1. Những thành công và nguyên nhân1.1. Những thành công 1.1. Những thành công
Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của công ty đã mang lại những thành công nhất định. Hình thức, chủng loại sản phẩm ngày càng được phát triển phong phú đáp ứng được đầy đủ đối tượng, mọi tầng lớp dân cư có thu nhập thấp và thu nhập cao. Đồng thời công ty đã rất quan tâm, chú trọng công tác cải tiến, phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng cuả người tiêu dùng. Nói chung phương hướng đa dạng hoá sản phẩm luôn là hướng đi phù hợp nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thương trường.
- Bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm, việc không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm đã tạo dựng được uy tín cho công ty. Đặc biệt là các sản phẩm bánh tươi, cookies, mặc dù giá hơi đắt nhưng được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng bên trong, hài lòng về hình thức bên ngoài.
- Việc phát triển tỷ trọng sản phẩm cao cấp là phù hợp với nhu cầu của người dân. Với mức sống ngày càng tăng lên, người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến mặt hàng cao cấp và có lẽ đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành phổ biến trên thị trường, có thể phục vụ mọi tầng lớp dân cư.
- Kế hoạch được xây dựng có tính thống nhất rất cao và hầu như công ty có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch. Nếu có năm nào đó chưa đạt kế hoạch thì
mức độ hoàn thành cũng trên 90%. Điều này chứng tỏ rằng công tác xây dựng kế hoạch rất đúng đắn và phù hợp với thực tế.
1.2.Nguyên nhân
Đạt được những thành công trên, không phải là điều hoàn toàn ngẫu nhiên. Mọi thành công đều dựa vào những nỗ lực phấn đấu của bộ máy quản lý và công nhân viên trong công ty. Có thế nói, nguyên nhân của những thành công trên gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.
• Khách quan
Công ty Hải Hà - KOTOBUKI được tách ra từ công ty bánh kẹo Hải Hà một công ty ra đời trước đó và có uy tín trên thị trường. Tận dụng được uy tín của công ty mẹ Hải Hà, sản phẩm của Hải Hà - Kotobuki cũng dành được sự ưu ái của người tiêu dùng, từ đó uy tín của sản phẩm cũng được nâng cao.
Mặt khác, đây là một công ty liên doanh với Nhật, sẵn có tư tưởng, cung cách làm việc có trách nhiệm. điều này là một ảnh hưởng lớn đến toàn công ty nên tư tưởng chất lượng luôn được đặt lên hàng đâù được mọi người trong công ty ý thức rất rõ.
• Chủ quan
Việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung và kế hoạch sản phẩm nói riêng là do ban kế hoạch xây dựng (bao gồm đầy đủ các phòng ban chức năng của công ty nên có sự thống nhất rất cao).
Các căn cứ để xây dựng kế hoạch đều dựa vào các thông tin trên thị trường hay môi trường ngoài và dựa trên sự đánh giá đúng đắn khả năng cuả doanh nghiệp nên kế hoạch được xây dựng phù hợp với thực hiện (trên 90%).
Ban lãnh đạo của công ty có tư tưởng đúng đắn về quản lý chất lượng, chất lượng hướng về tiêu dùng nên đã có những đầu tư đáng kể cho việc nghiên cứu thị trường và coi đó là căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược sản phẩm làm cho sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu thị trường.
Công ty đã giáo dục công nhân có ý thức tốt về chất lượng sản phẩm nên sản phẩm của công ty luôn được đánh giá cao.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản phẩm ở công ty còn nhiều hạn chế.
2.1. Những hạn chế
Công ty mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng một kế hoạch sản phẩm năm hay xây dựng phương án sản phẩm mới chứ chưa thực sự có cái nhìn xa hơn mang tính
chiến lược lâu dài. Chính vì vậy mà Công ty chưa có một chiến lược sản phẩm thực thụ mà chỉ đề ra phương hướng chung là thực hiện đa dạng hoá theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm cao cấp, giá trị cao và giảm tỷ trọng sản phẩm có giá trị và chất lượng thấp. Danh mục và số lượng sản phẩm sản xuất mỗi loại của công ty chỉ được xác định cho từng năm và thiếu hẳn mục tiêu trong dài hạn.
- Việc đa dạng hoá sản phẩm bằng cách phát triển sản phẩm mới còn
có nhiều hạn chế. Sản phẩm mới chỉ dựa trên cơ sở cải tiến sản phẩm cũ hoặc bắt chước đối thủ cạnh tranh nên chưa đạt được tính khác biệt hoá sản phẩm.
