Nghiên cứu về ngang giá sức mua ở các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH NGANG GIÁ SỨC MUA Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á.PDF (Trang 26)

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

2.4.Nghiên cứu về ngang giá sức mua ở các nước Đông Nam Á

Kiểm định ngang giá sức mua được tiến hành đối với nhiều quốc gia trên thể

giới, song song đó một số nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm định sự tồn tại của PPP tại các quốc gia Đông Nam Á.

Baharumshah và Ariff (1997) thất bại trong việc ủng hộ giả thuyết PPP trong dài hạn tại Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Các nghiên cứu của họ cũng là một trong những ví dụ sử dụng những kiểm định thông thường rằng không cho phép sự xuất hiện những điểm ngắt quãng cấu trúc trong dữ liệu và không tìm thấy những bằng chứng hay thậm chí những bằng chứng ít giá trị về PPP trong dài hạn.

Một số nghiên cứu đã sử dụng nhiều đồng tiền cơ sở trong tập hợp dữ liệu kiểm định. Như Azali và cộng sự (2001) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng bằng cách sử dụng những kiểm định tham số và phi tham số dữ liệu bảng với điều kiện có xu hướng hoặc không xu hướng, đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết

đồng liên kết giữa những tỷ giá hối đoái song phương khi Yên Nhật là đồng tiền

định danh. Sử dụng kiểm định phi tuyến cố định (KSS) và kiểm định ADF đối với dữ liệu hàng quý, so với 2 đồng tiền định danh Đô la Mỹ và Yên Nhật, Liew và cộng sự (2005) đã phát hiện PPP duy trì tại 8 quốc gia khi Mỹ là đồng tiền cơ sở và

6 quốc gia khi Nhật là đồng tiền cơ sở trong số 11 quốc gia được nghiên cứu. Kết quả khác nhau khi sử dụng những đồng tiền cơ sở khác nhau này tương tự với một số nghiên cứu trên thế giới (Aggarwala và cộng sự (2000), Lopez và Papell (2006), Nusair (2008), Manzur và Chan (2010), Ridzuan và Ahmed (2011)). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy rằng dù quốc gia nào là đồng tiền cơ sở thì kết quả

kiểm định vẫn không thay đổi, như Aggarwala và cộng sự (2000) cho thấy chứng cứ ủng hộ quasi – PPP trong dài hạn đối với hầu hết các đồng tiền ở khu vực Đông Nam Á so với đồng Yên Nhật, đồng thời cũng tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của PPP đối với tỷ giá của những quốc gia Đông Nam Á khi đồng tiền định danh là Đô la Mỹ, Mark Đức và Đô la Úc. Hay như nghiên cứu của Kim và cộng sự (2008) bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng, đã bác bỏ mạnh mẽ tính ổn định của mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái và các chênh lệch giá cả

với bất kì đồng tiền cơ sở nào.

Ngoài ra, một số nghiên cứu thực hiện kiểm định với sự xuất hiện của các

điểm đứt quãng cấu trúc, ví dụ như cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á. Sự tồn tại của ngang giá sức mua được chứng minh là khác nhau trong những thời điểm khác nhau, trước và sau những điểm ngắt quãng cấu trúc. Như nghiên cứu của Choudhry (2005) đã phát hiện rằng PPP được duy trì trong tỷ giá hối đoái thực tại 5 quốc gia

Đông Nam Á sau năm 1997, nhưng lại không tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của PPP trong giai đoạn trước khủng hoảng. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Baharumshah và cộng sự (2005) khi kiểm định dữ liệu 6 quốc gia bằng bảng dữ liệu thuần nhất, đã chấp nhận giả thiết về nghiệm đơn vịđối với giai đoạn trước khủng hoảng Châu Á năm 1997, nhưng lại bác bỏ giả thiết nghiệm đơn vịđối với giai đoạn hậu khủng hoảng.

