Mỗi thành viên đều phải tập lắng nghe, phát biểu những ý kiến của

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM E SODOKU (Trang 25)

mình.

Trong số các ý kiến đã nêu ra thì mỗi cá nhân dần dần hòa nhập, cải thiện được khuyết điểm của mình là điều hết sức khó khăn, việc này cần có các thành viên trong nhóm cùng tham gia hỗ trợ. Một điều chắc chắn rằng một nhóm mà không có một thành viên làm chất trung hòa thì không bao giờ nhóm đó tồn tại được, và thành viên đó sẽ là mồi lửa ban đầu để nhóm lửa trong các thành viên. Khi đã dần dần gắn được các thành viên lại rồi thì việc tiếp theo là đặt cho nhóm một mục tiêu, tổ chức một cuộc đi chơi, ăn uống gì đó, nó sẽ làm cho mọi người gắn kết hơn.

Tuy rằng nói là thế, nhưng mỗi một người đều có tính cách riêng, hoàn cảnh, cách sống riêng, vì vậy trong quá trình làm việc nhóm không tránh khỏi có những việc không được tốt. Những lúc có thành viên như vậy thì mọi người phải cùng nhau tìm cách gắn kết thành viên đó lại với nhóm. Phần lớn việc có thành viên chán nản không hòa hợp với nhóm thường là do xích mích cá nhân, hoặc họ không cảm nhận hiệu quả đạt được như các thành viên khác (họ không thỏa mãn với kết quả đạt được).

Đối với việc xích mích cá nhân thì nó là việc hết sức dễ dàng, nếu các bạn đánh trúng tâm lý của họ, đó là niềm vui của sự thành công của cả nhóm, khi làm một viêc gì đó mà đạt được thành công nào đó, tự nhiên các thành viên đều sẽ rất vui, sẽ mau chóng quên đi những xích mích đã có với nhau. Mặt khác việc này cũng là một phần của tính cách, nhiều lúc cũng không thể ép buộc, nhưng sinh viên cần tập cho mình tính cách vì tập thể và công việc chung, khi làm việc nhóm thì quên đi cá nhân, cùng giúp đỡ để hoàn thành công việc.

Việc mà có thành viên không cảm nhận được hiệu quả công việc, việc này quả rất khó khăn, có thể vì thành viên này ít tham gia vào hoạt động, các buổi họp của nhóm quá, với trường hợp này tìm hiểu nguyên nhân là điều rất quan trọng, nó sẽ cho chúng ta cách ứng xử đúng đắn, cũng như tạo nên lòng tin của các thành viên với nhóm của chúng ta. Nêu lý do không chính đáng thì việc loại thành viên này đi là rất hợp lý, việc này sẽ đảm bảo tính công bằng, loại trừ đi thành viên làm cho nhóm bị kéo lùi lại. Một lý do khác nữa có thể là nhóm chúng ta đã quá thỏa mãn với những gì mình đã làm, các thành viên không thật sự tiến bộ mà chỉ dậm chân tại chỗ, hoặc là phương pháp không phù hợp với thành viên đó... Rất nhiều lý do, nhưng cách giải quyết tế nhị, nhẹ nhàng sẽ giúp cho các thành viên gắn kết với nhóm hơn nữa, làm cho hoạt động của nhóm ngày càng tốt hơn.

Trong quá trình làm việc cùng nhau một thời gian chắc hẳn mọi người trong nhóm đều sẽ nhận ra một số điều tốt cũng như một số điều chưa tốt ở nhau. Việc góp ý cho bạn mình về điểm yếu của họ là điều mà các bạn nên làm, giúp họ cải thiện điểm yếu đó, ví dụ như có một thành viên yếu trong việc thuyết trình thì các bạn trong nhóm sẽ thường xuyên để cho bạn đó nói trước mọi người, bắt đầu với việc luôn hỏi ý kiến của bạn đó, tiếp nữa là thuyết trình bài làm của họ trước mặt các thành viên, rồi dần dân sẽ cho thuyết trình một bài trước lớp... mọi việc cần phải từ từ và nhất là sự động viên của các thành viên trong nhóm.

Nếu đã thấy điểm tốt thì nên có lời khen, ủng hộ giúp bạn cố gắng giữ gìn và phát huy điểm mạnh này hơn nữa. Đây chính là giúp nhau cùng phát triển hơn nữa...

