4. Một số sản phẩm sữa có bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng
2.3.5. Tiến hành nghiên cứu
2.3.5.1. Kiểm tra số liệu trước can thiệp
Tất cả trẻ em trong nhóm can thiệp và nhóm đối chứng đều được thu thập các số liệu về tuổi, chỉ số nhân trắc ( cân nặng và chiều cao) , lấy máu xét nghiệm.
a) Kiểm tra các kích thước nhân trắc
Cân, đo: Sử dụng cân SECA 480 của Unicef, sai số 100g. Trẻ được đo chiều cao đứng. Xác định tình trạng dinh dưỡng: dựa vào quần thể tham chiếu của TCYTTG (WHO – 2005). Các nghiên cứu được tiến hành tại trạm Y tế xã Nam Thanh.
Sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng của trẻ được xác định bằng cách so sánh số trung bình Z-score trước và sau can thiệp cho mỗi nhóm và giữa nhóm can thiệp với nhóm đối chứng sau ba tháng nghiên cứu.
b) Kiểm tra các chỉ số huyết học
- Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm: lấy 3ml máu vào buổi sáng. Mẫu huyết thanh được bảo quản ở - 200C cho đến khi phân tích. Các xét nghiệm được thực hiện tại Bệnh Viện đa khoa huyện Nam Đàn.
+ Định lượng haemoglobin (Hb): Hb được đo bằng máy HeamaCue. Tình trạng thiếu máu được xác định khi Hb <11 g/ dL.
+ Định lượng ferritin huyết thanh: ferritin được đo bằng phương pháp hấp phụ miễn dịch gắn enzym ( ELIZA, RAMKO KIT – USA). Dự trữ săt thấp khi ferritin < 30 μg/ L. khi ferritin < 12 μg/ L dự trữ sắt được coi là cạn kiệt.
+ Định lượng huyết thanh: Kẽm huyết thanh được đo bằng phương pháp hấp phụ nguyên tử. Nồng độ kẽm huyết thanh < 10,7 mol/ L được coi là thiếu kẽm.
Sự thay đổi về chỉ số Hb, ferritin và kẽm huyết thanh của trẻ được xác định bằng cách so sánh chỉ số trung bình của các chỉ số trước và sau can thiệp cho mỗi nhóm giữa nhóm can thiệp với nhóm đối chứng.
2.3.5.2. Tiến hành nghiên cứu
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bằng nghiên cứu cắt ngang từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2013.
Hoạt động tiến hành can thiệp theo phương pháp “ mù đơn”. Thời gian thực hiện từ ngày 20/11/2013 đến ngày 20/05/2014.
a) Nhóm can thiệp:
Được sử dụng 100 ml sữa izzi ngon S+ cho mỗi trẻ. Uống hàng ngày vào khoảng 10 giờ mỗi buổi sáng, 6 ngày/ tuần.
b) Nhóm chứng :
Là nhóm còn lại không được bổ sung thêm sữa izzi ngon S+. Ngoài ra cả nhóm can thiệp và nhóm đối chứng đều được sử dụng các dịch vụ y tế khác sẵn có ở địa phương ( như uống vitamin A, tẩy giun định kỳ… ) và duy trì chế độ ăn hằng ngày bình thường.
2.3.5.3. Kiểm tra sau can thiệp
Toàn bộ trẻ ở 2 nhóm được cân đo các chỉ số nhân trắc và các chỉ số huyết học vào 3 tháng một lần vào 3 thời điểm: bắt đầu nghiên cứu (T0) sau 3 tháng can thiệp ( T3) và sau 6 tháng can thiệp (T6).
2.4. Xử lí và phân tích số liệu
Xử lí và phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel và phần mềm Who Anthro – 2005.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là trẻ em độ tuổi từ 4-6 tuổi tại các trường Mầm non được lựa chọn tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tất cả đều khỏe mạnh không dị tật bẩm sinh, không mắc các bệnh tật mãn tính.
Nghiên cứu can thiệp được tiến hành trên 160 trẻ từ độ tuổi 4-6 tuổi tại trường Mầm non Nam Thanh.