Trong khi đó, nghiên cứu của Nusair (2004) kết hợp đồng thời việc sử dụng nhiều đồng tiền cơ sở và cho phép điểm đứt quãng cấu trúc (vào quý 3 năm 1997) trong dữ liệu, và tìm ra những bằng chứng về sự tồn tại của PPP khi Đô la Mỹ là

đồng tiền cơ sở đối với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Sau 4 năm, Nusair kiểm

đồng tiền cơ sở là Mỹ và Nhật với việc cho phép sự xuất hiện của điểm ngắt quãng cấu trúc. Bằng cách sử dụng quy trình của Johansen và cộng sự, nghiên cứu đã bác bỏ giả thiết H0 về việc không có đồng liên kết giữa các quốc gia, không phân biệt

đồng tiền cơ sở, ngoại trừ tỷ giá của đồng tiền Philippines/ Yên Nhật.

Bên cạnh đó, cũng có một số nhà nghiên cứu thực hiện các kiểm định về tính dừng của dữ liệu để gia tăng giá trị của kết luận kiểm định về sự tồn tại của PPP tại một số quốc gia Đông Nam Á. Như nghiên cứu của Goh và Mithani (2000) đã sử

dụng một cách tiếp cận đa biến và cho thấy rằng tỷ giá hối đoái thực của Malaysia

đi theo một bước đi ngẫu nhiên, trái ngược với những kì vọng về tính cân bằng của PPP. Hay như nghiên cứu của Nusair (2004) ngoài việc thực hiện kiểm định ADF và PP để kiểm định nghiệm đơn vịđối với dữ liệu của các quốc gia đang phát triển trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997,

đã thực hiện thêm kiểm định tính dừng KPSS. Trong nghiên cứu này, giả thiết H0 phát biểu về nghiệm đơn không thể bác bỏ tại tất cả các quốc gia trong tập hợp dữ

liệu ngoại trừ Singapore.

Một số nghiên cứu kiểm định ngang giá sức mua tại các quốc gia Đông Nam Á bằng phương pháp đồng liên kết. Với dữ liệu trong giai đoạn 1972 – 1997 của các nước Indonesia, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, và Thái Lan, Cheung và Lai (1993) sau khi thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết, đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ước lượng trên cơ sở giả định rằng lạm phát của Mỹ là biến ngoại sinh liên quan đến việc lựa chọn các quốc gia Đông Nam Á mới nổi, đã kết luận rằng CPI Mỹ không có tác động trong trường hợp Indonesia, nhưng lại có tác

động thống kê đáng kểđến cả tỷ giá hối đoái và CPI của Hàn Quốc. Nghiên cứu của TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2005) ứng dụng giải Nobel kinh tế năm 2003, với mô hình đồng liên kết để kiểm định tính hiệu lực của thuyết ngang giá sức mua, và phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam đồng và Đô la Mỹ, và đã kết luận rằng trạng thái ngang giá sức mua PPP giữa Việt Nam và Mỹ không tồn tại. Hay như Liew, Lee và Lim (2005) sử dụng kiểm định hạng của Breitung đối với đồng liên kết với dữ liệu của Indonesia, Nhật, Malaysia, Singapore, Thái và

Philippine, đã kết luận rằng tỷ giá hối đoái của các quốc gia Châu Á là cân bằng trong dài hạn theo các giả định của ngang giá sức mua. Kim và cộng sự (2009) đã sử dụng một mô hình đồng liên kết hệ số thời gian khác nhau để kiểm định ngang giá sức mua đối với các đồng tiền khu vực Đông Nam Á và theo dõi những mối liên hệ sức mua theo thời gian, từđó bác bỏ giả thiết sựổn định của mối quan hệ giữa tỷ

giá hối đoái và sự chênh lệch giá cả, cấu trúc chính của những thay đổi xảy ra tại sự

bùng nổ của cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997, chứng minh rằng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết tại Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, và Singapore khi Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở, và bằng chứng tương tự vềđồng liên kết đối với Hong Kong, Indonesia, Malaysia, và Philippines khi Yên Nhật là đồng tiền cơ sở. Ridzuan và Ahmed (2011) sử dụng phương pháp đồng liên kết với dữ liệu bảng giai đoạn hậu Bretton Wood thời kì tỷ giá thả nổi (1980 – 2007), kết luận rằng không tồn tại PPP tại Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan; nhưng có thể PPP được duy trì tại Singapore tùy theo đồng tiền định danh là Đô la Mỹ hay Yên Nhật.

