3.1. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình.
Khấu hao TSCĐ là nội dung rất quan trọng trong kế toán TSCĐ ở doanh nghiệp. Xác định đúng số khấu hao phải tính và phân bổ phù hợp vào các đối tượng sử dụng TSCĐ vừa bảo đảm có đủ nguồn vốn để tái tạo TSCĐ, trả nợ vay…vừa bảo đảm hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh để tính đúng giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ , người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy , hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ , còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ.
Về nguyên tắc mọi TSCĐ trong DNNN có liên quan đến hoạt động SXKD đều phải được huy động tới mức tối đa và phải trích khấu hao th hồi vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ NGTSCĐ theo quy định hiện hành. TSCĐ trong các
DNNN hiện nay căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp tính KHTSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao cho phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp.
* Những quy định về trích khấu hao:
1/ Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất đều phải trích khấu hao. Mức khấu hao được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động SXKD.
Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân , quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại tính vào chi phí khác.
2/ Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải trích khấu hao.
3/ Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ phải tích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. 4/ Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
5/ Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng hay giảm hoặc ngừng tham gia SXKD.
6/ Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐHH đặc biệt doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐVH theo nguyên giá không được trích khấu hao.
** Có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình: - Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần - Phương pháp tính khấu hao theo số lượng sản phẩm
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp.Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khẳ năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao theo đường thẳng đang được áp dụng phổ biến . Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy daonh nghiệp nâng cao năng suất lao động , tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành tăng lợi nhuận. Tuy nhiên việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế , nhất là hao mòn vô hình(do tiến bộ kỹ thuật) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang bị TSCĐ mới.
Các tính khấu hao theo phương pháp này như sau: M 1 = Gi x ti hay Mi = G i v à ti = 1 x 100 T i T Trong đó:
- M1: Mức khấu hao bình quân năm của TSCĐ i: - Gi: nguyên giá TSCĐ i;