Thẻ thông minh

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG RFID (Trang 31)

3. Nhiệm vụ của luận văn

3.4. Thẻ thông minh

Thẻ thông minh, có kích thước giống như một chiếc thẻ ATM nhưng được gắn bên trong một con chip điện tử, có khả năng xử lý như một máy tính thu nhỏ. Các thiết bị giao

tiếp với thẻ (để cấp năng lượng điện và trao đổi dữ liệu với thẻ) có nhiều dạng nhưng thông

thường là đầu đọc thẻ (Card Reader).

Với con chip điện tử được gắn trong thẻ có khả năng lưu trữ, xử lý và thực hiện các nhiệm vụ được yêu cầu giống như máy tính bởi các thành phần chính bên trong con chip điện tử này gồm: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), bộ nhớ chỉ được quyền đọc (ROM), bộ nhớ lưu trữ dữ liệu (EEPROM) và hệ điều hành của TTM. Có hai loại thường sử dụng:

 Thẻ nhớ chỉ chứa các thành phần bộ nhớ, có thể có một chức năng bảo mật cụ thể.

Page 16 Điểm quan trọng nhất của TTM là khả năng bảo mật cao, bởi các thành phần vật lý của con chip đều ở dạng siêu nhỏ và chúng đều có khả năng chống lại các tấn công vật lý. Còn về khả năng tấn công hay tìm cách đọc nội dung dữ liệu lưu trong thẻ bằng phần mềm đã được hệ điều hành toàn quyền điều khiển. Hệ điều hành thẻ đều phải tuân theo các tiêu chuẩn ISO- 7816 với nhiều mức bảo vệ truy cập nhiều cấp, nên rất khó để tấn công dữ liệu theo con đường này. Ngoài ra, trong thẻ còn hỗ trợ các thuật toán mã hóa, các cơ chế chống nhân bản thẻ (anti-cloning) hay an toàn (anti-tearing) trong quá trình trao đổi dữ liệu..

Độ bền của TTM cao và thuận tiện trong sử dụng. Thông thường với TTM có thể đọc ghi 100.000 lần, hay 10 năm sử dụng.

Hình II. 12. Hình ảnh của thẻ thông minh.

So với các hệ thống tự động nhận dạng khác. RFID có các ưu điểm vượt trội sau

 Không cần tiếp xúc vật lý khi truyền nhận dữ liệu giữa thẻ và đầu đọc, điều này tránh được các hưu hỏng, vết xước gặp phải khi sử dụng thẻ thông minh.

 Có thể đọc và ghi dữ liệu nhiều lần. Trung bình từ 10.000 đến 100.000 lần tùy từng loại thẻ.

 Đầu đọc có thể lấy thông tin mà không cần nhìn thấy thẻ. Ưu điểm so với công nghệ mã vạch khi ta phải tháo rời các thùng hàng, linh kiện khi nhận dạng. Giảm chi phí đáng kể về thời gian và tiền bạc.

 Tầm đọc của RFID linh hoạt. Tùy vào các ứng dụng cụ thẻ mà tầm đọc có thể thay đổi từ vài chục centimet đến vài chục mét.

 Thẻ RFID có thể lưu trữ thông tin đang dạng. Từ những thông tin đơn giản như mã vạch ( nông sản, laoi5 sản phẩm…) đến những thông tin phức tạp như: tài khoản cá nhân, thông tin chi tiết cá nhân… như các thẻ thông minh khác.

Page 17  Khi được áp dụng những giải thuật chống đụng độ. Các đầu đọc có thể đọc được nhiều thẻ trong phạm vi quản lý của nó trong khoảng thời gian rất ngắn.

 RFID có thể hoạt động trong nhiều môi trường khắc nghiệt như nóng ẩm, hóa chất ăn mòn. Tùy vào những ứng dụng cụ thể mà hệ thống sẽ được thiết kế theo môi trường đó.

 Hiện nay, công nghệ RFID được phát triển cho nhiều ứng dụng khác, các phòng thí nghiệm trên thế giới vẫn đang nghiên cứu để RFID có thể thay thế một số cảm biến đắt tiền, sử dụng đo các điều kiện môi trường.

Song song với các ưu điểm trên, công nghệ RFID vẫn còn tồn tại những khuyết điểm cần được nghiên cứu và khắc phục.

Giá cả vẫn còn khá cao. Những thẻ RFID giá rẻ thường đi đôi với việc có rất

nhiều lỗ hổng về bảo mật, ngược lại những thẻ có bảo mật tốt thì lại khá đắt. Vì thế ta phải cân đối giữa 2 vấn đề bảo mật và giá cả. Ta không thể gắn 1 chip RFID có giá 5USD lên 1 cuốn sách giá chỉ có 50.000VNĐ.

 Các thông tin bên trong RFID của sản phẩm có thể đọc được ở khoảng cách xa. Vì thế phát sinh các vấn đề như thông tin cá nhân bị lộ, bị giới hacker lợi dụng.Không chỉ đe dọa thông tin cá nhân của người tiêu dùng, các lỗ hổng công nghệ của RFID còn có thể "tiếp tay" cho những kẻ bất lương đánh lừa người bán hàng chỉ bằng cách đơn giản là thay đổi mã hàng, giá sản phẩm... hacker có thể sử dụng thiết bị như PDA hay Pocket PC có trang bị đầu đọc RFID để quét thẻ gắn trên sản phẩm và ghi lại một giá mới có lợi cho anh ta. Hacker có thể thay thế thông tin trên đó bằng dữ liệu cùng loại rồi ghi lại vào thẻ trên sản phẩm mà không hề bị phát hiện. Các quầy thanh toán tự động không thể phát hiện được những thay đổi trên của hacker.

Đụng độ đầu đọc: Tín hiệu từ một đầu đọc có thể giao tiếp với tín hiệu từ nơi

khác mà nơi đó tin tức chồng chéo nhau. Điều này được gọi là đụng độ đầu đọc. Một phương pháp tránh vấn đề này là sử dụng kỹ thuật phân chia thời gian đa truy cập (TDMA).

Thiếu chuẩn chung. Tại thời điểm hiện tại công nghệ RFID có xu hướng sử

dụng chuẩn Electronic Product Code Generation 2 (EPC Generation 2). Chuẩn EPC Generation 2 được thiết kế để nâng cao khả năng tương thích của RFID được xuất phát từ các nhà cung cấp khác nhau. Giao thức EPC Generation 2 được cấp bằng sáng chế của hãng thiết bị RFID Intermec Technologies (Mỹ). Tuy nhiên RFID Intermec Technologies giữ bản quyền sản phẩm và yêu cầu phải trả phí nếu sử dụng công nghệ của họ làm cho chi phí cho hệ

Page 18

thống RFID tăng cao, cản trở quá trình phát triển ứng dụng RFID.Hiện nay một chuẩn RFID EPC Global miễn phí đang được xây dựng trên phạm vị toàn cầu để giải quyết vấn đề trên.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG RFID (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)