Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, lứa tuổi

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vi khuẩn tả ở người đến xét nghiệm tại bệnh viện quân y 103 năm 2013 bằng kỹ thuật PCR (Trang 44)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, lứa tuổi

Giới tính và lứa tuổi là một trong những đặc điểm được chúng tôi quan tâm kết hợp với yếu tố dịch tễ khi tiến hành lấy mẫu xem khả năng bị mắc bệnh tả ở giới nào hoặc độ tuổi bao nhiêu. Nên trong quá trình tiến hành thu thập mẫu bệnh phẩm trên bệnh nhân, chúng tôi thu thập được một số thông tin về sự phân bố theo giới tính và nhóm tuổi như sau:

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, tuổi Giới n X ± SD Trung vị min - max

P> 0,05 Nữ 94 34,2±14,5 33(24-45) 8 - 67

Nam 68 31,8±15,5 33(17-44) 5 - 68 Tổng 162 33,3±14,9 35(21-45) 5 - 68

Bảng phân bố đối tượng nghiên cứu ( Bảng 3.1; bảng 3.2; hình 3.1) cho thấy nhóm tuổi thấp nhất đối với nữ là 8 và đối với nam là 5; độ tuổi cao nhất đối với nữ là 67 đối với nam là 68. Kết quả cho thấy sự khác biệt về tuổi giữa các bệnh nhân nam và nữ không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05 ).

Phân bố nhóm đối tượng theo giới tính

Nữ Nam

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính

Lứa tuổi 5-10 thu thập được 6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 3,7 %. Lứa tuổi này có tỷ lệ nghi mắc tả thấp cũng phù hợp với các nghiên cứu khác vì sự biến động của lứa tuổi này không lớn mọi sinh hoạt phụ thuộc gia đình, nếu có thời gian chúng tôi đánh giá thêm tác nhân do virut Rota ở lứa tuổi mới sinh đến 10 tuổi thì ý nghĩa nghiên cứu sẽ mở rộng hơn.

41.98%

Nghiên cứu của M.Ehara và cộng sự (2004) cho rằng nguy cơ mắc bệnh tả của trẻ em dưới 15 tuổi thường tăng vào đầu vụ dịch [55]. Nghiên cứu của Thẩm Chí Mục (1994) cho kết quả ngược lại cho rằng nhóm tuổi này lại tăng vào cuối vụ dịch [28]. Tuy nhiên các kết quả trên cũng chỉ dừng lại đánh giá một vụ dịch nhưng cũng có thể là những gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo trong chương trình phòng chống các bệnh tiêu chảy ở nhóm tuổi này.

Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo tuổi

Tuổi Số mẫu Tỷ lệ (%) 5 -10 6 3,70 11-20 13 8,02 21 -30 57 35,18 31-40 48 29,64 41-50 28 17,28 >50 10 6,18 Tổng cộng 162 100

Lứa tuổi từ 21- 30 thu thập được 57 mẫu chiếm tỷ lệ 35,18 % lứa tuổi 31- 40 thu thập được 48 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 29,64 % sau đến lứa tuổi 41 – 50 chiếm tỷ lệ 17,28 % (Bảng 3.2). Đây là những lứa tuổi lao động quan trọng trong xã hội và có tỷ lệ mắc tả cao nhất so với các lứa tuổi khác, ở lứa tuổi này có nhiều mối liên quan về yếu tố dịch tễ như đi học, đi công tác, đi làm…và điều đặc biệt sinh hoạt ăn uống ở quán cơm bình dân nên yếu tố vệ sinh không đảm bảo. Nghiên cứu Thẩm Chí Mục (1996) đã đánh giá vai trò của thực phẩm và vệ sinh của người phục vụ kết quả là 28,7 % số mẫu thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh và 20 % mẫu bàn tay nhân viên không đạt tiêu chuẩn [27]. Phan Đạo và cộng sự cho rằng trong thời gian đỉnh của vụ dịch tỷ lệ phân lập được vi khuẩn tả cao trên 50% [1]. Với nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ phân lập dương tính vi khuẩn tả là 9,88%. Qua điều tra yếu tố dịch tễ của các bệnh nhân trước khi vào viện có 11 bệnh nhân mắc bệnh tả có nguồn lây nhiễm mầm bệnh từ Hà Nội chiếm tỷ lệ 68,75 %.

Hình 3.2. Biểu đồ đánh giá độ tuổi trong thu thập mẫu

Nhìn chung bệnh tả không phân biệt theo giới tính, mọi người đều có thể mắc bệnh. Nghiên cứu của Vũ Minh Hương và cộng sự (1994) cho biết tỷ lệ dương tính ở nữ là 57,88 % và ở nam giới là 42,12 % [3]. Theo nghiên cứu của Dalsgaard A và cộng sự

(1997) ở Peru đã xảy ra vụ dịch tả tác nhân do V. cholerae O1 đã có 230 người mắc tiêu

chảy cấp trong đó tỷ lệ nữ mắc bệnh là 59,24 % và nam giới mắc bệnh là 40,76 % [54]. Kết quả (hình 3.1) cho thấy tỷ lệ nữ mắc tiêu chảy cấp là 58,02% và nam 41,98% cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân dương tính V. cholerae theo giới tính

Giới tính Mắc tả Tỷ lệ %

Nữ 7 43,75

Nam 9 56,25

Tổng 16 100

Phân bố bệnh nhân dương tính V. cholerae theo giới tính cho kết quả 9 bệnh nhân

nam mắc chiếm tỷ lệ 56,25 % trong khi đó nữ có 7 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 43,75 % (Bảng 3.3). Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc tả, nhưng có tác giả cho rằng ở lứa tuổi trẻ và tuổi cao trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc cao [18, 45], nghiên cứu của CDC (2004) nhận xét khi không kiểm soát yếu tố dịch tễ dịch sẽ lan rộng trong cộng đồng lúc đó lứa tuổi từ 26-50 tỷ lệ

mắc sẽ thấp hơn so với lứa tuổi từ 1-18 tuổi hoặc tuổi trên 50 [49], phải chăng sức đề kháng của trẻ em và người cao tuổi yếu nên tỷ lệ mắc bệnh cao.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra một thang tuổi nhất định có tính chất mẫu về các trường hợp mắc tả. Nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét nghiên cứu của Thẩm Chí Mục về đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh tả qua các vụ dịch ở Hà Nam tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ 54,38 % [27].

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vi khuẩn tả ở người đến xét nghiệm tại bệnh viện quân y 103 năm 2013 bằng kỹ thuật PCR (Trang 44)