Tình hình nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 30 - 36)

Nợ quá hạn xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ Ngân hàng thương mại nào. Cho vay phải thẩm định khách hàng là điều khó, song việc thu hồi nợ lại càng khó

hơn. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho tình hình nợ quá hạn luôn tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Vì thế phân tích nợ quá hạn giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để có biện pháp thay đổi trong tương lai đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng.

a) Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng.

Như chúng ta đã biết, dư nợ của Ngân hàng càng tăng trưởng thì càng tốt, tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn ta phải xem chất lượng của dư nợ đó như thế nào tức là trong dư nợ đã có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn. Thông thường thì dư nợ càng nhiều, nợ quá hạn càng cao.

Ta có bảng số liệu về tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm như sau:

Bảng 4.15: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN. Đơn vị tính: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) - Ngắn hạn 17.123 25,02 19.434 24,30 11.889 22,42 2.311 13,50 -7.545 -38,82 - Trung-dài hạn 51.325 74,98 60.535 75,70 41.151 77,58 9.210 17,94 -19.384 -32,02 Tổng cộng 68.448 100 79.969 100 53.040 100 11.521 16,83 -26.929 -33,67

- Đối với ngắn hạn: Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn là 17.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 25,02% trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 200 là 19.434 triệu đồng tăng 2.311 triệu đồng, tương ứng 13,50% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 24,30%. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn tương đối cao trong năm này là do ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh, giá cả ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng dẫn đến việc không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến năm 2007, với sự nỗ lực đôn đốc, thu nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng nên một số hộ đã trả nợ cho Ngân hàng, nên nợ quá hạn ngắn hạn giảm chỉ còn 11.889 triệu đồng.

- Đối với nợ quá hạn trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn và tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2006 nợ quá hạn là 60.535 triệu đồng, tăng 9.210 triệu đồng, tương ứng 17,94% so với năm 2005. Năm 2007 nợ quá hạn là 41.151 triệu đồng, giảm 19.384 triệu đồng so với năm 2006. Việc giảm nợ quá hạn trung hạn trong năm 2007 là do khi vay vốn trung dài hạn người dân có thể xoay chuyển vốn vay và thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo trả nợ đúng hạn, nếu như năm đầu nông dân bị thất mùa thì qua năm sau có thể cải thiện kịp thời để trả nợ, bên cạnh đó Ngân hàng tăng cường thu hồi nợ bằng các biên pháp mạnh như nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẳm quyền. Chính vì vậy nên nợ quá hạn trung dài hạn giảm với tốc độ tương đối nhanh trong năm qua.

b) Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Khi phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chúng ta sẽ biết được chất lượng của dư nợ tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư vào mỗi thành phần. Ta có bảng số liệu qua 3 năm như sau:

Bảng 4.16: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Đơn vị tính: Tỷ đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tươngđối (%)

- Doanh ngiệp Nhà nước 12.731 18,60 16.874 21,10 9.865 18,60 4.143 32,54 -7.009 -41,54 - Kinh tế ngoài quốc doanh 55.717 81,40 63.095 78,90 43.175 81,40 7.378 13,24 -19.920 -31,57

Tổng cộng 68.448 100 79.969 100 53.040 100 11.521 16,83 -26.929 -33,67

(Nguồn: phòng kinh doanh)

- Theo số liệu ta thấy nợ quá hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước là rất ít, năm 2005 là 12.731 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,60% trong tổng nợ quá hạn, năm 2006 là 16.874 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,10%, năm 2007 là 9.865 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,59%. Ta thấy vào năm 2006 nợ quá hạn của doanh nghiệp Nhà nước là 16.874 triệu đồng, tăng 4.143 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 32,54%. Tỷ lệ tăng tương đối cao do một phần là cơ cấu lại nợ, bên cạnh đó do sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước có khả năng tài chính kém, công nghệ lại lạc hậu, còn mang nặng tư tưởng bao cấp nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhưng giảm mạnh ở năm 2007, nguyên nhân là do Ngân hàng Công Thương Cà Mau chủ yếu cho vay đối với các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có chọn lọc qua nhiều năm, nên nợ quá hạn giảm. Mặt khác dư nợ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên nợ quá hạn có phát sinh thì cũng ít hơn các thành phần kinh tế khác.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đây là thành phần kinh tế đang phát triển mạnh ở tỉnh, mặc dù được đánh giá là làm ăn có hiệu quả nhưng ta thấy nợ quá hạn của các doanh nghiệp này vẫn phát sinh và chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Tình hình nợ quá hạn tăng giảm qua các năm như sau: năm 2006 nợ quá hạn là 63.095 triệu đồng, tăng 7.378 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng là 13,24%; năm 2007 nợ quá hạn giảm 19.920 triệu đồng so với năm 2006. Do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp không thích ứng được cơ chế thị trường dẫn đến hoạt động kém hiệu quả nên không thể trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn tăng ở năm 2006. Năm 2007 nợ quá hạn giảm là do sự cố gắng tận thu, ngăn chặng và xử lý kịp thời. Việc giao chỉ tiêu thu nợ xấu đến từng phòng, từng cán bộ tín dụng cũng có tác dụng tích cực thúc đẩy cán bộ có trách nhiệm hơn. Ngoài ra nhờ Trung ương chỉ đạo xử lý vào cuối năm, nên đã góp phần làm giảm nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 30 - 36)