CA
Đầu tiên, người nghiên cứu đã tìm đọc tài liệu tổng quan về dịch vụ chữ ký số nói chung và dịch vụ VNPT-CA nói riêng để tìm hiểu khái niệm và đặc điểm chung về dịch vụ. Tiếp theo, người nghiên cứu đã tìm đọc các thông tư, hướng dẫn của Nhà nước về việc kinh doanh dịch vụ chữ ký số để xác định phạm vi thời gian nghiên cứu thích hợp cho luận văn. Sau đó, người nghiên cứu thu thập các tài liệu liên quan đến dịch vụ VNPT-CA:
- Thu thập số liệu về doanh thu và chi phí của dịch vụ VNPT-CA các năm 2011 - 2013
- Thu thập số liệu tài chính có liên quan đến dịch vụ VNPT-CA từ các báo cáo tài chính tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) giai đoạn 2011 - 2013
Người nghiên cứu cũng tập hợp số liệu của các bảng nghiên cứu thị trường các năm 2012 đến 2014 mà Công ty VDC đã thực hiện.
Ngoài ra, người nghiên cứu cũng thu thập các báo cáo trên các phương tiện thông tin và truyền thông để lấy số liệu đánh giá từ các đơn vị bên ngoài. Bên cạnh đó, người nghiên cứu đã tìm kiếm các tư liệu về tình hình kinh doanh, lợi thế của các doanh nghiệp đang cùng kinh doanh dịch vụ chữ ký số trên thị trường hiện nay.Người nghiên cứu cũng đã tìm đọc các công trình nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, giải pháp tài chính cho dịch vụ chữ ký số.
2.1.2. Lọc các thông tin cần thiết để đƣa vào phân tích theo mô hình SWOT
Dựa trên các tài liệu đã thu thập được, người nghiên cứu lựa chọn các thông tin cần thiết cho việc phân tích thông qua mô hình SWOT. Các yếu tố bên trong cần lựa chọn bao gồm: hiệu quả hoạt động, nguồn tài chính, cơ cấu tô chức, văn hóa doanh nghiệp, khả năng sử dụng các nguồn lực. Các yếu tố bên ngoài cần lựa chọn bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, đối tác, chính sách của Nhà nước, xu hướng công nghệ, môi trường kinh tế. Người nghiên cứu sắp xếp các thông tin thuộc về từng mảng: Điểm mạnh, Điểm yếu của dịch vụ VNPT-CA, và của cả Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), cũng như của các đối thủ cùng
32
kinh doanh dịch vụ chữ ký số trên thị trường. Từ đó tìm ra các Cơ hội và Thách thức để phân tích riêng theo từng mục.
2.1.3. Xây dựng mô hình SWOT giữa dịch vụ VNPT-CA và các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng tranh trên thị trƣờng
Người nghiên cứu đã đưa các thông tin về dịch vụ VNPT-CA và đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tương lai vào phân tích lần lượt trong mô hình SWOT. Đầu tiên là so sánh dịch vụ VNPT-CA của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) với dịch vụ chữ ký số của các công ty trên thị trường theo từng mục: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Người nghiên cứu đã đặt ra các câu hỏi để tạo nên mô hình SWOT như sau:
- Điểm mạnh: lợi thế, ưu thế của Công ty VDC là gì, đâu là các ưu thế sẵn có trên thị trường, đâu là các ưu thế khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh
- Điểm yếu: Công ty VDC cần phải cải thiện gì, cần tránh làm điều gì khi tham gia kinh doanh dịch vụ chữ ký số. So sánh với đối thủ cạnh tranh thì điểm chưa so sánh bằng của Công ty VDC ở đâu. Vì sao đối thủ cạnh tranh lại làm mặt đó tốt hơn Công ty VDC.
- Cơ hội: Cơ hội của Công ty VDC đang ở đâu. Công ty VDC cần quan tâm đến xu hướng nào. Công ty VDC cần thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ và thị trường trong nước và quốc tế như thế nào. Công ty VDC cần tận dụng các chính sách của Nhà nước cũng như tận dụng các tiềm năng sẵn có của Công ty như thế nào.
