c. HTĐL sử dụng cảmbiến Hall:
2.2.3. Giai đoạn xuất hiện tia lửa điện cao thế ở bugi.
Khi thế hiệu U2 vừa đạt đến giá trị Uđl, đủ để xuyên qua khe hở giữa các điện cực của bugi, thì ở đó sẽ xuất hiện tia lửa điện cao thế (hình 2.5). Khi xuất hiện tia lửa điện thì U2 giảm đột ngột trước khi kịp đạt giá trị cực đại
Sinh viên : Trần Hữu Cưỡng Trang 35
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã xác định được rằng: Tia lửa điện có hai phần rõ rệt: phần điện dung và phần điện cảm.
Phần điện dung xuất hiện trước, vào thời điểm đầu của quá trình phóng điện. Đó là sự phóng tĩnh điện do năng lượng của điện trường tích luỹ trong điện dung C1 và C2
của hệ thống đành lửa, tia lửa điện dung có màu xanh lam và rất chói do nhiệt độ của nó cao tới 10000 OC. Thời gian tồn tại tia lửa này rất ngắn (<10-6 S) và điện lượng dịch chuyển qua không đáng kể. Nhưng do thế hiệu cao và điện trở kênh phóng điện nhỏ, nên dòng điện phóng và công suất tức thời của nó khá lớn. Giá trị i2
đạt tới vài trăm, thậm chí vài nghìn ampe.
Đặc trưng của phần tia lửa điện dung là có tiếng nổ lách tách, tần số dao động lớn tới (106...107) Hz, nên gây nhiễu xạ vô tuyến mạnh.
Tia lửa điện dung làm điện thế U2 giảm đột ngột, chỉ còn khoảng 1500...2000 V. Vì tia lửa xuất hiện trước khi U2 đạt giá trị cực đại, nên phần tia lửa điện dung chỉ tiêu tốn một phần năng lượng của từ trường tích luỹ trong biến áp đánh lửa là:
2 CU W 2 dl C = (2.11) Trong đó: 2 2 2 1 1 ) C W W ( C C = + . (2.12) Với: Udl - điện áp đánh lửa [V]
C1 - Điện dung của mạch sơ cấp (tụ điện) [F] C2 - Điện dung của mạch thứ cấp [F]
Sinh viên : Trần Hữu Cưỡng Trang 36
Hình 2.5. Sự thay đổi thế hiệu U2 khi phóng tia lửa điện.
1- U2max (Thế hiệu max của biến áp đánh lửa); 2- Uđl: Thế hiệu đánh lửa; 3- Điện thế của tia lửa hồ quang (vẽ phóng đại); a - b: Phần điện dung;
W1 - số vòng dây của cuộn dây sơ cấp [vòng] W2 - số vòng dây của cuộn dây thứ cấp [vòng]
Phần năng lượng còn lại được tiếp tục phóng qua khe hở bugi dưới dạng tia lửa điện cảm hay còn gọi là đuôi lửa. Do U2 đã giảm nhiều nên dòng phóng lúc này cũng rất nhỏ, chỉ khoảng (80...100)mA. Tia lửa điện cảm có màu tím nhạt-vàng, kéo dài khoảng vài micro giây đến vài mili giây, phụ thuộc vào giá trị năng lượng điện cảm
tích luỹ trong mạch sơ cấp:
2 I L W 2 ng 1 1 L = (2.13) Trong đó:
WL- năng lượng điện cảm [J] L1- độ tự cảm của cuộn sơ cấp [H]
Ing- cường độ dòng điện sơ cấp tại thời điểm transistor ngắt [A]
Chương 3: TÍNH VÀ VẼ ĐẶC TÍNH DÒNG ĐIỆN QUA CUỘN SƠ CẤP