NV.KSTD hoàn trả cho khách hàng chứng từ thu nợ và bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Chợ Lớn (Trang 34)

bảo đảm để hoàn trả cho khách hàng,

 Tổ chức lưu trữ hồ sơ tất toán.

e/ NV.KSTD hoàn trả cho khách hàng chứng từ thu nợ và bản chính Giấychứng nhận quyền sở hữu tài sản. chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

2.4 Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thànhphố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

2.4.1 Vay nặng lãi

Là hình thức cho vay tín chấp, nhưng lãi suất cho vay rất cao, thường cao hơn lãi suất ngân hàng nhiều lần, người cho vay thường cho vay những khoản tiền nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời để sản xuất kinh doanh nhỏ.

Có 2 loại cho vay nặng lãi : cho vay góp và cho vay đứng.

Ơû hình thức này, khả năng rủi ro của người cho vay là rất lớn, người đi vay thường là những người nghèo khổ, khả năng trả nợ kém. Do đó, khi thu lãi và vốn thường xảy ra xung đột.

Hiện nay, hình thức này đang bị Nhà nước nghiêm cấm, nhưng hình thức này vẫn xảy ra ở những nơi buôn bán, nhà ga, những khu phố nghèo,...

2.4.2 Chơi hụi

Hình thức một nhóm người cùng góp vốn lại với nhau, để đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhấn ở trong nhóm. Người giữ tiền của các thành viên gọi là nhà cái, những người tham gia gọi là các con hụi. Tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương mà người ta goi tên như hụi - heo - phường - hè,..

Những người cần vốn trước sẽ phải đóng lãi cho những người còn lại, cho đến khi người cuối cùng cũng được nhận lãi và vốn. Đôi khi ở trong nhóm cũng làm hụi nhưng không tính lãi, người rút trước hay sau tuỳ vào những lá thăm mà họ rút được.

Tuy nhiên, trên thực tế thì hình thức này đang gây nhiều tai tiếng, và chưa được pháp luật công nhận, tình trạng những người rút trước bỏ trốn do

không có khả năng chi trả, làm cho một số thành viên mất tiền gây mất trật tự xã hội, mất đoàn kết trong nhân dân.

Hiện nay, Nhà nước đang xem xét để đưa hụi vào hoạt động như một hình thức cho vay được hoạt động dưới quy định của pháp luật.

2.4.3 Cầm đồ

- Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là việc cho khách hàng vay tiền và nhận giữ hàng hoá hoặc tài sản của khách hàng, để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cầm đồ.

- Hàng hoá, tài sản dùng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cầm đồ gọi là hàng hoá, tài sản cầm đồ.

- Hàng hoá, tài sản được sử dụng để cầm đồ :

 Phải là động sản, có giá trị mua bán, trao đổi quyền sử dụng hợp pháp của khách hàng.

 Nếu hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của người này cho khách hàng.

 Nếu hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của đồng sở hữu cho khách hàng.

- Sau khi thỏa thuận xong về mức tiền được vay, thời gian và lãi suất, hai bên tiến hành làm hợp đồng cầm cố theo đúng thoả thuận đã nêu.

- Ưu điểm:

 Người cầm cố được giải quyết nhanh về nhu cầu vốn mà tài sản hoặc chứng từ có giá mà khách hàng cầm cố vẫn giữ nguyên.

 Người kinh doanh cầm đồ được nhận số tiền lãi khi hợp đồng cầm cố đến hạn thanh lý.

 Người cầm đồ phải chịu mất phần trăm lãi suất cho người kinh doanh cầm đồ.

 Quá thời hạn hợp đồng, người cầm đồ phải trả thêm lãi suất (gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng) hoặc tài sản sẽ bị thanh lý.

2.4.4 Tình hình huy động vốn của Sacombank (2003 – 2005)

Bảng 1 : Nguồn vốn huy động của Sacombank năm 2003 - 2005

ĐVT : Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản mục

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Phân theo kỳ hạn 6.353.739 100 9.176.327 100 12.271.905 100 - Ngắn hạn 5.190.053 81,69 7.473.821 81,45 10.037.24 3 81,8 - Trung, dài hạn 1.163.686 18,31 1.702.506 18,55 2.234.662 18,2 Phân theo cơ cấu 6.353.739 100 9.176.327 100 10.271.905 100 - Ngoài nước 50.000 0,79 127.517 1,38 163.630 1,33 - Trong nước 6.303.739 99,21 9.048.810 98,61 12.108.275 98,67 + Tổ chức tín dụng 820.159 12,91 495.556 5,40 672.770 5,48

+ Khách hàng

5.483.580 86,30 8.553.254 93,21 11.435.505 93,19(Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín) (Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín) Tình hình cạnh tranh trong hoạt động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong thời gian qua diễn ra vô cùng gay gắt. Năm 2005 cùng với việc Ngân hàng Nhà nước 03 lần tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, 02 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, cuộc chạy đua tăng lãi suất của các Ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh. Bên cạnh việc tranh đua thu hút vốn thông qua chính sách lãi suất, các Ngân hàng cũng liên tục đưa các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm huy động hấp dẫn, ... để tăng vốn huy động.

Ngoài ra, cũng phải kể đến các yếu tố cạnh tranh ngoài ngành Ngân hàng. Sự phát triển của thị trường vốn với các đợt phát hành Công, Trái Phiếu các loại (Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu đô thị, Trái phiếu công ty,...), tính hấp dẫn của các đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng trong tiến trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức tài chính phi Ngân hàng như bảo hiểm, bưu điện, Công ty tài chính, ...cũng đã chia sẽ thị phần huy động vốn và tạo nhiều sức ép lên nguồn vốn huy động của ngành Ngân hàng.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt với vị thế và uy tín của Sacombank đã giúp cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục đạt được mức tăng trưởng rất cao. Đến cuối năm 2005, tổng nguồn huy động vốn đạt 12.271,9 tỷ đồng, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2000, bình quân tăng trưởng 42%/năm.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong những năm gần đây tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao so với tốc độ tăng bình quân ngành Ngân hàng. Để duy trì mức tăng trưởng nguồn vốn huy động, Sacombank đang và sẽ thực hiện nhiều biện pháp để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, định chế tài chính trong và ngoài nước và các tầng lớp dân cư, đặc biệt đẩy mạnh thu hút vốn ở các địa bàn kinh tế trọng điểm và các thị trường mới nơi Sacombank đã có điểm giao dịch. Việc tăng tốc độ huy động vốn cũng nhằm giúp tăng quy mô tổng tài sản có của Ngân hàng tương xứng với tiềm năng và vị thế của Sacombank trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Chợ Lớn (Trang 34)