- Thách thức: Hiện nay, Công ty VDC đang gặp phải những trở ngại gì, từ những vấn đề trong nội bộ Công ty cũng như trên thị trường, hoặc từ chính sách của Nhà nước. Trong số các điểm yếu của Công ty mà người nghiên cứu đã tìm ra thì điểm yếu nào khó có thể khắc phục, có thể gây đe dọa đến sức cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA hiện tại cũng như tương lai. Những nguy cơ có thể xảy đến trong việc kinh doanh dịch vụ VNPT-CA khi Công ty VDC thường xuyên tiếp xúc với những sự thay đổi công nghệ thông tin. Với những lợi thế của mình thì các đối thủ cạnh tranh có khả năng vượt hẳn lên so với Công ty VDC hay không.
33
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA và các ảnh hƣởng của yếu tố tài chính theo phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn (desk research)
Phương pháp nghiên cứu tại bàn là hình thức nghiên cứu bằng cách tổng hợp và phân tích vấn đề thông qua việc thu thập các thông tin ngay tại văn phòng bằng máy tính, internet, điện thoại, báo chí và các nguồn thông tin khác. Thông tin thu được dưới dạng văn bản hoặc số hóa về các vấn đề như báo cáo điều tra thị trường, hồ sơ công ty, dữ liệu theo dõi bán hàng, thống kê thương mại, khảo sát tiêu dùng.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính đến năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) và tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để đánh giá.
2.2.1. Thu thập thông tin cần thiết :
Người nghiên cứu đã tìm kiếm các thông tin tài chính cần thiết cho việc đánh giá ảnh hưởng của tài chính đến năng lực cạnh tranh dịch vụ:
- Trong nội bộ Công ty VDC:
+ Các báo cáo tài chính năm 2010 – 2013
+ Các bảng đánh giá về thị trường dịch vụ chữ ký số của Công ty VDC từ các phòng ban chức năng như phòng Kinh doanh, phòng Tài chính Kế toán, phòng Đầu tư thị trường.
+ Tài liệu thống kê thị phần dịch vụ chữ ký số của các doanh nghiệp 2012 - quý 1 năm 20014
- Nguồn thông tin bên ngoài: các bài phân tích dịch vụ chữ ký số nói chung và dịch vụ VNPT-CA nói riêng, các đánh giá về mặt tài chính đối với Công ty VDC trên các trang báo giấy và báo mạng.
Bên cạnh đó, người nghiên cứu đã tìm đọc các bộ luật, thông tư của Nhà nước hướng dẫn về việc triển khai thực hiện và khuôn khổ hoạt động của dịch vụ chữ ký số trên thị trường.Ngoài ra, người nghiên cứu cũng tìm kiếm các bản phương hướng kinh doanh dịch vụ VNPT-CA trong thời gian ngắn hạn và dài hạn của Công ty VDC.