3.2 Tình hình dinh dưỡng trẻ em từ 4-6 tuổi tại địa bàn huyện Nam Đàn
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các Trường Mầm Non STT Trường Mầm Non N Tỷ lệ % 1 Khánh Sơn 196 13,3 2 Thị trấn Nam Đàn 124 8,4 3 Xuân Hòa 211 14,3 4 Vân Diên 184 12,5 5 Nam Tân 137 9,3 6 Nam Lộc 122 8,3 7 Nam Anh 148 10,0 8 Nam Thượng 173 11,7 9 Nam Thanh 180 12,2 Chung 1475 100
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Tổng số trẻ em nghiên cứu tại 9 Trường Mầm Non 1475 em. Số lượng trẻ em tương đối đồng đều giữa các Trường.
Bảng 3.2. Đặc điểm các bà mẹ của đối tượng nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng
Nghề nghiệp Số lượng % Nông dân 168 33,3 Công nhân 89 17,7 Cán bộ 84 16,7 Buôn bán 99 19,6 Nghề khác 64 12,7
Kết quả bảng 3.2 cho thấy ngành nghề của các bà mẹ của đối tượng nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng chủ yếu là nông nghiệp chiếm 33.3% và buôn bán là 19,6%. Công nhân là 17,7% , cán bộ là 16,7%.
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng theo độ tuổi và giới tính X ± SD
Bảng 3.3 Tình trạng dinh dưỡng theo độ tuổi và giới tính X ± SD
chiều cao (Cm) cân nặng (Kg) WAZ-Score HAZ-Score Giới tính Gái 109,2 ± 4,7 17,1 ± 1,8 -0,47 ± 1,08 -0,66 ± 1,17 Trai 113,2 ± 5,1 18,4 ± 2,3 -0,55 ± 1,14 -0,71 ± 1,21 Nhóm tuổi 48-59 tháng 103,5 ± 2,5 14,6 ± 1,1 -0,41 ± 1,22 -0,52 ± 1,12 60-71 tháng 108,6 ± 2,9 16,2 ± 0,8 -0,45 ± 1,18 -0,61 ± 1,18 > 72 tháng 112,1 ± 2,0 17,6 ± 1,5 -0,57 ± 1,12 -0,75 ± 1,23 Nhận xét: Kết quả bảng 3.3 cho thấy ở lứa tuổi 4-6 thì chiều cao cân nặng bé Trai cao hơn chiều cao cân nặng bé Gái. Chiều cao cân nặngtrung bình của nhóm 4 tuổi nằm trong khoảng ( 101 – 106cm) và cân nặng trung bình trong khoảng (13,5- 15,7kg) . Nhóm 5 tuổi chiều cao trung bình khoảng ( 105,7 – 11,5cm ) cân nặng trung bình là ( 15,4 – 17kg). Nhóm 6 tuổi chiều cao trung bình từ ( 110 – 114,1cm) cân nặng trung bình từ ( 16,1- 19,1kg).
3.2.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở huyện Nam Đàn
Bảng 3.4.Tình hình suy dinh dưỡng chung của trẻ em Trẻ em 4-6
tuổi SDD Bình thường Béo phì Tổng
n 186 317 2 504
% 36,9 62,7 0,4 100
Nhận xét : Kết quả bảng 3.4 cho thấy nhìn chung tỷ lệ SDD tại huyện Nam Đàn còn cao 36,9%, Tỷ lệ trẻ em bình thường 62,7%. Tỷ lệ trẻ em béo phì là 0,4%.
3.2.3Tình hình suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi
Bảng 3.5 Tỷ lệ % suy dinh dưỡng ở trẻ em theo nhóm tuổi Tháng tuổi n
% suy dinh dưỡng nhẹ cân
(CN/T) % Thấp còi (CC/T) % Gầy còm (CN/CC) SDD độ I SDD độ II SDD độ III Tổng cộng 48-59 tháng 72 18,1 4,2 0,0 22,3 29,2 4,2
60-71 tháng 60 15 3,3 0,0 18,3 26,7 3,3 > 72 tháng 54 13 0 0,0 13 25,9 1,9 Chung 186 15,4 2,6 0,0 18 27,4 9,6 Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao : nhẹ cân 18 %; tỷ lệ thấp còi 27,4%; gầy còm 9,6%. Trong số này, chủ yếu là suy dinh dưỡng độ I : 15,4%; chỉ có 2,6% suy dinh dưỡng độ II; không có suy dinh dưỡng độ III.
