Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng hạ (Trang 25 - 27)

Trong quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay, chi nhánh còn gặp rất nhiều hạn chế là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Có thể nói hiệu quả của bảo đảm tiền vay phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng của Chi nhánh Láng Hạ đa phần là rất trẻ, mặc dù tất cả đều đợc đào tạo tại các trờng đại học chuyên sâu, nhng kinh nghiệm công tác còn rất ít. Do đó khả năng định giá tài sản bảo đảm, cũng nh đánh giá khách hàng vay vốn vẫn còn nhiều thiếu sót và cha hoàn toàn chính xác. Hơn nữa, sự phân công công tác của chi nhánh vẫn cha thực sự phù hợp, tính chuyên môn hoá cha cao, một cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều công việc. Hiện nay,

mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm theo khách hàng, tức là thực hiện tất cả các khâu của một qui trình tín dụng nh: thẩm định kháchh hàng vay, thẩm định tài sản bảo đảm, thu thập thông tin khách hàng,…Trong khi đó, cán bộ tín dụng lại trẻ, kinh nghiệm cha có nhiều, nên việc kiêm nhiệm công việc nh thế gây áp lực lớn, có khi không đạt đợc hiệu quả.

Trong công tác bảo đảm tiền vay của Chi nhánh, thì khâu định giá và quản lý tài sản bảo đảm có thể nói là khâu yếu nhất. Bởi vì, công tác thu thập thông tin khách hàng cũng nh về tài sản bảo đảm của chi nhánh vẫn cha đợc chú trọng, nhất là những thông tin về tài sản bảo đảm hầu hết là do khách hàng cung cấp và một phần là do đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng nên việc đánh giá cha đợc chính xác. Ngoài ra, cơ sở vật chất để bảo quản tài sản cũng nh bộ phận quản lý tài sản bảo đảm vẫn còn thiếu, cha khoa học. Cán bộ giám sát tài sản bảo đảm thế chấp còn thiếu và ít kinh nghiệm, hệ thống kho lu giữ, bảo quản tài sản cầm cố thì cha đợc sắp xếp hợp lý, cũng nh cha đợc quan tâm thích đáng.

Ngoài ra, chính sách tín dụng của ngân hàng cũng ảnh hởng rất nhiều đến hiệu quả bảo đảm tiền vay. Tại Chi nhánh Láng Hạ thì tập trung vào cho vay các doanh nghiệp Nhà nớc và chủ yếu là cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nên các hình thức bảo đảm khác bị hạn chế, không phát huy đợc tính chất của nghiệp vụ.

Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Khi khách hàng tìm đến ngân hàng vay vốn là họ đang rất cần sự đầu t cho dự án của mình. Tuy nhiên các khách hàng cũng phải xem xét trớc khi lựa chọn nhà đầu t sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất, có đợc nguồn vốn nhanh và hiệu quả nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện của khách hàng tại thời điểm vay. Nếu nh các qui định của ngân hàng quá khắt khe về tài sản bảo đảm hay các thủ tục khác, đặc biệt là với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân kinh doanh hoặc ngời tiêu dùng, thì khách hàng có thể lựa chọn phơng thức vay khác. Khi đó việc sử dụng bảo đảm tiền vay sẽ không đem lại hiệu quả mà còn cản trở ngân hàng tiếp xúc đ- ợc với những khách hàng mới.

Bên cạnh đó, có khi muốn vay đợc vốn của ngân hàng, mà tài sản bảo đảm không đủ giá trị hoặc điều kiện tham gia làm tài sản bảo đảm, khách hàng vẫn cố

tình lừa đảo ngân hàng để đợc vay lợng vốn nh mong muốn. Nhiều khi khách hàng lại cung cấp những thông tin sai sự thật về khả năng tài chính cũng nh tình trạng của tài sản bảo đảm để lừa gạt ngân hàng, làm giảm hiệu quả của việc thực hiện bảo đảm tiền vay.

Các nguyên nhân khác

Từ khi có Nghị định chính thức về bảo đảm tiền vay cho đến nay, đã có rất nhiều các văn bản có liên quan đợc ban hành để hớng dẫn thực hiện nghiệp vụ này, với số lợng không phải là ít. Nhng chất lợng của các văn bản pháp qui đó vẫn cha hoàn chỉnh, đồng bộ. Việc sửa đổi, bổ sung lại chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản trớc, hoặc các văn bản khác, gây khó khăn không chỉ đối với ngân hàng mà còn cả đối với khách hàng vay vốn. Có thể thấy rằng, môi trờng pháp lý ở nớc ta vẫn cha hoàn chỉnh và phù hợp cho hoạt động bảo đảm tiền vay phát huy đợc hiệu quả nh mong muốn.

Chính phủ cũng cha chú ý đến hoạt động của các cơ quan chức năng, ban ngành có liên quan để hỗ trợ cho công tác bảo đảm tiền vay. Đó là các cơ quan quản lý về việc cấp chứng nhận quyền sở hữu và các cơ quan có thẩm quyền về công chứng, chứng thực. Hoạt động của hai cơ quan này còn nhiều hạn chế, việc yêu cầu các thủ tục hành chính còn nhiều rờm rà, thái độ phục vụ còn quan liêu, cửa quyền, gây khó dễ cho việc chứng thực hợp đồng cũng nh việc xác định quyền sở hữu tài sản của khách hàng. Hơn nữa, Chính phủ và Ngân hàng nhà nớc vẫn cha xây dựng đợc các cơ quan chuyên môn độc lập hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động của ngân hàng nh trung tâm thông tin tín dụng, cơ quan định giá, trung tâm bán đấu giá tài sản thanh lý.

Ngoài ra, môi trờng kinh tế vĩ mô cũng ảnh hởng đến hiệu quả bảo đảm tiền vay. Bởi vì, bất kỳ một sự thay đổi nào của nền kinh tế, môi trờng chính trị, chính sách kinh tế vĩ mô đều có ảnh hởng không chỉ đến hoạt động của khách hàng mà còn ảnh hởng tới cả ngân hàng, đặc biệt là giá cả của tài sản bảo đảm. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có dự báo tốt khi thực hiện hợp đồng bảo đảm.

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng hạ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w