Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí sản xuất tại công ty cổ phần NAGAKAWA (Trang 27)

2.3.2-1 Phân tích chung cơ cấu và sự biến động của các khoản mục chi phí sản xuất

Bảng 2.2 : Phân tích chung cơ cấu và sự biến động các khoản mục chi phí sản xuất ĐVT: VNĐ

CHỈ

TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 SO SÁNH 2009/2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/- Số tiền TT (%) Tỷ lệ NVL trực tiếp 6.386.365.000 93,83 6.839.405.220 94,85 453.040.220 1,02 6,65 NCTT 59.257.750 0,87 64.264.042 0,89 5.006.292 0,02 0,07 CPSXC 361.025.450 5,3 306.922.690 4,26 -54.102.760 - 1,04 - 0,79 Tổng CPSX 6.806.648.200 100 7.210.591.952 100 403.943.752 0 5,93

Qua bảng 2 ta thấy: Tổng chi phí sản xuất năm 2009 là 7.210.591.952 tăng 403.943.752 so với năm 2008, tỷ lệ tăng 5,93%. Trong đó

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong năm 2008 là 6.386.365.000 chiếm 93,15%, trong năm 2009 là 6.839.405.220 chiếm 94,85%, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng làm tỷ suất tổng chi phí sản xuất tăng 6,65%. Tíêp đó là chi phí sản xuất chung, so sánh năm 2009/2008 thì chi phí sản xuất chung giảm 54.102.760 làm tổng chi phí sản xuất giảm 0,79%, chi phí nhân công

trực tiếp năm 2009 tăng 5.006.292 so với năm 2008 làm tổng chi phí sản xuất tăng 0,07%

- Như vậy tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp tăng. Qua phân tích trên doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công môt cách hợp lý

2.3.2-2 Phân tích chi tiết chi phí sản xuất

a) Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bảng 2.3: Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

ĐVT:VNĐ

CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 SO SÁNH

Tuyệt đối Tỷ lệ (%)` Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong đó: 6.386.365.000 6.839.405.220 453.040.220 7,1 NVL sản xuất A104 5.002.344.309 5.242.545.000 240.109.691 3,76 NVL sản xuất A128 1.118.368.000 1.251.797.720 133.429.720 2,1 NVL sản xuất C104 265.561.691 345.062.500 79.500.809 1,24 Sản lượng 2050 2150 100 4,88

Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp năm 2009 tăng 453.040.220 so với năm 2008, tỷ lệ tăng 7,1%. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của sản lượng trong năm 2009 là 4,88%, như vậy tỷ lệ tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lớn hơn tỷ lệ tăng của sản lượng, doanh nghiệp chưa sử dụng thực sự hiệu quả nguyên vật liệu đầu vào

Qua bảng trên ta nhận thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất tất cả các model điều hoà đều tăng, cụ thể là Model A104 tăng 240.109.691 làm tổng chi phí nguyên vật liệu tăng 3,76%. Model A128 chi phí nguyên vật liệu tăng

133.429.720 làm tổng chi phí nguyên vật liệu tăng 2,1%, Model C104 tăng 79.500.809 tỷ lệ 1,24%.

Nếu chỉ nhìn nhận các số liệu trên để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp thì chi phí của doanh nghiệp năm sau tăng hơn năm trước, hay quản lý chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp cần thay đổi để hợp lý hơn, nhằm tiết kiệm và hạ thấp khoản mục chi phí này một cách hợp lý. Nhằm đánh giá việc sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiết kiêm hoặc lãng phí ta phân tích chi phí nguyên vật liệu trong mối liên hệ với giá, phân tích cho sản phẩm điều hòa model A104

Bảng 2.4: Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (model A104)

ĐVT: VND

CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 SO SÁNH

Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số lượng sản phẩm 1584 1685 101 6,37 Định mức tiêu hao. Trong đó Máy nén daful 1 1 0 0 Đế máy nén 1 1 0 0 Các NVL chính khác 1,05 0,99 -0.06 5,7 Nguyên vật liệu phụ 1,1 1,15 0.05 4,5 Đơn giá Máy nén daful 1.305.000 1.320.550 15.550 1,19 Đế máy nén 45.000 45.450 450 1 Các NVL chính khác 1.690.000 1.717.850 27.850 1,65 Nguyên vật liệu phụ 30.500 33.300 2.800 9,2 Chi phí NVL cho 1 đơn vị sản phẩm 3.158.050 3.104.966,5 -53.083,5 1,68

Ta tính toán được các chỉ tiêu cho sản phẩm model A104 như sau: Tổng CPNVLTT (2008) = 3.158.050 x 1584 = 5.002.344.309 Tổng CPNVLTT (2009) = 3.10.966,5 x 1685 = 5.242.545.000