3.2.4 Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em theo giới
Bảng 3.6. Tỷ lệ % suy dinh dưỡng ở trẻ em theo giới
Giới n
% suy dinh dưỡng nhẹ cân (CN/T) % Thấp còi (CC/T) % Gầy còm (CN/CC) SDD độ I SDD độ II SDD độ III Tổng c ộ n g Trai 95 16 3,2 0,0 19,2 32,6 10,5 Gái 91 14,4 2,1 0,0 16,5 31,9 8,8 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 Chung 186 15,4 2,6 0,0 18 27,4 9,6
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi ở trẻ em trai cao hơn trẻ em gái không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ trai so với trẻ gái cũng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2.5. Ảnh hưởng của ngành nghề bà mẹ lên tình trạng SDD của trẻ
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của ngành nghề bà mẹ lên tình trạng SDD của trẻ Nghề
nghiệp Số lượng % SDD (OR 95%CI) P
Cán bộ 64 21,9 1
Nghề khác 84 31,0 1,6 (0,8-2,4) >0,05 Buôn bán 99 31,3 1,62 (0,75-2,5) >0,05 Công nhân 89 38,2 2,2 (0,53-3,87) >0,05 Nông dân 168 48,2 3,31 (0,12-6,5) >0,05
Nhận xét: Kết quả bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ ở gia đình mẹ có nghề nghiệp là nông dân cao hơn so với các ngành nghề khác, điều đó có thể lí giải nguyên nhân là do trình độ với thời gian giành cho việc chăm sóc trẻ còn ít so với các ngành nghề khác đặc biệt là mẹ là cán bộ. tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với ( P>0,05).
3.3 Đánh giá tác động của việc can thiệp bổ sung sữa izzi ngon S+ lên các chỉ số nhân trắc và một số chỉ số huyết học
Bảng 3.8 Đặc điểm chung về nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng tại thời điểm điều tra ban đầu.
Nhóm can thiệp (tỷ lệ %) Nhóm chứng (tỷ lệ %) P Giới Gái 36 (44,4) 38 (48,1) >0,05 Trai 45 (55,6) 41 (51,9) >0,05 Tổng cộng 81 (100) 79 (100) Nhóm tuổi 48-59 tháng 28 (34,5 ) 25 ( 31,6) >0,05 60-71 tháng 37 ( 45,6) 31 (39,2 ) >0,05 > 72 tháng 16 ( 19,9) 23 (29,2 ) >0,05 Tổng cộng 81(100) 79 (100)
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy : Nhóm can thiệp và nhóm đối chứng có sự đồng nhất về giới, tuổi
Bảng 3.9. Một số đặc điểm chung của các bà mẹ ở 2 nhóm nghiên cứu.
Đặc điểm Nhóm ĐC
Nghề nghiệp chính Nông dân 29 28 > 0,05 Công nhân 15 17 Cán bộ 14 16 Buôn bán 9 11 Nghề khác 12 9
Kết quả bảng 3.9 cho thấy: Nghề nghiệp chính của các bà mẹ chủ yếu là nông dân chỉ có một số ít là cán bộ, Các đặc điểm này tương đối đồng đều giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05).