Gần đây, các kiểm định ngang giá sức mua trong dài hạn đã chuyển từ thiết lập tuyến tính sang phi tuyến, hàm ý về chuyển động phi tuyến của tỷ giá hối đoái thực xét trong sự hiện diện của chi phí giao dịch. Ý nghĩa cơ bản của vấn đề này là mậu dịch hàng hóa quốc tế chỉ xảy ra khi có sự gia tăng kì vọng trong chênh lệch

đồng nội tệ và ngoại tệđủ lớn để bù đắp chi phí giao dịch. Một khi thương mại diễn ra giữa các quốc gia, nó gây ra những thay đổi trong nội tệ và ngoại tệ, từđó đưa tỷ

giá hối đoái thực quay trở lại giá trị mà mua bán song hành quốc tế không thể mang lại lợi nhuận nữa. Bất kỳ sự khác biệt giá cả nào lớn hơn so với chi phí giao dịch sẽ

kích hoạt sự điều chỉnh trong hoạt động thương mại quốc tế, do đó tỷ giá hối đoái thực là một chuỗi dừng. Dựa vào bước đi ngẫu nhiên cũng như tính năng động của tỷ giá hối đoái thực, hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tuyến góp phần giải thích sự thất bại của các kiểm định nghiệm đơn vị tuyến tính để phát hiện tính dừng của các chuỗi thời gian. Do đó, các kiểm định nghiệm đơn vị cụ thể đã

được thiết kế khi xem xét tính dừng phi tuyến (Enders và Granger (1998), Lo và Zivot (2001), Kapetanios và cộng sự (2003), Bec và cộng sự (2004), Park và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Shintani (2005), Bec và cộng sự (2008, 2010)). Như nghiên cứu của Bec và Zeng (2012) bác bỏ giả thiết H0 trong kiểm định nghiệm đơn vị phi tuyến với mức ý nghĩa 5% của 4 trong 5 trường hợp, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc và mức ý nghĩa là 10% đối với Singapore. Tuy nhiên hiện có ít nghiên cứu thực hiện với dữ liệu của các quốc gia Đông Nam Á.

Theo khẳng định của Kim và cộng sự (2009) thuyết ngang giá sức mua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á. Trên thực tế, các quốc gia thuộc khối ASEAN nhắm đến việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, mà có thể là bước đầu tiên hướng tới một liên minh tiền tệ. Do đó, sự tồn tại của PPP rất hữu ích trong việc lựa chọn đồng tiền chung đối với liên minh tiền tệ

tiềm năng giữa các quốc gia Đông Nam Á.

Sau khi nghiên cứu tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây, chúng ta nhận thấy kiểm định ngang giá sức mua được tiến hành bằng rất nhiều phương pháp kinh tế lượng và cho ra nhiều kết quả trái ngược nhau, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh sự tồn tại của ngang giá sức mua tại một số quốc gia. Ngoài ra, có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến câu đố liên quan đến PPP. Song song đó hiện có ít kiểm định ngang giá sức mua thực hiện với dữ liệu của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích kiểm định việc duy trì ngang giá sức mua tại các nước Đông Nam Á trong giai đoạn tháng 1 năm 1995 đến 3 tháng đầu năm 2013. Đồng thời, nghiên cứu cũng thực hiện so sánh kết quả từ các phương pháp kiểm định đã được sử dụng. Ngoài ra, các điểm đứt quãng cấu trúc sẽđược đưa vào dữ liệu nghiên cứu, để tiến hành kiểm định sự tồn tại của ngang giá sức mua trước và sau những thời điểm nay.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH NGANG GIÁ SỨC MUA Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á.PDF (Trang 26)