Tổng CPNVLTT tăng: 5.242.545.000 - 5.002.344.309 = 240.109.691 Tỷ lệ tăng CPNVLTT : 240.109.691 : 5.002.344.309 = 3,76 %

Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất A104 năm 2009 so với năm 2008 tăng 240.109.691VND, tỷ lệ tăng 3,76%

Phân tích tình hình tăng giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên hệ đến việc thực hiện kế hoạch tổng sản lượng sản phẩm sản xuất ra ta thấy rằng việc quản lý sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm 2009 đã đảm bảo cho việc sản xuất, sản lượng trong năm 2009 tăng với năm 2008 là 101 sản phẩm, tỷ lệ tăng 6,37%. Tỷ lệ tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng sản lượng sản xuất ra ( 6,37%>3,76%) là tốt. Chứng tỏ công ty đã quản lý tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một phần do giá đầu vào của nguyên vật liệu tăng, đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới chi phí này, làm giảm tối đa việc tăng giá sản phẩm

b) Phân tích chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 2.5: Phân tích chi phí nhân công trực tiếp theo từng loại sản phẩm

ĐVT: VNĐ

CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 SO SÁNH

Số tiền Tỷ lệ (%)

Nhân công trực tiếp

Trong đó: 55.654.000 64.264.042 8.610.042 15,47

Model A 104 42.868.367 49.102.192 6.233.825 11,2

Model A 128 10.120.000 11.897.161 1.777.161 3,19

Model C 104 2.665.634 3.264.690 599.056 1,08

Qua bảng trên ta thấy chi phí nhân công năm 2009 so với năm 2008 tăng 8.610.042, với tốc độ tăng là 15,47%, đây là tỷ lệ cao, doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp. Đặc biệt, với chi phí nhân công sản xuất sản phẩm điều hoà Model A 104 tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn thì doanh nghiệp cần quan tâm, với hai mặt hàng còn lại, chi phí nhân công đều tăng. Nhìn chung, doanh nghiệp chưa quản lý tốt chi phí nhân công

c) Phân tích chi phí sản xuất chung

ĐVT: VNĐ

CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 SO SÁNH

Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí nhân viên phân xưởng 39.267.987 39.862.590 594.603 0,19 Vật liệu, công cụ dụng cụ 87.081.274 81.675.500 -5.405.774 -1,71 Chi phí khấu hao TSCĐ 99.036.846 101.450.000 2.413.154 0,76 Chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác 91.336.519 83.934.600 -7.401.919 -2,34 Tổng chi phí SXC 316.722.626 306.922.690 -9.799.936 -3,1 Phân bổ cho A104 242.504.440 235.262.564 -7.241.876 -2,9 Phân bổ cho A128 57.024.233 56.175.225 -849.008 -1,49 Phân bổ cho C104 17.193.953 15.484.901 -1.709.052 -9,9

Qua bảng trên ta nhận thấy chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp năm 2009 giảm so với năm 2008 với số tiền là 9.799.963, tỷ lệ giảm 3,1%. Trong đó chi phí chung phân bổ cho sản phẩm điều hoà model A104 giảm với tỷ lệ 2,9%, model A128 giảm 1,49% và model C104 là 9,9%

Trong các khoản mục chi phí sản xuất chung thì chi phí nhân viên phân xưởng tăng 594.603, tỷ lệ tăng 0,19% và chi phí khấu hao TSCĐ tăng 2.513.514, tỷ lệ tăng 0,76%, bên cạnh đó chi phí nguyên vật liệu giảm 5.405.774, tỷ lệ 1,71%. Chi phí

xuất chung giảm nhưng trong đó vẫn có khoản mục chi phí tăng, doanh nghiệp nên phát huy những kết quả đã đạt được và sử dụng các khoản mục chi phí hiệu quả nhất

2.3.2-3 Phân tích chung sự biến động của chi phí sản xuất trong mối liên hệ với chỉ tiêu sản lượng

Bảng 2.7: Phân tích chung sự biến động của chi phí sản xuất trong mối liên hệ với chỉ tiêu sản lượng

ĐVT: VNĐ

CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 SO SÁNH

TƯƠNG ĐỐI TỶ LỆ (%) NVLTT 6.386.365.000 6.839.405.220 453.040.220 6,65 NCTT 59.257.750 64.264.042 5.006.292 0,07 CPSXC 361.025.450 306.922.690 -54.102.760 -0,79 TỔNG CPSX 6.806.648.200 7.210.591.952 403.943.752 5,93 SỐ LƯỢNG SPSX (Chiếc) 2050 2150 100 4,88 GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ 3.320.316 3.353.763 33.447 1,01

Qua bảng trên ta nhận thấy giá thành toàn bộ sản phẩm sản xuất năm 2009 so với năm 2008 tăng 403.943.752, tỷ lệ tăng 5,93%, giá thành đơn vị tăng 33.477 tăng 1.01%. Số lượng sản phẩm năm 2009 tăng 100 chiếc, tỷ lệ 4,88%.