Bảng 3.10 Chỉ số nhân trắc và huyết học tại thời điểm trước can thiệp của nhóm chứng và nhóm can thiệp
Tình trạng dinh dưỡng Nhóm can thiệp X ± SD (n=81) Nhóm chứng X ± SD (n=79) P Nhân trắc Trung bình WAZ-Score -0,63 ± 1,08 -0,45 ± 0,96 > 0,05 Trung bình HAZ-Score -0,78 ± 1,11 -0,80 ± 0,88 > 0,05 Huyết học Hb trung bình (g/100 mL) 11,506 ± 1,064 11,661 ± 1,086 > 0,05 Ferritin trung bình (μg/L) 54,047 ± 26,455 55,406 ± 28,425 > 0,05 Kẽm trung bình (μmol/L) 10,706 ± 2,1 10,724 ± 2,022 > 0,05 Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: Tại thời điểm trước can thiệp, trung bình các chỉ số cân nặng, chiều cao, hàm
Lượng Hb trung bình, hàm lượng ferritin huyết thanh trung bình và hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình ở các nhóm can thiệp và nhóm chứng là tương đương nhau ( p>0,05).
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng tham gia 2 nhóm can thiệp. Tỷ Lệ SDD Nhóm ĐC (n=79) Nhóm CT (n=81) P
SL % SL %
Thể nhẹ cân 7 8,9 7 7,7 > 0.05 Thể thấp còi 13 16,5 15 18,5 > 0.05 Thể gầy còm 2 2,5 3 3,7 > 0.05
Kết quả bảng 3.11 cho thấy: Về tỷ lệ thấp còi, nhẹ cân và gầy còm trước can thiệp của 2 nhóm đối chứng và nhóm can thiệp không có sự khác biệt ( P > 0,05).
3.3.1 Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng bằng sữa có bổ sung vi chất
Can thiệp được thực hiện trong 6 tháng. Có 168 trẻ tham gia nghiên cứu ( nhóm can thiệp : 84 trẻ, nhóm chứng: 84 trẻ). Có 8 trẻ bỏ cuộc ( nhóm can
thiệp: 3 trẻ, nhóm chứng: 5 trẻ) . Khảo sát cho thấy, 100% học sinh trong nhóm can thiệp chấp nhận uống sữa có bổ sung vi chất.
3.3.1.1 Thay đổi các chỉ số nhân trắc sau can thiệp
Bảng 3.12. Tác động lên cân nặng tại các thời điểm can thiệp
Thời điểm Nhóm ĐC ( X ± SD) (n=79) Nhóm CT( X ± SD) (n=81) P T0 17,29 ± 4,5 17,85 ± 5,17 >0,05 T3 17,57 ± 6,36 18,26 ± 7,65 >0,05 T6 18,22 ± 4,32 18,76 ± 5,13 >0,05 T3- T0 0,28 ± 1,02 0,41 ± 1,65 >0,05 T6 - T0 0,92 ± 0,57 0,95 ± 0,3 >0,05
Biểu đồ 3.1. Thay đổi cân nặng của trẻ tại các thời điểm can thiệp
Nhận xét: Kết quả bảng 3.12 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
- Cân nặng ban đầu ở các nhóm trẻ tương tự nhau, cao nhất ở nhóm CT, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05).
- Cân nặng trung bình cả 2 nhóm đều tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê ở các giai đoạn can thiệp (p>0,05) .
- Ở các giai đoạn nghiên cứu, cân nặng của trẻ ở các nhóm can thiệp có xu hướng cao hơn so với nhóm chứng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.13. Tác động lên chiều cao đứng tại các thời điểm can thiệp
Thời điểm Nhóm ĐC ( X ± SD) (n=79) Nhóm CT ( X ± SD) (n=81) P T0 109,62 ± 4,96 110,14 ± 4,85 >0,05 T3 110,88 ± 4,93 111,35 ± 4,96 >0,05 T6 111,65 ±4,94 112,14 ± 5,02 >0,05 T3- T0 0,96 ± 0,52 1,24 ± 1,03 >0,05 T6 - T0 2,03 ± 0,64 2,01 ± 1,11 >0,05
Biểu đồ 3.2. Thay đổi chiều cao của trẻ tại các thời điểm can thiệp
Nhận xét: Kết quả bảng 3.13 và biểu đồ 3.2 cho thấy:
- Chiều cao ban đầu ở các nhóm trẻ tương tự nhau, cao nhất ở nhóm CT, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05).
- Chiều cao trung bình cả 2 nhóm đều tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê ở các giai đoạn can thiệp (p>0,05) .
