Kiến nghị đối với các đơn vị ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển Bảo hiểm xã hội cho người lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 32 - 36)

II. Một số kiến nghị:

4. Kiến nghị đối với các đơn vị ngoài quốc doanh

- Thứ nhất: Tham gia BHXH nghiêm túc theo quy định của pháp luật để cơ quan BHXH làm tốt công tác thu và chi trả chế độ cho người lao động được kịp thời.

Thực hiện khai báo đủ số lao động, đăng ký tham gia đúng hạn, ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của người lao động, mức lương người lao động được hưởng và đúng với mức lương thực tế trả cho người lao động để tham gia đóng BHXH.

- Thứ hai: Tổ chức phổ biến quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của người lao động.

- Thứ ba: Luôn hợp tác tích cực với cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thứ tư: Nâng cao chất lượng, hiệu quả, vai trò và vị trí của hoạt động công đoàn, tổ chức cơ sở Đảng trong chỉ đạo thực hiện công tác BHXH. Đưa

việc thực hiện tốt công tác BHXH là một trong những tiêu chuẩn bình xét Chi Bộ , Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội “Trong sạch, vững mạnh”

- Thứ năm: Đi đôi với việc phát triển doanh nghiệp, cần chú ý xây dựng điều lệ hoạt động công khai, minh bạch; hoàn thiệnbộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ lãnh đạo doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tự nguyện của cả chủ sử dụng lao động và người lao động về lĩnh vực BHXH.

5.Kiến nghị đối với người lao động

- Thứ nhất: Nắm vững chính sách BHXH để giám sát việc thực hiện chính sáchBHXh của doanh nghiệp đối với mình và có thể yêu cầu cơ quan chức năng giúp đỡ khi cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Thứ hai: Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện BHXH cho mình (nếu doanh nghiệp cố tình lờ,...) theo đúng mức lương được trả, theo đúng thời gian quy định.

- Thứ ba: nếu doanh nghiệp thực hiện BHXH không nghiêm túc cho các lao động trong doang nghiệp thì bản thân mỗi người lao động phải biết đấu tranh vì quyền lợi của cả tập thể chứ không vì lợi ích của cá nhân.

- Thứ tư: Tham gia tích cực và vận động mọi người cung tham gia vào các hoạt động của công đoàn và tổ chức Đảng vì lợi ích chung của tập thể.

KẾT LUẬN

KVKTNQD có tầm quan trọng trong việc khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm khả năng kinh dianh, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững ổn định chính trị -xã hội.

Sự phát triển của KVKTNQD thời gian qua là kết quả thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế, trong đó có chính sách BHXH. Thực hiện tốt chính sách BHXH đối với người lao động ở khu vực này là góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người lao động; tạo lập sự bình đẳng, công bằng xã hội, xóa đi ranh giới giữa người lao động làm việc trong khu vực nhà nước và ngoài quốc doanh.

BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh là sự tiếp nối và mở rộng của BHXH trong khu vực Nhà nước mang tính tất yếu chuyển từ cơ chế kinh tế một thành phần sang cơ chế kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng. Đây là một quá trình làm chuyển đổi nhận thức đòi hỏi phải có thời gian và bằng những việc làm thiết thực cùng với những cuộc vận động, tạo cho mọi người thấy được lợi ích, có được niềm tin, từ tính cưỡng chế của pháp luật thành tính tự giác, tự nguyện của mọi người. Sự nghiệp BHXH sẽ là sự nghiệp của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.

Theo dự kiến, KVKTNQD sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong sự nghiệp BHXH tương lai. Vì vậy BHXH cũng như các cấp các ngành có liên quan cần phải có sự phối hợp tập trung tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ BHXH tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là điều kiện cần thiết để đưa pháp luật vào cuộc sống nhằm thực hiện công bằng xã hội.

Vấn đề thực hiện BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh không còn là mới mẻ, nhưng thực tế cho thấy kết quả lại đạt được chưa như mong muốn, nảy sinh nhiều vấn đề, tồn tại nhiều bất cập cần phải được giải quyết ngay. Tuy nhiên, để BHXH trở thành thói quen của tất cả mọi người, các đơn vị kinh tế và người lao động trong khu vực ngoài quốc doanh tham gia BHXH một cách nề nếp theo đúng luật định thì không phải là một vấn đề đơn giản. Song cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành đặc biệt là cơ quan BHXH Việt Nam, chúng ta hi vọng trong thời gian tới việc triển khai thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động khu vực ngoài quốc doanh sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Không những chỉ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn củng cố, thúc đẩy chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển Bảo hiểm xã hội cho người lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 32 - 36)