34
2.2.2. Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia :
Người nghiên cứu đã tìm gặp một số chuyên gia về dịch vụ VNPT-CA và chuyên gia về lĩnh vực kinh doanh tại Công ty VDC và trong Tập đoàn VNPT như:
- Anh Vũ Văn Luật, Giám đốc Trung tâm dịch vụ chứng thực điện tử
- Anh Lê Văn Hưng, bộ phận kinh doanh dịch vụ VNPT-CA của Công ty VDC, gắn bó với dịch vụ VNPT-CA từ giai đoạn đầu phát triển
- Anh Trịnh Hoàng Long, bộ phận kỹ thuật của Công ty VDC, phụ trách các vấn đề về mạng lưới kỹ thuật cho dịch vụ VNPT-CA
- Chị Công Như Quỳnh, bộ phận kế hoạch tài chính của dịch vụ VNPT-CA - Anh Phạm Thanh Tùng, bộ phận Kế hoạch Đầu tư Công ty VDC
- Chị Đào Thu Trang, bộ phận Tài chính Kế toán Công ty VDC - Anh Lê Đình Quỳnh, bộ phận Kinh doanh Công ty VDC
- Anh Mai Thành Huyên, bộ phận kỹ thuật mạng lưới Tập đoàn VNPT - Anh Cù Thành Phương, bộ phận kinh doanh Tập đoàn VNPT
Người nghiên cứu đã xin ý kiến các chuyên gia về một số vấn đề như :
- Đối thủ tiềm năng trong tương lai tới đây của dịch vụ VNPT có khả năng gia tăng thêm ngoài các đối thủ hiện có hay không
- Doanh thu dự kiến trong 5 năm tới của dịch vụ VNPT-CA có khả năng đến đâu
- Công ty VDC cần cơ cấu lại hạng mục chi phí như thế nào để đẩy mạnh phát triển doanh thu dịch vụ VNPT-CA
- Công ty VDC có cần tăng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho dịch vụ VNPT-CA thêm hay không
- Nếu cần tăng vốn đầu tư, Công ty VDC nên huy động ở đâu, theo đường nào
2.2.3. Phân tích các thông tin thu thập đƣợc
Căn cứ trên các thông tin đã thu thập được, người nghiên cứu đã tìm hiểu, lựa chọn các yếu tố về tài chính liên quan đến năng lực cạnh tranh dịch vụ. Các yếu tố được lựa chọn phân tích là các yếu tố có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh
35
của dịch vụ. Người nghiên cứu thực hiện áp dụng phân tích lần lượt từng yếu tố, xem yếu tố nào thích hợp để đưa vào phần nghiên cứu nào.
2.2.4. Nghiên cứu định tính tác động của các nhân tố tài chính đến năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA:
Từ các yếu tố tài chính đã được chọn lọc, tìm hiểu, cũng như các nhân tố đã phân tích trong mô hình SWOT, đồng thời thông qua tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, và một số cán bộ có liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ VNPT-CA tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), người nghiên cứu xem xét, đưa ra các quan sát, nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đối với năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA trên thị trường. Mỗi yếu tố được đặt bên cạnh sức tăng trưởng doanh thu hoặc thị phần dịch vụ VNPT-CA để có sự so sánh, đánh giá chính xác. Từng yếu tố qua nghiên cứu được xác định là có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với sức cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA so với các đối thủ khác. Từ đó, người nghiên cứu đã tổng hợp lựa chọn các giải pháp về tài chính có khả quan cho việc tăng sức cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA trong thời gian tới cũng như trong tương lai lâu dài.
36
CHƢƠNG III
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VNPT-CA CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC)
3.1. Giới thiệu về Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty VDC:
Công ty VDC được thành lập ngày 06/12/1989 theo Quyết định số 1216- TCCB-LD của Tổng cục Bưu điện, tiền thân là Trạm máy tính ngành Bưu điện thành lập năm 1974, một trong những Trung tâm máy tính đầu tiên của cả nước. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) được coi là một bộ phận nằm trong chiến lược phát triển toàn ngành bưu điện của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn được phê chuẩn tại Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của Chính phủ, giữ vai trò chủ đạo Nhà nước trong lĩnh vực Internet và Công nghệ thông tin. Tới nay, ngoài Văn phòng Công ty, VDC đã thành lập sáu Trung tâm trực thuộc đặt tại ba miền của đất nước, được giao nhiệm vụ quản lý, kinh doanh trên địa bàn từng khu vực.
Với địa bàn kinh doanh trải dài trên toàn quốc, cùng với nguồn nhân lực khoảng 1.200 cán bộ có trình độ cao và cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường tại bất kỳ nơi đâu tại Việt Nam, Công ty VDC đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực Truyền số liệu, Internet và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Với phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế, Công ty VDC đã góp phần đưa Internet, các dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin ngày một trở nên gần gũi, thân thuộc với cộng đồng.
