Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI (Trang 26 - 29)

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư

4.3 Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng

Khi còn hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Công ty XNK Tổng Hợp I giống như một tổng kho vật tư của ngành Thương Mại làm nhiệm vụ tiếp nhận cấp phát vật tư theo chỉ đạo cấp trên. Vì vậy, hàng hoá vật tư của Công ty thời gian này đều có kế hoạch cụ thể và hầu như được

bao tiêu toàn bộ. Nhờ đó mà đơn vị hoạt động thuận lợi, có đối tượng khách hành lớn, ổn định và không phải cạnh tranh.

Từ đầu những năm 1990, trong nước dần dần xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở cửa. Hoạt động trong điều kiện thị trường hoàn toàn mới, Công ty không còn là nhà cung ứng độc quyền nữa. Vì thực tế, khắp các địa phương, các ngành và các cấp ngày càng xuất hiện nhiều các Công ty XNK với đủ loại quy mô và đủ loại ngành hàng. Các khách hàng trước đây của Công ty nay đã tìm đến nguồn vật tư của các đơn vị khác trong cùng khu vực, không còn là khách hàng chủ yếu và thường xuyên nữa.

Để giải quyết những khó khăn trên, Công ty đã thực hiện công tác nghiên cứu thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài một cách cụ thể để từ đó có những phương án kinh doanh sao cho phù hợp với khả năng hiện tại của Công ty. Đối với khách hàng nội địa của Công ty, Công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường bằng cách khảo sát trực tiếp. Bởi vì khoảng cách giữa khách hàng nội địa của Công ty mở rộng không tập trung ở một hoặc một vài đơn vị ngành nghề mà mở rộng quan hệ với nhiều Công ty khác như: Công ty Vật liệu xây dựng Nam Hà, Công ty Thiết bị áp lực, Công ty Vật liệu điện Hà Nội, Công ty Hỗ trợ và phát triển công nghệ, Công ty XNK thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Thương mại Đà Nẵng . . . Đây là một ưu thế tạo đà cho Công ty phát triển trên thị trường quốc tế.

Đối với việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, Công ty thường áp dụng hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực tế. Việc nghiên cứu tại bàn, Công ty thường thông qua nguồn thông tin chủ yếu là các tài liệu trữ từ những lần nhập khẩu trước đó và các tài liệu có được từ hồ sơ chào hàng của nhà cung cấp truyền thống hoặc các nhà trung gian môi giới. Ngoài ra, đối với việc nhập khẩu các hàng hoá có tính chất phức tạp và đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao và có giá trị lớn thì Công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường dưới hình thức khảo sát trực tiếp, bằng cách cử một vài càn bộ có nghiệp vụ chuyên ngành để đi sang thị trường của các nhà cung cấp.

Tất cả các thông tin có được từ bước nghiên cứu thị trường được đơn vị tổng hợp lại, sơ bộ lựa chọn thị trường nhập khẩu và lập phương án kinh doanh.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường năm 2000 là 257 triệu VNĐ, năm 2001 là 342 triệu VNĐ, tăng 133,26% so với năm 2000. Năm 2002, đầu tư 574 triệu VNĐ, đến năm 2003 tổng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường là 1.273 triệu VNĐ, tăng 207,94% so với năm 2002 do Công ty tập trung vào nghiên cứu thị trường nước ngoài, tăng thị phần từ thị trường bên ngoài nhằm tăng doanh thu cho Công ty. Năm 2004, Công ty tập trung vào nghiên cứu thị trường trong nước với tổng số vốn đầu tư là 734 triệu VNĐ, tăng 169,08% so với năm 2003, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty vì thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng.

Trong thời gian qua, việc nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chưa được đặt lên hàng đầu và chưa phát huy tốt, Công ty chủ yếu bị động trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nên Công ty cần có một bộ phận chuyên về Marketing có trình độ, có đầu óc, khi việc nghiên cứu thị trường có khoa học thì Công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn các nguồn hàng tốt nhất và mở rộng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty.

Năm 1998, bổ sung thêm 2 thị trường Hồng Kông và Singapore, năm 2000 có thêm thị trường Lào, sự đa dạng hoá nhập khẩu đã dẫn tới sự đa dạng về thị trường nhập khẩu. Từ năm 1997 trở lại đây, cơ cấu thị trường nhập khẩu của đơn vị ngày càng đa dạng và có xu hướng dịch chuyển về khu vực Đông Âu. Cũng giống như thị trường xuất khẩu, các nước Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Năm 1998, đứng đầu thị phần Châu Á là Hàn Quốc, nhỏ nhất là thị phần của các nước như: Đức, Pháp, Italia, Australia. Điều này chứng tỏ nhu cầu hàng hoá của những nước công nghiệp ở Tây Âu vẫn còn quá cao so với khả năng của Công ty.

Năm 2004, Công ty đã mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước. Do đó, ngoài các mặt hàng nhập

khẩu vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị thông thường như những năm trước, năm 2004 Công ty đã thực hiện nhập khẩu 19.982 tấn thép các loại, 4.988 tấn Amiăng, và một số mặt hàng khác, ngoài ra Công ty còn nhập khẩu lượng dầu DO với trị giá 5.200.00 USD. Điều đó cho thấy rằng Công ty đã mở rộng cơ cấu ngành hàng và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w