Tỷ lệ cước tàu từ 5– 10% trên trị giá CIF, tuỳ theo tỷ trọng của hàng hoá, địa điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển (tàu hoặc container).

Một phần của tài liệu Nhập khẩu FOB, xuất khẩu CIF. Lời giải cho bài toán nhập siêu.doc (Trang 26 - 29)

hoá, địa điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển (tàu hoặc container). - Tỷ lệ bảo hiểm (I) và cước tàu (F): Theo bảng tính trên lấy trung bình là 7%.

Ngoài ra, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vận tải ở Việt Nam phát triển: trong thời gian qua, các công ty vận tải của Việt Nam phát triển chưa mạnh so với các nước trong khu vực như Thái Lan,

Singapore… nguyên nhân chủ yếu là do “cầu” chưa tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia tăng, vì đối với nhóm C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ yếu sẽ thuê các công ty vận tải ở Việt Nam vận chuyển. Khi đó các công ty vận tải có cơ hội để phát triển mạng lưới vận tải quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của công ty vận tải ở Việt Nam trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container) của Việt Nam đang rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu

Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam cũng có điều kiện để phát triển: mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta tăng liên tục nhưng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển còn thấp. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C (điều kiện CIP và CIF) thay nhóm F thay thì các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có cơ hội để nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu.

Góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động: như đã trình bày ở trên, đối với điều kiện nhóm C sẽ góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện để các công ty vận tải, bảo hiểm... ở Việt Nam phát triển. Khi đó các công ty vận tải hoặc bảo hiểm sẽ thuê thêm lao động. Hơn nữa, để thực hiện điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu cần có thêm cán bộ giỏi về nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm. Do đó, việc lựa chọn điều kiện nhóm C, các nhà xuất khẩu Việt Nam góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.

Việc các DN nhập khẩu yêu cầu đối tác nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB, cũng rất có lợi đối với DN trực tiếp NK. Họ sẽ phải trả ít tiền ký quỹ hơn để mở L/C, không phải lo ngay tiền vận chuyển vì khi hàng cập cảng họ mới có nghĩa vụ phải chi tiền, DN cũng không bị tồn vốn hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng NK. Theo thông lệ, các cá nhân giao dịch trực tiếp cũng được hưởng “hoa hồng” của các công ty bảo hiểm và hãng tàu. Họ xứng đáng được hưởng khi xúc tiến xuất nhập khẩu theo giải pháp này, thay vì mất tiền trả cho bảo hiểm và cước tàu nước ngoài.

Nhà xuất khẩu chủ động trong việc giao hàng: đối với điều kiện nhóm C,

nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng nên nhà xuất khẩu chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm F, nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định và đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho. . Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định.

Đối với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ, các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng-commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn có những lợi ích khác như: lượng ngoại tệ thu được nhiều hơn, nếu thiếu vốn, nhà xuất khẩu sẽ được tài trợ vốn nhiều hơn, được tiền giảm giá hay hoa hồng từ các công ty vận tải hoặc công ty bảo hiểm… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.

Như vậy việc XK theo điều kiện CIF, NK theo điều kiện FOB sẽ tiết kiệm được ngoại tệ từ cước phí vận chuyển, tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp và cho cá nhân, góp phần giảm nhập siêu đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ tàu biển và vận tải phát triển công nghiệp quốc tế của VN.

Phần 3: Nguyên nhân xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF ở Việt Nam.

-Thứ nhất là do thói quen buôn bán.

- Hai là : trong hoạt động kinh doanh, khi và chỉ khi người kinh doanh coi việc bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất trong điều kiện pháp luật cho phép là mục tiêu thì họ mới kiên quyết và tìm mọi cách để thay đổi tập quán

đã lỗi thời nhằm thực hiện một phương thức mới với hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở nước ta, trong một thời kỳ dài, các doanh nghiệp kinh doanh XNK đều là doanh nghiệp nhà nươc. ở đó, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các giám đốc. Ngược lại, họ phải luôn luôn bảo đảm sự an toàn ở mức cao nhất. Do làm ngược lại với tập quán cổ truyền trong kinh doanh XNK là điều rất ít giám đốc doanh nghiệp nhà nước giám thực hiện.

Một phần của tài liệu Nhập khẩu FOB, xuất khẩu CIF. Lời giải cho bài toán nhập siêu.doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w