- Ở các giai đoạn nghiên cứu, chiều cao trung bình của trẻ ở các nhóm can thiệp có xu hướng cao hơn so với nhóm chứng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.14. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo WAZ-Score ± SD tại các thời điểm nghiên cứu:
Thời điểm Nhóm ĐC (n=79) Nhóm CT (n=81) P T0 -0,45 ± 0,96 -0,63 ± 1,08 >0,05 T3 -0,58 ± 0,95 -0,45 ± 1,12 >0,05 T6 -0,35 ± 0,79 -0,47 ± 1,10 >0,05 T3 - T0 -0,13 ± 0,73 0,18± 0,91 >0,05 T6 - T0 0,1 ± 0,76 0,16 ± 1,03 >0,05
Biểu đồ 3.3. Thay đổi WAZ-Score sau 6 tháng can thiệp
Nhận xét: Kết quả bảng 3.14 và biểu đồ 3.3 cho thấy
- Chỉ số Z-score cân nặng/ tuổi ở cả 2 nhóm trẻ là tương tự nhau tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (p>0,05)
- Sau thời gian 6 tháng can thiệp, Tình trạng dinh dưỡng của trẻ đều có sự cải thiện ở cả 2 nhóm trẻ. Sự cải thiện tốt nhất là ở nhóm CT (Z-Score -0,63 tăng lên -0,47). Nhóm chứng cũng có sự cải thiện nhưng ở mức độ thấp hơn (Z-Score tăng từ -0,45 lên -0,35). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm (p>0.05)
Bảng 3.15. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo HAZ-Score ± SD tại các thời điểm nghiên cứu
Thời điểm Nhóm ĐC (n=79) Nhóm CT (n=81) P T0 -0,80 ± 0,88 -0,78 ± 1,11 >0,05 T3 -1,06 ± 0,98 -0,92 ± 1,08 >0,05 T6 -0,78± 0,93 -0,75 ± 1,06 >0,05 T3 - T0 -0,26 ± 0,74 -0,14 ± 0,57 >0,05 T6 - T0 0,02 ± 0,65 0,03 ± 0,67 >0,05
Biểu đồ 3.4. Thay đổi HAZ-Score sau 6 tháng can thiệp
Nhận xét: Kết quả bảng 3.15 và biểu đồ 3.4 cho thấy
- Chỉ số Z-score chiều dài nằm/ tuổi ở cả 2 nhóm trẻ là tương tự nhau tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (p>0,05).
- Sau thời gian 6 tháng can thiệp, Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo chỉ tiêu này không có sự cải thiện ở cả 2 nhóm trẻ và không có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05). Mức tăng chỉ số này sau 6 tháng can thiệp là không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm (p>0,05)
3.3.1.2. Tác động lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ sau can thiệp.
Bảng 3.16. Tác động của can thiệp lên tình trạng SDD nhẹ cân: n (%). SDD nhẹ cân Nhóm ĐC (n=79) Nhóm CT (n=81) P
Mắc mới 1 (1,3) 0 (0) >0,05 Phục hồi 2 (2,5) 3 (3,7) >0,05
To 7 (8,9) 7 (7,7) >0,05 T6 6 (7,6) 4 (4,9) >0,05
CSHQ 14,3 42,8
HQCT 28,5
Nhận xét: Kết quả bảng 3.16 và biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân ở nhóm ĐC giảm từ 8,9% xuống còn 7,6%. Ở nhóm CT giảm từ 7,7% xuống còn 4,9 %. Tỷ lệ phục hồi ở nhóm CT là 3,7% cao hơn ở nhóm ĐC là 2,5% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P>0,05. Tỷ lệ mắc mới chỉ gặp ở nhóm ĐC là 1,3%. Chỉ số hiệu quả ở nhóm CT 42,8% ở nhóm ĐC là 14,3%. Hiệu quả can thiệp là 18,5%.
Bảng 3.17. Tác động của can thiệp lên tình trạng SDD Thấp còi: n (%). SDD nhẹ cân Nhóm ĐC (n=79) Nhóm CT (n=81) P