Như vậy, tuy số lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm 2009 tăng so với năm 2008, nhưng so với tốc độ tăng của chi phí sản xuất thì tỷ lệ tăng chậm hơn, vì vậy làm giá thành đơn vị tăng. Qua bảng trên ta cũng nhận thấy giá thành đơn vị tăng là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng và chi phí nhân công trực tiếp tăng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng có thể do nhân tố khách quan là do chi phí đầu vào tăng, vì vậy trong hoạt động sản xuất của mình doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nhất

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tại công ty cổ phần Nagakawa

Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam, em đã tiếp xúc thực tế với công tác hạch toán tại công ty cũng như thực tế sản xuất hoạt động của công ty, phần nào hoàn thiện lý thuyết mà em đã được học. Sau đây, em xin nêu lên một số nhận xét của mình về tình hình quản lý chi phí sản xuất nói chung và công tác phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp nói riền tại công ty cổ phần Nagakawa như sau:

3.1.1 Những kết quả đã đạt được

Tuy được thành lập chưa lâu và còn rất non trẻ nhưng công ty cổ phần Nagakawa đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và đạt được những thành to lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản lý chi phí nói riêng để khẳng định vị trí của mình trên trong lĩnh vực sản phẩm điện gia dụng.Qua phân tích sự biến động của chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Nagakawa trong 2 năm 2008 và 2009, ta có thể thấy công ty cổ phần Nagakawa đã đạt được một số thành tựu như sau:

Năm 2009 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát cao, sự suy giảm kinh tế khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty doanh thu hoạt động kinh doanh có lãi. Để có được kết quả đó phần nào doanh nghiệp đã thực hiện các khoản mục chi phí tương đối hớp lý, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông của công ty, nghĩa vụ đối với nhà nươc, nghĩa vụ đối với người lao động.

Ngoài ra, nhằm tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và chuyên gia thường xuyên được đào tạo các lớp bồi dưỡng kiến thức trong và ngoài nước nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ cũng như ứng dụng, tránh lãng phí trong sản xuất, sử

dụng hiệu quả tất cả các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng trong quan hệ với các đối tác, nếu mối quan hệ với nhà cung ứng của công ty tốt thì công ty có thể đảm bảo được nguyên vật liệu đầu vào với mức giá hợp lý,và chi phí tìm kiếm nhà cung ứng mới, đặc biệt trong tình hình thì trường biến động như hiện nay thì công ty sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí lớn, các đối tác còn có thể là ngân hàng, liên doanh, liên kết, các đơn vị truyền thông. Quan hệ với đối tác tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cả trong sản xuất và kinh doanh

Hiện nay các dòng sản phẩm của công ty rất đa dạng như máy điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điên… Việc lựa chọn hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm đã giúp công ty tiết kiệm một khố lượng lớn chi phí sản xuất và chi phí kinh doanh.

Đối với công tác phân tích trong doanh nghiệp, tuy công ty chưa có bộ phận phân tích riêng, nhưng với đội ngũ cán bộ kế toán kinh nghiệm và năng lực cao, đã kịp thời thực hiện phân tích kinh tế nói chung và công tác phân tích chi phí sản xuất nói riêng, giúp cho Ban lãnh đạo công ty đưa ra được những chính sách kịp thời, phản ứng nhanh được với sự biến động của thị trường cũng như thị hiếu và nhu cầu của khách hàng

Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần Nagakawa đã vinh dự nhận được các giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Quả cầu vàng, Cúp vàng thương hiệu Công nghiệp Việt Nam, chứng chỉ ISO 9001-2000, Cúp Sen Vàng, Bằng khen và cúp đơn vị xuất sắc do tỉnh Vĩnh Phúc trao tặng, và các bằng khen của các sở ban ngành và hội doanh nghiệp. Việc công ty đạt được các giải thưởng, tham gia các triển lãm và các hội chợ không chỉ thể hiện nỗ lực phấn đấu của CBCNV, là cơ hội để quảng bá sản phẩm của công ty, nâng cao vị thế của công ty, cũng chính là kết quả của quá trình sản xuất hiệu quả của công ty

Bên cạnh những thành tựu công ty đã đạt được công ty còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí sản xuất tại công ty cổ phần NAGAKAWA (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w