1 Xây dựng niềm tin, thương hiệu

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 29)

Để tránh tình trạng NHTM bị kẻ xấu tung tin đồn không tốt làm mất lòng tin của khách hàng, giảm sút uy tín của ngân hàng, thì trước tiên, NHTM phải xây dựng được niềm tin, uy tín chất lượng, dịch vụ nơi khách hàng, để khi có tin đồn xấu xuất hiện thì khách hàng cũng không vội bị mất lòng tin mà ồ ạt đi rút tiền. Để làm được điều đó, NHTM phài xây dựng niềm tin thương hiệu bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tận tâm, nhân viên luôn niềm nở, vui vẻ, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn khi khách hàng đến giao dịch cũng là yếu tố thuyết phục khách hàng về uy tín của ngân hàng trên thị trường. Điều này giúp ngân hàng có lợi thế về việc huy động vốn từ các tổ chức, dân cư từ đó giảm thiểu các rủi ro.

Mặc dù đây không phải là biện pháp về tài chính nhưng cũng hết sức quan trọng, bởi vì ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động bên cạnh vốn chủ sở hữu, để có thể hoạt động hiệu quả, ngân hàng phải huy động được vốn, chỉ có gây dựng được niềm tin thương hiệu thì người dân sẽ tin tưởng để gởi tài sản của mình vào ngân hàng, vừa an toàn mà lại sinh lợi. NHTM cần công khai về tình hình kinh doanh và minh bạch về tài chính để củng cố niềm tin nơi công chúng.

Bên cạnh đó, NHTM cũng nên mở rộng mạng lưới hoạt động, với các chi nhánh, văn phòng đại diện, các điểm giao dịch tự động để thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng. Xây dựng kênh phân phối điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ để cho khách hàng dù không đến ngân hàng vẫn thực hiện được các giao dịch với ngân hàng mà vẫn an toàn, tiết kiệm.

Khi đã có niềm tin, có thương hiệu thì ngân hàng sẽ luôn vững vàng trước những tin đồn, người dân sẽ không hoang mang, lo lắng và sẽ không diễn ra tình trạng căng thẳng thanh khoản.

3.2. Thực hiện việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường. (Cơ cấu lại TSN và TSC) trường. (Cơ cấu lại TSN và TSC)

Ngân hàng giảm tỷ lệ cho vay vào các lĩnh vực không khuyến khích hiện nay như lĩnh vực phi sản xuất, tiêu biểu là bất động sản, chứng khoán, vay tiêu dùng. Tỷ lệ cho vay vào các lĩnh vực này bị khống chế ở mức 16% trên tổng dư nợ từ tháng 12/2011. Nếu NHTM nào chưa thực hiện được theo tỷ lệ quy định, sẽ phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với các NHTM khác. (Theo chỉ thị 01/CT-NHNN). Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, vào đầu năm 2013 có 90% các NHTM sẽ gia tăng cấp tín dụng vào các lĩnh vực khuyến khích như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc huy động vốn phải dựa trên nhu cầu cho vay. Các NHTM phải tính toán nhu cầu cho vay để xác định số vốn cần huy động, phải đảm bảo cân bằng về quy mô cũng như thời hạn các khoản huy động và sử dụng vốn. Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức, dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để vay nợ. Khi gặp khó khăn trong thanh toán tạm thời, NHTM có thể vay mượn lẫn nhau để giải quyết, trong trường hợp không thể vay từ các NHTM khác thì có thể vay ở NHTW và đây là nơi vay cuối cùng của các NHTM. Sự không cân đối về kỳ hạn của vốn huy động và cho vay cũng là nguyên nhân gây nên khó khăn trong thanh khoản. Theo quy định hiện nay các NHTM được phép sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Vì hầu hết khách hàng có thói quen gửi tiền với kỳ hạn ngắn, vài tháng, quý, hoặc thậm chí còn gởi theo tuần. Trong khi các khách hàng vay vốn đề có nhu cầu vay với kỳ hạn dài. Đo đó, để “lấy ngắn nuôi dài” mà vẫn đảm bảo an toàn thanh khoản, các NHTM cần thực hiện theo quy định của NHNN, vì hiện nay thị trường chứng khoán cũng đã phát triển, nên các doanh nghiệp có thể huy động vốn ở thị trường chứng khoán, tuy nhiên với những doanh nghiệp chưa thể đáp ứng đủ điều kiện để phát hành cổ phiếu thì việc vay vốn trung-dài hạn của họ gặp nhiều hạn chế khi NHTM phải giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn(trước đây tỷ lệ này là 40% vào năm 2005). Để giải quyết được tình trạng này, các NHTM có thể quy định mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo an toàn

cho khoản cho vay trung-dài hạn. Quy định thời hạn trả nợ, có thể trả nợ sớm hơn nếu dự án có hiệu quả cao. Việc giải ngân khi cho vay trung-dài hạn cũng cần được quan tâm, có dự án cần giải ngân một lần, cũng có dự án có thể giải ngân nhiều lần giúp ngân hàng chủ động xoay được vốn để đáp ứng thanh khoản khi người gởi có nhu cầu rút tiền. Với tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn là 30% đối với các NHTM là ít, nhưng như thế là để đảm bảo cho khả năng thanh toán của ngân hàng, tránh lâm vào tính trạng khó khăn thanh khoản, phần vốn ngắn hạn đó NHTM có thể dùng để đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu kho bạc, hay các kênh đầu tư có tính lỏng cao mà vẫn đảm bảo sinh lời và đảm bảo chuyển đổi thành tiền cao khi có nhu cầu.

