Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG ARCHI-VIEW (Trang 29)

5. BỐ CỤC BÁO CÁO

1.3.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Tình hình tài chính

Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán, duy trì mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp đó. Mọi quyết định của doanh nghiệp đều phải cân nhắc trước hết đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó tình hình tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: tổng lượng vốn, khả năng thu hút vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp……

- Tình hình nhân lực

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp, bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Nguồn nhân lực có tác động rất mạnh và mang tính quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đội ngũ lao động năng động, sáng tạo, có trình độ sẽ có được nhiều ý tưởng trong kinh doanh, năng suất lao động cao, sản phẩm chất lượng. Đây đều là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, có nguồn nhân lực chất lượng, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được sự phát triển bền vững cũng như vị thế cạnh tranh của mình. Để đánh giá tình hình nhân lực của doanh nghiệp, ta thông qua số lượng, chất lượng, trình độ của lao động

Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự thay đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức.

Hoạt động marketing truyền thống-marketing với khách hàng thường tập trung vào chủng loại, sự khác biệt hóa và chất lượng sản phẩm, thị phần, giá cả, niềm tin của khách đối với sản phẩm, chi phí phân phối sản phẩm, hiệu quả hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng…Bên cạnh đó, marketing hiện đại còn phát triển ra ngoài phạm vi marketing truyền thống như bao gồm cả marketing nội bộ, marketing với người cấp hàng…

Mục tiêu của maketing là thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đảm bảo được cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định với chất lượng theo yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận trong dài hạn. Như thế, hoạt động maketing đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp. Hoạt động maketing càng có chất lượng bao nhiêu doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu.

- Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai của doanh nghiệp trong khu vực hoạt động và các khả năng khai thác; chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng như các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã định.

Đặc trưng cơ bản của chiến lược là động và tấn công. Trong quản trị chiến lược phải đặc biệt coi trọng công tác dự báo, chủ động lường trước những thay đổi của môi trường kinh doanh để vạch ra các giải pháp tấn công nhằm tận dụng cơ hôi, hạn chế hiểm họa có thể xuất hiện trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

có được những chuẩn bị tốt để có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi xảy ra, kể cả cơ hội lẫn thách thức. Như thế, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp tự nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

- Khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển

Khả năng sản xuất của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng sản xuất của doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu vào các vấn đề năng lực sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ kỹ thuật, tuổi đời máy móc thiết bị…Các nhân tố trên tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như thời hạn sản xuất và đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Đây là một trong các điều kiện không thể thiếu tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm và khác biệt hóa sản phẩm, cải tiến hoặc áp dụng công nghệ, trang thiết bị, sáng tạo vật liệu mới…Khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ luôn phù hợp với thị trường, đẩy nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệt hóa sản phẩm. Các vấn đề trên tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có khả năng sản xuất tốt cùng với hoạt động nghiên cứu và phát triển phát triển sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm hợp thị hiếu, giá thành hợp lý, chất lượng tốt. Do vậy những hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức và quản trị doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh đến hoạt động của đội ngũ lao động, sự cân bằng của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối

có hiệu quả các bộ phận bên trong doanh nghiệp, măt khác, giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm có quan hệ nhân quả,….nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị lao động có chất lượng nếu trước hết có cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tốt, nói cách khác là có trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp tốt. Do vậy, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY

DỰNG ARCHI-VIEW

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG ARCHI-VIEW (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w