2.3.1.2.1. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Hiện nay, tại Chi nhánh BIDV Thành Đô áp dụng tất cả các loại hình bảo lãnh được quy định trong quy chế bảo lãnh của NHNN. Cho đến nay, ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại bảo lãnh cho khách hàng với mục tiêu đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. Do nhu cầu của khách hàng về các loại bảo lãnh rất phong phú và đa dạng, trong khi đó để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì bản thân ngân hàng không những phải đáp ứng tốt những sản phẩm mà còn phải cung cấp những sản phẩm vượt trội, các ngân hàng khác chưa có hoặc cung ứng không tốt.
Cơ cấu các loại hình bảo lãnh tại Ngân hàng.
Đơn vị: triệu đồng. ngoại tệ đã quy đổi.
2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) BL dự thầu 53647 55.19 53356 33.24 Bl thực hiện HĐ 15196 15.63 51893 32.33 BL tiền ứng trước - - 6153 3.83 BL bảo đảm CLSP 7685 7.91 7982 4.97 BL thanh toán - - 7622 4.75 BL mở L/C 20677 21.27 33494 20.87 Tổng 97205 100.00 160500 100.00
Biểu đồ 2: Mức tăng trưởng các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng
Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng: BL dự thầu, BL thực hiện hợp đồng, BL mở L/C là những loại bảo lãnh có doanh số luôn chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân là do, khách hàng xin bảo lãnh phần đông là các công ty xây lắp, các công ty trong lĩnh vực thương mại. Do đó loại hình này thường xuyên được sử dụng. Doanh số BL dự thầu hầu như luôn chiếm tỷ lệ cao trên 30% tổng doanh số bảo lãnh. có số món lớn hơn so với các loại bảo lãnh khác, do một công trình có rất nhiều nhà thầu tham gia và ngân hàng có thể nhận bảo lãnh cho nhiều nhà thầu cùng tham gia một công trình. Tuy giá trị bảo lãnh dự thầu lại không phải là lớn, chỉ bằng 1-3% giá trị dự thầu nhưng do số lượng hợp đồng lớn nên doanh số bảo lãnh dự thầu lớn, tuy nhiên qua 2 năm doanh số bảo lãnh loại này không tăng trưởng nhiều trong khi các loại hình bảo lãnh khác có sự gia tăng mạnh về doanh số nên làm cho tỷ trọng của loại hình này giảm rõ rệt .
Loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là bảo lãnh mở L/C. Doanh số loại này hầu như tăng đều trong 2 năm về doanh số. Doanh số bảo lãnh mở L/C tăng được coi là một tín hiệu đáng mừng. Điều này có nghĩa là uy tín của ngân hàng đã được nâng lên không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Trong khi tại các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, loại bảo lãnh này thường chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Tuy nhiên, số món của loại bảo lãnh này không phải là nhiều. Doanh số cao chủ yếu là do giá trị bảo lãnh của một món là lớn, đây là do số tiền bảo lãnh thường chiếm một tỷ lệ rất lớn so với giá trị hợp đồng, trong khi giá trị của một hợp đồng có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có sự thay đổi rất lớn về doanh số, do giá trị mỗi hợp đồng lớn có thể lên đến hàng chục tỷ đồng, nên các hợp đồng bảo lãnh thực hiện hợp đồng tuy chỉ vào khoảng 10% giá trị hợp đồng nhưng lại tạo ra một doanh số bảo lãnh lớn. Do đó doanh số bảo lãnh năm 2007 tăng đột biến từ 15196 triệu đồng lên 51893 triệu đồng.
Tại chi nhánh, trong năm 2006 bảo lãnh tiền ứng trước và bảo lãnh thanh toán hầu như không xuất hiện, nhưng đến năm 2007 đã đạt doanh số vào khoảng 6 đến 7 tỷ đồng. Mặc dù vậy tỷ trọng của bảo lãnh thanh toán vẫn ở mức thấp, điều này nguyên nhân là do khách hàng của chi nhánh chủ yếu thuộc khối xây lắp.
Tóm lại ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đẩy mạnh tăng trưởng về doanh số, điều mà không phải ngân hàng nào cũng làm được. Chính điều này đã góp phần làm khả năng cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao do đã có những sản phẩm vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng khác.
2.3.1.2..2. Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Cơ cấu bảo lãnh theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng.
Đơn vị: triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi.
2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) Công ty CP nhà nước 67985 69.94 71560 44.59 Công ty CP khác 29220 30.06 88940 55.41 Tổng 97205 100.00 160500 100.00
Cơ cấu bảo lãnh theo thành phần kinh tế năm 2006: