Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Lactovet nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)

2.4.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tích luỹ là tăng khối lượng cơ thể của gà qua từng tuần tuổi, là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà. Khối lượng của cơ thể còn phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ, chất lượng con giống. Qua theo dõi số liệu cân gà sau mỗi tuần tuổi, chúng tôi đã tính toán được khối lượng trung bình của gà qua các tuần tuổi, kết quả được trình bày tại bảng 2.4

Bảng 2.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) (n=3)

Tuần tuổi

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

X± mx Cv(%) X ± mx Cv(%) Sơ sinh 40,32 ± 1,34 10,42 40,05 ± 1,33 10,42 1 176,4 ± 5,87 10,54 179,39 ± 5,98 10,54 2 444,67 ± 14,81 10,54 458,22 ± 15,29 10,54 3 825,78 ± 28,81 10,78 850,11 ± 28,98 10,66 4 1266,46 ± 44,20 10,78 1341,56 ± 45,74 10,66 5 1782,84 ± 62,98 10,85 1900,27 ± 66,24 10,78 6 2413,03b ± 85,25 10,85 2514a ± 87,67 10,78

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác

(g/con) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Mới nở 1 2 3 4 5 6 Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Qua bảng 2.3 và hình 2.1. cho thấy: Khối lượng cơ thể gà tăng dần qua các tuần tuổi. Gà cùng sử dụng một loại thức ăn Japfa, cùng một phương thức nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc nhưng gà ở lô sử dụng chế phẩm Lactovet có khối lượng cơ thể cao hơn. Lô thí nghiệm dùng chế phẩm Lactovet đạt 2514g. Trong khi đó lô đối chứng không sử dụng chế phẩm nào chỉ đạt 2413,03g thấp hơn lô TN là 100,97 g tương ứng 6,2 %. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Điều này chứng tỏ khi bổ sung chế phẩm Lactovet vào thức ăn cho gà có hiệu quả tốt hơn so với khi không sử dụng chế phẩm vào thức ăn. Trong quá trình sử dụng chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho gà thấy rằng: Gà khỏe mạnh, ăn uống sinh trưởng tốt, thải phân ra có khuôn. Do chế phẩm có các vi khuẩn có lợi, có khả năng lên men đường sản sinh ra axit latic, có tác dụng

phòng bệnh đường tiêu hoá nhờ khả năng ức chế vi khuẩn có hại, kích thích tăng chuyển hoá, lợi dụng thức ăn ăn vào

Để thấy rõ hơn sự khác nhau về khối lượng gà giữa hai lô được chúng tôi thể hiện qua đồ thị 2.1.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hoàn (2006) [5] cho biết: Bổ sung chế phẩm Aminomix - polyvit và chế phẩm BM vào khẩu phần ăn của gà Lương Phượng thấy rằng tại lúc 10 tuần tuổi thì khối lượng của gà lớn hơn so với là không bổ sung chế phẩm lần lượt là: 120,19 và 114,20g, có sự sai khác rõ rệt (với p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như kết quả đã công bố của Nguyễn Minh Hoàn (2006) [5].

2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Trên cơ sở các số liệu theo dõi về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tính được sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm, kết quả được trình bày tại bảng 2.5.

Bảng 2.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n=3)

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

ss-1 19,44 19,91 2 38,32 39,83 3 54,44 55,98 4 62,95 70,21 5 74,05 79,81 6 90,03 97,26 Trung bình 56.49 58,90 So sánh % 100 104,27

Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Qua bảng 2.5 và hình 2.2 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm tăng dần trong những tuần đầu, đạt đỉnh cao ở giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đều tuân theo quy luật chung của gia cầm.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô thí nghiệm luôn cao hơn so với lô đối chứng. Cụ thể ở giai đoạn SS-1 tuần tuổi ở lô thí nghiệm là 19,91 g/con/ngày, ở lô đối chứng đạt 19,44 g/con/ngày với mức độ chênh lệch là 0.47g. Giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi gà ở lô thí nghiệm có sinh trưởng tuyệt đối đạt mức cao nhất là 97,26 g/con/ngày, lô đối chứng đạt 90,03 g/con/ngày với mức độ chênh lệch là 7,23g. Từ SS-6 tuần tuổi lô đối chứng đạt 56,49 g/con/ngày,ở lô thí nghiệm là 58,90g/con/ngày với múc độ chênh lệch là 2,41g.

Điều đó chứng tỏ lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm Lactovet có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn lô đối chứng không sử dụng chế phẩm vào thức ăn.

Để thấy rõ hơn tốc độ tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi, chúng tôi thể hiện qua biểu đồ 2.2.

2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Kết quả sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) (n=3)

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

SS-1 125,58 127,00 1-2 86,39 87,46 2-3 60 61,91 3-4 42,13 44,85 4-5 33,87 34,47 5-6 30,04 31,85

Qua bảng 2.6 cho thấy: Gà Japfa 202 ở 2 lô đều có tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo sự tăng lên của tuổi. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng của nhóm gà thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm cao nhất ở tuần đầu tiên: Lô đối chứng đạt 125,58 %, lô thí nghiệm đạt 127 % và giảm dần ở các tuần tiếp theo, thấp nhất ở tuần thứ 6. Bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi, tốc độ sinh trưởng bắt đầu giảm mạnh và tới tuần thứ 6 lô đối chứng còn là 30,04%, lô thí nghiệm là 31,85 %.

Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Lactovet nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)