3.3 Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất:

Khi lãi suất thị trường gia tăng các khách hàng thường có xu hướng rút tiền khỏi Ngân hàng để đầu tư vào những kênh khác có lợi hơn. NHTM có thể giải quyết tình trạng này bằng cách áp dụng lãi suất thả nổi. Tuy nhiên đa phần người gởi tiền đều yêu cầu lãi suất cố định, những người đi vay cũng yêu cầu một lãi suất cố định để họ có thể tính toán được hiệu quả đầu tư. Do đó, NHTM nên đưa ra chính sách mềm dẻo các khoản cho vay dài hạn, Ngân hàng có thể đưa ra các mức thay đổi theo lãi suất thị trường theo từng tháng, quý, năm để đảm bảo vẫn cho vay được tiền và hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.

Để an toàn thanh khoản cho các NHTM, nhà nước đã có quy định về trần lãi suất huy động để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM, và NHNN cần giám sát chặt chẽ trong việc vượt trần lãi suất, nhằm tránh các cuộc đua lãi suất xảy ra để tránh tình trạng khách hàng ồ ạt đến rút tiền khỏi ngân hàng gây nên khó khăn thanh khoản.

3.4. Thực hiện tái cấu trúc ngành Ngân hàng

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh và tồn tại vững các NHTM cần đảm bảo đủ điều kiện về vốn. Để đáp ứng được yêu cầu này, các NHTM cần chủ động thực hiện tái cấu trúc, nhất là những ngân hàng nhỏ, yếu kém, tỷ lệ nợ xấu cao. NHNN yêu cầu các NHTM lớn tham gia mua cổ phần, thông qua đó tham gia điều hành quản lý các ngân hàng nhỏ, hoặc các NHTM nhỏ chủ

động hợp nhất, sáp nhập để gia tăng vốn điều lệ, tăng sức cạnh tranh trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới. NHNN cùng các NHTM lớn cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu kém để giảm rủi ro thanh khoản, vì khi rủi ro thanh khoản xảy ra ở một ngân hàng nếu không giải quyết kịp thời sẽ lây lan ra cả hệ thống. Việc tái cấu trúc này bao gồm cả việc xử lý nợ xấu, minh bạch tình hình tài chính, tái cơ cấu lại hệ thống nhân viên để đảm bảo cho hoạt động của NHTM luôn lành mạnh, minh bạch và an toàn để tránh xảy ra rủi ro.

3.5.Nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lí thanh khoản.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển tốt đều cần một đội ngũ nhân viên có trình độ, chuyên môn vững. NHTM cũng vậy, muốn nâng cao vị thế hoạt động và tăng sức cạnh tranh thì việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực là rất cần thiết. Các NHTM cần có bộ phận quản lý thanh khoản với đội ngũ các nhà quản lý có trình độ, vì đây là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, những kiến thức mới đòi hỏi nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ, tìm hiểu các tài liệu trong và ngoài nước để ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng mình.

Các NHTM cần xây dựng quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên, có các chế độ ưu đãi, thưởng phạt với từng nhân viên để làm động lực cho họ nỗ lực hết mình trong công việc. Thường xuyên mở các đợt tập huấn cho nhân viên trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để có một đội ngũ chuyên gia quản lý tốt rủi ro thanh khoản trong NHTM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3:

Để góp phần quản lý tốt tính thanh khoản, mỗi NHTM cần xây dựng niềm tin, thương hiệu, phát triển mạng lưới ngân hàng. Các NHTM cần xem xét việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường.Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn. Cơ cấu lại việc huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn để hạn

chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Không ngừng nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lý thanh khoản. Xây dựng quy trình tuyển dụng, tăng cường công tác đào tạo nhân viên, có các chính sách ưu đãi, thưởng phạt rõ ràng để nhân viên nỗ lực tâm huyết hơn trong công việc. Về vấn đề vốn, NHNN yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư của các ngân hàng nhỏ, thực hiện mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập nếu cần giúp các ngân hàng nhỏ tìm kiếm đối tác nâng cao năng lực vốn để tăng cường tính cạnh tranh trong thời buổi kinh tế hội nhập hiện nay.NHNN phối hợp với các ngân hàng mạnh để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản hệ thống.

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 29)