Trong một buổi họp nhóm, một vấn đề được nêu ra để cùng nhau giải quyết, nhưng khi chúng ta thảo luận qua loa không dứt điểm, phân công nhân sự làm việc không rõ ràng, phân minh thì sẽ gây ra hậu quả to lớn cho hiệu quả công việc của nhóm. Những khó khăn mà chúng tôi đã gặp là các thành viên ỷ lại, không tận tình làm việc vì cho rằng phần đó đã có người làm rồi, mình tìm hiểu sơ sơ là được rồi. Ngoài ra còn có tình trạng là các thành viên ganh tỵ nhau trong việc giải quyết công việc, điều này chính là tác nhân làm cho nội bộ có sự chia rẽ, công việc lần sau sẽ gặp vô vàn khó khăn, thậm chí là không thể hoàn thành. Nhận một đề tài, theo E- Sudoku nên phân chia theo cách:

- Ai viết đề cương? Làm bảng phân công công việc. Hầu hết là nhóm trưởng. - Ai tìm tài liệu?

- Ai xử lý tài liệu? - Ai viết bài?

- Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm? - Ai chuẩn bị câu hỏi, phản biện nhóm khác? - Ai thư ký?

Ưu điểm:

- Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận. - Phát huy được thế mạnh của mỗi thành viên.

- Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: Xây dựng kế hoạch nhóm, phân công công việc…

Nhược điểm:

- Đòi hỏi năng lực của thành viên cao. - Năng lực quản lý của thủ lĩnh nhóm.

Bên cạnh đó, để áp dụng việc học nhóm cho đạt hiệu quả cao và khuyến khích các bạn học tập, E-Sudoku đã dùng hình thức “treo giải”. Trong suốt quá trình học sẽ có 1 thư ký ghi lại những ý kiến đóng góp hay, bổ ích. Cuối 1 quý (3 tháng) sẽ tổng kết lại những bạn có số lần phát biểu nhiều, nhiều ý kiến được mọi người tán thành sẽ được thưởng 1 phần thưởng nhỏ từ tiền quỹ của nhóm. Và cuối mỗi học kỳ, bạn nào có số điểm tổng kết tăng lên nhiều nhất sẽ được các bạn trong nhóm tặng cho 1 món quà nhỏ tự tay làm và kèm theo lời chúc. Với cách thức này thì các bạn trong nhóm học tập rất hăng say và cố gắng để mình sẽ được nhận những món quà tinh thần này.

Để hạn chế việc đi trễ, về sớm, các thành viên cam kết với nhau trước khi họp nhóm phải sắp xếp công việc ổn định, không được viện lý do để về sớm. Và ai đến trễ hơn 10 phút sẽ phải nộp tiền phạt vào quỹ nhóm. Bằng cách chế tài này, thời gian được các bạn tôn trọng hơn.

Một vấn đề nữa mà chúng tôi nghĩ đến đó là địa điểm học tập. Địa điểm gần như là một yếu tố quan trọng chi phối khá nhiều trong quá trình học của chúng ta. Chúng tôi nghĩ rằng, nơi học nhóm tốt nhất chính là phòng học, hay như chúng tôi có một địa điểm cụ thể là phòng tự học ở KTX và khu vực yên tĩnh ở nhà B của trường. Nhưng chúng tôi nghĩ, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ học một chỗ cố định như vậy, các bạn sẽ thấy không gian nhàm chán. Vì vậy, chúng tôi nảy ra một ý tưởng, trong 1 tháng sẽ có 1 buổi họp nhóm tại công viên hay một quán trà sữa yên tĩnh. Chúng tôi đến đây để tìm cho mình một ý tưởng mới về bài luận sắp tới không phải để cặm cụi ngồi học, bên cạnh đó chúng tôi còn trao đổi và chia sẻ cho nhau những khúc mắc về một vấn đề mà các bạn cho là nan giải. Vì đối với chúng tôi, nhóm không chỉ là học tập mà còn là những người bạn thân.

Hi vọng rằng những cách thức mà E-Sudoku đã làm và định hướng sẽ làm trong tương lai sẽ được mọi người áp dụng rộng rãi cho phương pháp học nhóm của mình đạt hiệu quả cao hơn, cùng nhau tiến bộ.

P H Ư Ơ N G P H Á P P H Á P H Ọ C Đ Ạ I H Ọ C H I Ệ U Q U Ả 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM E SODOKU (Trang 25)