- Việc tung sản phẩm mới ra thị trường nhiều khi là giải pháp thụ động, chưa nắm bắt cụ thể nhu cầu của đối tượng khách hàng mà sản phẩm mới sẽ phục vụ. Chưa xác định đúng thời điểm tung sản phẩm ra thị trường hay thời điểm thu hồi sản phẩm không hiệu quả nên thường không đạt được kết quả như mong muốn.
- Mặc dù đã rất chú ý đến công tác tìm hiểm thông tin thị trường nhưng một số thông tin về đối thủ cạnh tranh còn rất hạn chế.
- Việc đa dạng hoá sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng của sản phẩm cao cấp, giảm tỷ trọng của sản phẩm bình dân chưa hẳn đã là tốt hoàn toàn. Bởi vì thực tế cho thấy, chi phí đầu tư cho sản phẩm loại này rất lớn, lại chỉ phục vụ được phần lớn của tầng lớp dân cư. Cho nên bên cạnh việc tạo được vị thế và uy tín thì lợi nhuận đem lại từ đối tượng sản phẩm này không cao lắm, công ty thường phải lấy lợi nhuận từ các sản phẩm khác làm nguồn đầu tư phát triển sản phẩm loại này.
2.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân dẫn đến thành công của công ty gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan thì những nguyên nhân của các mặt hạn chế này cũng vậy.
• Nguyên nhân chủ quan:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự không hoàn hảo của việc hoạch định chiến lược sản phẩm. Tuy nhiên chúng ta chỉ tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu nhất, ảnh hưởng tới công tác hoạch định chiến lược sản phẩm. Cần hiểu rằng hoạch định và thực chiến lược sản phẩm không phải là 2 giai đoạn tách rời nhau mà giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tồn tại trên là:
- Công ty chưa mạnh dạn trong việc áp dụng quản lý chiến lược mặc dù đã có sự tham gia quản lý của nước ngoài. Công ty thiếu người khởi xướng cho một hệ thống quản lý chiến lược. Bởi thiếu người khởi xướng và tầm nhìn chiến lược nên công tác kế hoạch hoá của công ty mới chỉ dừng lại ở kế hoạch hàng năm. Nếu có dự báo dài hạn thì cũng mang tính chất định tính. Việc hình thành kế
hoạch năm không thể giúp công ty đương đầu với những biến đổi lớn về môi trường kinh doanh.
- Công tác thị trường đã được chú ý, đã có người phụ trách chuyên môn về sản phẩm mới nhưng thiếu cán bộ chuyên trách trong công tác nghiên cứu thị trường. Mặc dù các nhân viên phòng kinh doanh đảm nhận công việc này nhưng khối lượng công việc là quá lớn, các nhân viên phải đảm nhận từ khâu tìm khách hàng đến khâu giao hàng, vì vậy công tác nghiên cứu thị trường bị ảnh hưởng. Các đề tài nghiên cứu thị trường ở công ty còn ít và đặc biệt thiếu hồ sơ về đối thủ cạnh tranh, thiếu dự báo trong dài hạn.
- Một nguyên nhân nữa là do nguyên liệu để sản xuất sản phẩm, công ty phải nhập ngoại với giá cao, máy mó không hết công suất mà vẫn phải tính khấu hao cho sản phẩm làm đội giá thành lên, giá bán cao, sản phẩm khó tiêu thụ.
• Nguyên nhân khách quan:
- Chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước về thông tin.
- Công tác quản lý thị trường còn lỏng lẻo, tình trạng hàng nhập lậu còn khá phổ biến.
- Phương thức quản lý chiến lược còn rất mới đối với Việt Nam và hầu hết các cán bộ lập kế hoạch của công ty vẫn bị ảnh hưởng của phong cách lập kế hoạch trong cơ chế bao cấp.
Nói tóm lại, bên cạnh những thành công đạt được, Công ty còn có những tồn tại cần khắc phục. Điểm yếu kém lớn nhất đó là Công ty chưa xây dựng một chiến lược sản phẩm phù hợp; những gì hướng tới tương lai chỉ là kế hoạch năm, trong khi đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt và đầy biến động trong ngành bánh kẹo. Công ty không xây dựng chiến lược thì sẽ rất khó nhận biết những đe doạ phía trước, thậm chí bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mà không biết. Hơn thế nữa, Công ty không biết mình mạnh gì, yếu gì so với đối thủ cạnh tranh để phát huy điểm mạnh cũng như hạn chế điểm yếu. Do đó, một vấn đề đặt ra đối với công ty là cần thiết phải xây dựng một chiến lược sản phẩm phù hợp để giữ vững và nâng cao vị thế trong thị trưòng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.