1.3.2.1 Nhân tố từ phía khách hàng
Là một nhân tố chính ảnh hưởng đến RRTD. Đối với khách hàng là cá nhân nguồn trả nợ là thu nhập ổn định của người vay, do đó bất cứ một sự mất ổn định
nào của ngưòi vay có thể do mất việc làm, ốm đau, hoặc cố tình trì hoãn trả nợ vay… dẫn đến không đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, có thể do sản phẩm sản xuất ra kém phẩm chất làm giảm doanh thu, lợi nhuận thấp thậm chí thua lỗ, làm giảm hoặc mất khả năng trả nợ, hoặc do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích do đó mất vốn hoặc hiệu quả kinh doanh kém … làm giảm khả năng trả nợ dẫn đến rủi ro tín dụng.
1.3.1.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế không thuận lợi: Ví dụ như quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế, môi trường cạnh tranh gay gắt dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, sự tấn công của hàng nhập lậu làm điêu đứng các doanh nghệp sản xuất kinh doanh trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp này. Sự tràn lan của hàng nhập lậu tại các thành phố lớn với các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải, quần áo, mỹ phẩm…là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.
Ngoài ra, sự thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý, công khai đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành do đó làm cho một số các doanh nghiệp khó khăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ.
1.3.1.3 Môi trường pháp lý
Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với hoạt động TD của các NHTM thể hiện ở các luật, văn bản luật, các thông tư hướng dẫn… việc thực thi luật, sự tuân thủ của các chủ thể kinh doanh. Khi các bộ luật còn chồng chéo, không nhất quán, hay thay đổi làm cho các chủ thể trong nền kinh tế có phần khó khăn, có thể gặp rủi ro dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật như nhập hàng lậu, trốn thuế... làm giảm khả năng trả nợ ngân hàng.
1.3.1.4 Môi trường tự nhiên, chính trị - xã hội
Những thảm hoạ tự nhiên như: động đất, núi lửa, dịch bênh…là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hang nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.
Nói chung môi trường tự nhiên không tác dụng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc vào môi trường tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, dich vụ. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Sự bất ổn về chính trị là một tác nhân cực kỳ quan trọng đến rủi ro tín dụng. Nền chính trị quốc gia ổn định là điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại môi trường chính trị kém ổn định, xảy ra xung đột, chiến tranh… tất yếu dẫn đến sản xuất đình trệ, không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên nền chính trị Việt Nam tương đối ổn định, mặt khác hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước, nhiều khoản cấp tín dụng được nhà nước can thiệp, điều đó tạo điều kiện hạn chế bớt rủi ro cho hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Nhân tố xã hội cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro tín dụng, trong trường hợp lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt, lừa đảo hoặc do trình độ dân trí thấp, kinh doanh kém hiệu quả gây tổn thất cho ngân hàng, hoặc do sự thay đổi yếu tố tâm lý xã hội cũng có khả năng hạn chế việc trả nợ của người đi vay.
Tóm lại: nhìn dưới góc độ của các nhà quản lý thì vấn đề rủi ro luôn là một trong những đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng, để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thì việc phòng ngừa, hạn chế RRTD luôn là một nội dung quan trọng trong quản lý RRTD của NHTM. Để việc quản trị rủi ro
đạt hiệu quả thì việc hiểu biết các những vấn đề mang tính lý luận trên đây là rất cần thiết để vận dụng vào việc quản lý RRTD nhằm hạn chế RRTD. Để tránh những ảnh hưởng xấu do RRTD gây ra, các NHTM đã sử dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa và hạn chế RRTD. Mỗi biện pháp được áp dụng ra sao và mang lại hiệu quả như thế náo còn phụ thuộc vào khả năng và điều kiện, thực trạng hoạt động của mỗi ngân hàng, và đây cũng là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong chương 2: Nghiên cứu thực trạng hạn chế rủi ro tại MHB Hà Nội.