Công ty VDC có các điều kiện cơ sở vật chất khá tốt: mạng Internet (VNN), truyền số liệu quốc gia (Vietpac) được VNPT giao cho Công ty quản lý và khai thác, thực sự trở thành một thành viên quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
37
Từ những năm đầu công việc không có đủ cho cán bộ công nhân làm việc, cùng với đà phát triển của ngành viễn thông, từ năm 2007 đến nay. Công ty VDC đã liên tục đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm bình quân đạt khoảng 25%. Năm 2013, doanh thu của công ty đạt 2.530 tỷ, lợi nhuận của công ty đã đạt 570 tỷ, là đơn vị có chênh lệch thu chi đứng thứ 2 trong toàn Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, đó cũng chính là kết quả ghi nhận sức phát triển khá mạnh của Công ty VDC trong những năm qua.
Với những khả năng và kinh nghiệm trong suốt những năm không ngừng phát triển, với tính phù hợp và hiệu quả cao trong các sản phẩm, dịch vụ của mình, Công ty VDC đã giành được sự tin cậy của khách hàng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Trong suốt 25 năm hoạt động, Công ty đã được các đối tác, khách hàng, các nhà đánh giá uy tín của giới truyền thông ghi nhận những thành công và trưởng thành qua các phần thưởng cao quý của nhà nước như Huân chương lao động hạng nhì, hạng ba; Cờ khen của Bộ, các giải thưởng về dịch vụ như giải Sao vàng đất Việt, giải chứng nhận “Nhà cung cấp dịch vụ Internet được ưa chuộng nhất” hàng năm do tạp chí PC World bình chọn; giải thưởng của Vietnam ICT Award & IDG đối với nhà cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất các năm 2007-2009;giải thưởng ASEAN “Doanh nghiệp uy tín – Phát triển bền vững 2012”; giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” thuộc Top doanh nghiệp xuất sắc nhất 2012. Đặc biệt, Công ty đã đạt giải thưởng Sao Khuê 2013 cho dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trao tặng. Năm 2014, Công ty VDC tiếp tục được vinh danh tại lễ trao giải Sao Khuê 2014 với dịch vụ Cloud VNN (dịch vụ cung cấp hạ tầng máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây) và dịch vụ Hóa đơn điện tử VNPT-Einvoice, trong đó dịch vụ Hóa đơn điện tử VNPT-Einvoice là dịch vụ gắn liền với dịch vụ chứng thực chữ ký số.
38 Sơ đồ tổ chức Công ty:
Hình 3.1.Sơ đồ tổ chức Công ty VDC năm 2014
(Nguồn: http://vdc.com.vn/GioiThieu.aspx?id=4 , ngày truy cập: 13/ 05/2014)
Bộ máy tổ chức Công ty VDC được tổ chức thành Khối Văn phòng Công ty và 06 Trung tâm tại 3 miền đất nước hoạt động trải rộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam
Giám đốc NGUYỄN VĂN HẢI
Phó Giám đốc
TRẦN VIỆT HƯNG
Phó Giám đốc
HOÀNG MINH CƯỜNG
Phó Giám đốc
NGUYỄN HỒNG HẢI HẢI HẢI
Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực 2
(khu vực miền Nam) Trung tâm Điện toán và
Truyền số liệu khu vực 1 (khu vực miền Bắc)
Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng
Trung tâm Công nghệ thông tin VDC
Trung tâm Dịch vụ chứng thực điện tử Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực 3
(khu vực miền Trung) Khối các Trung tâm
Khối chức năng Công ty
Ban chuẩn bị dự án thành lập Trung tâm phân
phối Ban quản lý dự án các công trình kiến trúc Phòng Đầu tư Phát triển Văn phòng Công ty Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Phòng Tổ chức lao động Phòng Tài chính Kế toán Phòng Công nghệ Phòng Nghiên cứu và Phát triển dịch vụ
39
với số lượng lao động đến hết năm 2013 là gần 1.200 người, cụ thể:
- Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực I - VDC1, thành lập năm 1995, chịu trách nhiệm hoạt động, quản lý và khai thác mạng lưới, thị trường từ Hà Tĩnh trở ra (29 tỉnh thành).
- Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực II - VDC2, thành lập năm 1995,