Các phơng pháp hóa lý:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÁI SINH DẦU NHỜN THẢI.DOC (Trang 53)

II. 14 Điểm đông đặc:

I.4.2. Các phơng pháp hóa lý:

I.4.2.1 Đông tụ:

Đông tụ là phơng pháp chủ yếu để tăng cờng tính chất lọc cho những

dầu thải không lọc. Bản chất của phơng pháp đông tụ là sự tập hợp những hạt keo, tạo ra những chất keo tụ lắng xuống. Có thể tiến hành đông tụ bằng tác động cơ học, bằng nhiệt, bằng dòng điện hoặc bằng chất đông tụ.

Chất đông tụ có thể là chất điện ly, chất hoạt động bề mặt hoặc các chế phẩm tẩy rửa tổng hợp. Những chất đông tụ điển hình là H2SO4, Na2CO3,

Na2SiO3,Na3PO4. Chất đông tụ hoạt động bề mặt là loại ion hoặc không ion. Tốt hơn cả là những chất hoạt động bề mặt anion gốc sulfonat mà phổ biến hơn cả là loại Sulfonol RSO3Na trong đó R là gốc cacbon từ 12 - 18oC. Chất đông tụ có khả năng làm mất điện tích của các hạt keo làm chúng ngừng xô đẩy nhau và dính lại với nhau tạo thành hạt lớn lắng xuống đáy.

Qua nghiên cứu ngời ta đã xác định đợc rằng dùng chất hoạt động bề mặt điện ly để đông tụ các tạp chất phân tán mịn trong dầu thải không lọc là có hiệu quả nhất.

Dầu động cơ phế thải, do tác dụng của phân tán tẩy rửa của phụ gia sẽ chứa nhiều tạp chất phân tán mịn tạo thành những huyền phù bền vững trong dầu. Tái sinh loại dầu nhờn này đòi hỏi phải qua đông tụ sơ bộ các tạp chất. Do thành phần dầu nhờn thải luôn luôn thay đổi nên cần phải có một loạt các chất hoạt động bề mặt khác nhau về hiệu quả động tụ và giá thành để tăng tính kinh tế.

Các hạt keo trong dầu nhờn thải mang điện tích, chúng không ngừng xô đẩy nhau và phân tán đều trong toàn bộ thể tích dầu. Khi có mặt của chất đông tụ, các hạt keo trung hòa điện tích ngừng xô đẩy nhau và khi đó bắt đầu dính lại với nhau. Kết quả là các hạt lớn dần và lắng xuống đáy. Nh vậy, quá

trình đông tụ thực chất là làm giảm mối liên kết của các hạt với môi trờng phân tán xung quanh nó. Quá trình đông tụ chỉ xảy ra khi đảm bảo đủ điều kiện nhiệt độ, thời gian xử lý, lợng và nồng độ chất đông tụ cũng nh sự tiếp xúc của chúng tốt với dầu nhờn thải.

ảnh hởng của nhiệt độ tới sự đông tụ liên quan chủ yếu đến độ nhứot của dầu nhờn thải. Khi độ nhớt giảm thì chất động tụ dễ dàng tiếp xúc với dầu nhờn thải, vì vậy mà nên thực hiện quá trình ở điều kiện nhiệt độ cao. Song không nên thực hiện ở nhiệt độ cao quá 100oC vì ở nhiệt độ này dầu sẽ sôi và bắn ra ngoài. Tốt nhất là nên để nhiệt độ từ 80 - 90oC.

Quá trình đông tụ không xảy ra tức thời, muốn đông tụ hoàn toàn phải có thời gian nhất định. Trong điều kiện các yếu tố khác bảo đảm (tiếp xúc tốt, nồng độ chất đông tụ đủ, nhiệt độ đủ cao...) thì thời gian để đông tụ xảy ra hoàn toàn là từ 20 - 30 phút.

Đông tụ thờng đợc tiến hành trong bể lắng đáy hình nón đợc trang bị những thiết bị đun nóng và khuấy trộn.

I.4.2.2 Hấp phụ:

Hấp phụ là quá trình tập trung các chất bẩn trên bề chất hấp phụ. Chất hấp phụ có khả năng hấp phụ trên bề mặt của mình một lợng lớn các chất asphan, axit, este và các sản phẩm oxi hóa khác trong dầu nhờn thải. Hiệu quả hấp phụ phụ thuộc chủ yếu vào bản chất và trị số bề mặt chất hấp phụ. Đặc tính của chất hấp phụ có ý nghĩa không kém. Ví dụ, silicagen hấp thụ tốt nhựa asphan còn oxyt nhôm lại hấp phụ tốt axit hữu cơ phân tử thấp. Để tăng khả năng hấp phụ thì cần phải hoạt hóa chúng.

Trong tái sinh dầu nhờn thải, ngời ta dùng chất hấp phụ phổ biến nhất là đất sét tẩy màu rồi đến silicagen, oxit nhôm... về nguyên tắc chất hấp phụ càng đợc nghiền nhỏ thì khả năng hấp phụ càng lớn, tuy nhiên nó lại gây cản trở cho việc lọc sau hấp phụ.

Trong tái sinh dầu nhờn thải bằng chất hấp phụ, nhiệt độ và thời gian sử lý có ý nghĩa quan trọng. Khi tăng nhiệt độ thì hiệu quả hấp thụ giảm do chuyển động nhiệt của các phân tử đợc hấp phụ tăng lên do đó khó giử đợc trên bề mặt chất hấp phụ. ở nhiệt độ thấp, do độ nhớt của các phân tử dầu nhờn thải cao cho nên các phân tử dầu khuếch tán quá chậm đối với bề mặt chất hấp phụ. thờng thì dầu nhờn thải đợc làm sạch khi cờng độ khuấy trộn cao 1000 - 1400 vòng/ phút, trong khoảng thời gian là 30 phút. Lợng chất hấp thụ phụ thuộc vào độ hoạt động của chất hấp phụ và độ nhiễm bẩn của dầu nhờn thải.

Phơng pháp làm sạch dầu nhờn thải bằng hấp phụ là phơng pháp tiếp xúc đợc sử dụng phổ biến vì công nghệ đơn giản, dể thực hiện và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÁI SINH DẦU NHỜN THẢI.DOC (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w