0
Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Đặc điểm về lao động và tiền lương của công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI (Trang 27 -30 )

Khi mới thành lập, tổng số lao động của Công ty Cao su Sao vàng mới chỉ có 262 người, được phân bổ trong ba phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp đại học, chỉ có hai cán bộ trung cấp. Cùng với sự phát triển của Công ty trong hơn 40 năm, đội ngũ cán bộc công nhân viên của Công ty không ngừng lớn mạnh, có giai đoạn cán bộ hợp đồng lên tới 3260 người trong năm 1986. Tuy nhiên số lao động nhiều nhưng không đi cùng với sự tăng trưởng và phát triển của Công ty. Đây là giai đoạn mà Công ty gặp khó khăn nhất. Bước vào đổi mới (1989-1990), Công ty bắt đầu tinh giảm biên chế lại những tay nghề, cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho những tay nghề khác. Mặt khác Công ty cũng giảm bộ phận lao động gián tiếp, tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, giữ lại những người có năng lực cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty

Năm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số lao động 2559 100 2610 100 2726 100 2916 100 Theo giới Nam 1586 61,98 1616 61,91 1730 63,46 1885 64,64 Nữ 973 38,02 994 38,09 996 36,54 1031 36,36 Theo trình độ ĐH và trên ĐH 214 8,36 225 8,62 259 9,5 320 10,97 Trung học 87 3,39 97 3,71 110 4,04 115 3,94 Tốt nghiệp PTTH 2258 88,23 2288 87,67 2357 86,48 2481 85 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Qua bảng trên cho ta thấy, số lượng lao động tăng lên thể hiện quy mô sản xuất gia tăng. Số lao động ở trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh năm 2002 là 214 người đạt 8,36%, đến 2005 con số này tăng lên 320 người đạt 10,97%. Trong khi mức này chỉ mới đạt 4,9% tương ứng với 94 người năm 1998 và con số này sẽ tiếp tục tăng trong một vài năm tới. Lực lượng lao động phổ thông đã giảm đi nhanh chóng qua các năm, năm 2002 lực lượng lao động này chiếm 88,23% tương ứng với 2258 người, đến năm 2005 giảm còn 85%.

Lao động gián tiếp của Công ty cũng được tinh giảm dần tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ năng động. Năm 1998 lao động gián tiếp là 316 người chiếm 16,6% tổng số lao động thì đến năm 2005 chỉ còn 272 người chiếm 9,33%.

Với bộ máy gọn nhẹ, năng động và có trình độ, kết hợp với người lao động có tay nghề cao là thế mạnh của Công ty trong việc thúc đẩy năng lực

sản xuất, chất lượng sản phẩm và có chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn và hợp lý.

2.2. Đặc điểm về tiền lương

Về tiền lương, Công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên từ đó tạo được tập lý phấn khởi nhiệt tình, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Hiện nay Công ty có các hình thức trả lương sau:

Với công nhân thì trả lương theo sản phẩm (áp dụng tại XNCS số 1, XNCS số 2, XNCS số 3, XNCS số 4 và XN cơ điện).

Với cán bộ quản lý thì trả lương theo thời gian.

Với công nhân viên làm việc ở các khâu tiêu thụ, dịch vụ theo kế oạch thì áp dụng trả lương theo công việc hoàn thành, % doanh số, khối lượng sản phẩm, nguyên vật liệu xuất kế hoạch.

Hàng tháng, các xí nghiệp trong Công ty gửi báo cáo sản lượng cùng các báo cáo tiền lương của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp về phòng Hành chính để duyệt chi lương.

Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho lao động gián tiếp. Và để khuyến khích sản xuất đối với lao động sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương mới theo sản phẩm cuối cùng nhập kho. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho và đơn giá lương sản phẩm, kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho từng bộ phận sản xuất. Đơn giá lương sản phẩm được xác định trên cơ sở mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất.

Công thức tính lương:

Quỹ tiền lương = ∑ đơn giá tiền lương SP x Số lượng SP nhập kho.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI (Trang 27 -30 )

×