C. Ghi nhớ
5. Làm giàn leo
- Cây bầu phát triển thân lá và các tua cuốn dài nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, kích
thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 1 – 1,5 m và có tua cuốn nên tiến hành làm giàn.
*Các thao tác trong kỹ thuật làm giàn leo Bước 1: Lựa chọn vật liệu làm giàn leo
- Đối với cây bầu, giàn leo thường được dùng là các loại cây như tre, lứa, loại to làm khung chính, có độ dài từ 2 – 4m (cây chống chính), tạo độ vững chắc cho giàn, các loại tre nhỏ cho bầu leo, có độ dài 1 – 2 m (cây cho bầu leo giàn)
Hình số 2.2.2: Vật liệu làm giàn leo Bước 2: Tính toán lượng cây làm giàn leo
- Đối với cây chống chính
Số cây cần dùng để làm giàn leo = Số cây bầu trồng/sào x 2
Ví dụ: 1 sào Bắc Bộ trồng 360 cây bầu thì số cây chống chính làm giàn leo là:
360 x 2 = 720 cây chống chính giàn leo
- Đối với cây cắm cho bầu leo giàn
Số cây cần dùng để làm giàn leo = Số cây bầu trồng/sào x 3
Ví dụ: 1 sào Bắc Bộ trồng 360 cây bầu thì số cây cắm cho bầu leo làm giàn leo là:
360 x 3 = 1080 cây cắm giàn leo
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu cắm giàn leo - Cây cắm giàn
- Cuốc, xẻng, dao, kéo - Dây buộc giàn
- Bảo hộ lao động
Hình số 2.2.3: Giàn bầu