CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG MẠNG FTTx CHUẨN GPON 4.1 Giới thiệu sơ lược về phần mêm Optisystem
4.5. Kết luận chương
Từ những kết quả trên ta thấy rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng GPON. Đó có thể là khoảng cách truyền dẫn, hệ số chia splitter (đây là đặc điểm đặc trưng của FTTx). Ngoài ra để có chất lượng mạng tốt còn phải phụ thuộc vào công suất phát.
Qua các trường hợp mô phỏng trên ta sẽ áp dụng vào điều chỉnh các tham số cho mạng đạt được khả năng cao nhất có thể. Quay lại Hình 4.13 với tỉ lệ chia Splitter là 1:64 và tốc độ bit là 2488.32 Mb/s có suy hao ODN là 21dB (18db của Splitter 1:64 và 3dB của dây quang 10km), ta buộc phải tăng công suất tối thiểu theo lớp B là 5dBm ta được đồ thị mắt và tỉ lệ lỗi bit như 2 hình sau:
Hình 4. 25: Đồ thị mắt ở bộ thu đường lên
Với công suất tối thiểu 5dBm nên tỉ lệ lỗi bit cũng ở mức tối thiểu chấp nhận được theo tiêu chuẩn ITU-T 984 lần lượt là -14 và -13.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đồ án với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Đức Chí đồ án “Nghiên Cứu Và Mô Phỏng Mạng FTTx” đã hoàn thành đúng thời gian quy định.
Đồ án đã trình bày chi tiết về mạng truy nhập quang FTTx cùng với công nghệ GPON, chuẩn triển khai mới nhất tại Việt Nam. Đưa ra các mô hình mạng truy nhập quang với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, băng thông cũng như chất lượng. Hứa hẹn sự phát triển vượt bậc cho mạng truy nhập, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện tại PON đang được triển khai rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, những nhà cung cấp dịch vụ như Viettel, FPT, SPT, CMC TI cũng đang đẩy mạnh phát triển PON dựa trên nhiều chuẩn khác nhau, đặc biệt có công ty CMC TI và VNPT đã triển khai mạng chuẩn GPON. Đồng thời em đã mô phỏng hệ thống mạng FTTx theo chuẩn GPON và sự ảnh hưởng của một vài yếu tố tới chất lượng mạng. Những kết quả mô phỏng phần nào đã phản ánh được chất lượng của mạng FTTx.
Hướng phát triển tiếp theo của em là nghiên cứu đi sâu hơn nữa về chuẩn GPON này theo hướng: Cải thiện chất lượng mạng quang nói chung và mạng GPON nói riêng bằng cách sử dụng mã Turbo code. Trong quá trình truyền tín hiệu quang, ở tốc độ khoảng vài Gbps thì hiện tượng tán sắc gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ lỗi bit. Người ta có thể cải thiện BER bằng cách sử dụng mã hóa kênh như mã Turbo code.