Số lượng NV đăng kí Số lượng NV đỗ 280 147 77 113 73 130 80 290 84 47 45 26 40 24 301 23 16 14 11 25 18 310 6 5 4 0 16 6 320 19 11 10 6 20 10 330 10 4 3 1 11 4 340 2 2 1 1 5 2 351 2 1 0 NA 2 1 361 6 4 4 3 9 7 371 2 2 2 2 1 1 AIAF 400 0 NA 3 1 4 2 ACS 100 6 4 2 1 2 0 UND 386 7 7 1 1 5 3 TỔNG 314 180 202 126 270 158

FLMI 280: Những nguyên tắc căn bản của Bảo hiểm, những đặc trưng

của các sản phẩm Bảo hiểm.

FLMI 290: Cơ cấu tổ chức và những hoạt động đặc trưng của 1 công ty

Bảo hiểm.

FLMI 301: Những hoạt động Quản trị liên quan đến Bảo hiểm Nhân

thọ.

FLMI 310: Những khía cạnh của môi trường pháp lý ảnh hưởng đến

những sản phẩm và hoạt động của các công ty Bảo hiểm Nhân thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

FLMI 320: Những nguyên lý và chức năng của tiếp thị trong ngành công

nghiệp Bảo hiểm.

FLMI 330: Lý thuyết và thực hành Quản trị học.

FLMI 340: Quản trị Công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Bảo

hiểm.

FLMI 351: Những nguyên lý Kinh tế học căn bản và môi trường dịch vụ

tài chính mà trong đó các công ty Bảo hiểm hoạt động.

FLMI 361: Những kiến thức thực tế về Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính trong các doanh nghiệp Bảo hiểm.

FLMI 371: Những vấn đề về Quản trị Tài chính, khả năng thanh toán và

khả năng thu lợi của các công ty Bảo hiểm Nhân thọ.

AIAF 400: Hoạt động Kế toán tài chính tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ. ACS 100: Kỹ năng Phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM (Trang 32 - 37)