được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
Đề bài: Câu I:
1. Hãy đọc 2 đoạn văn dưới đây:
“Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bộ lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, nhằm hướng Bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn tan rã, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang song, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước đến nỗi song Nhị Hà vì thế mà tacs nghẽn không chảy được nữa”.
“Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bên song thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không còn, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc”
A, Sự thảm bại của quan tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả như thế nào trong 2 đoạn văn trên? Em có nhận xét gì về lời văn tràn thuật ở đây?
b. Vốn mang nặng tư tưởng trung quân “Phù Lê diệt Nguyễn” song tại sao các tác giả Ngô gia văn phái lại vẫn có thể miêu tả về một ông vua như vậy.
2. Viết một văn bản ngắn (Khoảng 200 từ) giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.
Câu II:
1. Ba bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, “Con cò” và “Nói với con” mặc dù cách thể hiện khác nhau song đều là lời căn dặn, nhắc khuyên, là những khát khao mong muốn của cha mẹ với con.
a. Theo em, lời căn dặn, những khát khao mong muốn ấy là gì? b. Cách thể hiện ở mỗi bài có gì đặc sắc.
2. Nhận xét về cái hay cái đẹp của bài thơ “Viếng lăng Bác”, giáo sư Trần Đình Sử có viết:
Nguy
“Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả nâng cao tâm hồn con người. “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về chủ tịch Hồ Chí Minh – chủ kính yêu của dân tộc”.
a. Em hãy chép ra những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ đó.
b. Viết đoạn văn nói rõ cảm nhận của em về một trong những “ẩn dụ đẹp và trang nhã” ấy.
Đề bài: Câu I
1. Trình bày vài nét về hoàn cảnh sáng tác, bố cục và chủ đề bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
2. Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo vừa thực, vừa ảo, lung linh, bay bổng làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người) biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên.
Em hãy:
a. Chép ra những câu thơ có vẻ đẹp vừa thực vừa ảo, lung linh, bay bổng đó. b. Viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu nói rõ cảm nhận cuae em về vẻ đẹp của một trong những câu thơ ấy.
Câu II
“Gần miền có một mụ nào
Đưa người tiễn khách tìm vào vấn danh. …
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang Ghế trên ngồi tót sô sàng”
Nguy
1. Trong đoạn thơ trên, từ nào là từ Hán – Việt? Hãy giải thích nghĩa của từ đó.
2. Bằng việc chọn ra một vài chi tiết tiêu biểu, hãy viết đoạn văn nói rõ bản chất con buôn của họ Mã. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết. Đoạn văn có độ dài 10 – 15 câu được trình bày theo phương pháp diễn dịch. 3. “Truyện Kiều” còn có tên gọi nào khác?
Đề bài:
Câu I (3 điểm)
Có một đề tập làm văn yêu cầu học sinh phân tích bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh để làm sang tỏ cho lời nhận xét: “Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc. góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam”.
Để làm tốt bài văn này, theo em:
1. Phàn giải quyết vấn đề sẽ có bao nhiêu ý lớn? Triển khai ý lớn thứ nhất thành một dàn ý chi tiết.
2. Chọn một ý trong dàn ý mà em vừa lập ra viết thành đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch có độ dài khoảng 10 câu.
Câu II (7 điểm)
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu “Ta làm con chim hót”.
1. Chép nối tiếp 7 câu thơ nữa vào sau câu thơ trên.
2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.
3. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dung đại từ “Tôi”. Nhưng ở đoạn thơ em vừa chép lại sử dụng đại từ “Ta”. Vì sao vậy?
4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một bạn học sinh đã viết câu: Mở ra từ cảm hứng đầy tin yêu, tự hào trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước – những mùa xuân lớn lao của Tổ Quốc – nhà thơ quay trở về với lòng mình, với một mùa xuân nho nhỏ.
Nguy
Hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần khai triển đoạn khoảng 10 – 15 câu trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi
Đề bài: Câu I:
1. Hãy đọc đoạn văn sau:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phan biệt rõ ràng phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi…Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng.” (Trích hồi thư 14 – Hoàng Lê nhất thống chí)
a. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Em cảm nhận được điều gì qua lời của nhân vật đó?
b. Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng nên hình ảnh người anh hung dân tộc này?
c. Hãy chép lại những câu văn, bài thơ mà em đã học nói lên sự băn khoăn, thao thức, niềm tự hào dân tộc của những người anh hùng trước vận mệnh của đất nước. Ghi rõ tên tác phẩm. tác giả.
Câu II:
1. “Ruộng nương anh gửi bạn than cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí – Chính Hữu)
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của lời thơ? Trong câu thơ thứ 3. Tác gải đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Ý thơ này gợi ta nhớ tới bài ca dao nào mà ở đó cũng vời vợi một nỗi nhớ quê hương của người ra đi?
Nguy
2. "Kim Vân Kiều truyện” khi mới ra đời nó đã bị quên đi ít ai nhắc đến. Còn “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du gần 200 năm nay, chiếm một vị trí rực rỡ trong lịch sử văn học Việt Nam…Nó chỉ có thể giải thích được bằng cái nội dung với những hình tượng được xây dựng của tác phẩm. Nói một cách khác, nó chỉ có thể giải thích được bằng sự sáng tạo của Nguyễn Du”.
a. Theo em, sự sáng tạo đó là gì? Và được biểu hiện như thế nào? Dẫn ra một ví dụ cụ thể để khẳng định cho những lời giải thích của em.
b. Những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?
Đề bài: Câu I.
1. Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của bài văn “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (Macket)
2. Em hiểu như thế nào về lời đề nghị của nhà văn “Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân.
Câu II.
1. Hai câu thơ "Mai cố cách, tuyết tinh thần - Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" được rút ra từ đoạn thơ nào, thuộc tác phảm nào? Hãy chép lại chính xác toàn bộ đoạn thơ có 2 câu thơ đó.
2. Em có nhận xét gì về cách tả người của Nguyễn Du qua 2 bức chân dung "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" được nói đến trong đoạn thơ trên. 3. Trong những câu sau đây, từ "hoa" nào được dùng với nghĩa gốc, từ "hoa" nào được dùng với nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. - Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
Đề bài: Câu I.
Nguy
a. Chép lại chính xác 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b. Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Kể tên nhân vật chính được nói đến trong đoạn thơ.
c. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu theo cách lập luận quy nạp để nêu cảm nhận của mình về nhân vật được nói đến trong đoạn thơ đó.
Câu II
Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có câu thơ”Trăng cứ tròn vành vạnh”
a. Em hãy chép lại chính xác những câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Trong khổ thơ hình ảnh vầng trăng xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là những ý nghĩa nào? Hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về chủ đề của bài thơ.
c. Viết đoạn văn theo phương pháp quy nạp trình bày cảm nhận cảu em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế để liệt kê.
Câu III
Khi chia tay với ông Sáu, bé Thu đã nói: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba?
a. Câu nói của bé Thu tiếp nối theo sự việc nào trong tác phẩm? Hãy nêu tóm tắt sự việc đó?
b. Sự việc đó được kể bằng ngôn ngữ tràn thuật và điểm nhìn của nhân vật nào? Cho biết tác dụng của việc lựa chọn cách kể đó. Hãy kể tên một vài tác phẩm có cùng cách kể như trên.
c. Tên truyện là “Chiếc lược ngà” nhưng nội dung truyện lại viết về tình cảm cha con sâu nặng cảu ông Sáu và bé Thu. Tác giả đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình như thế với dụng ý gì? Nó góp phần thể hiện những ý nghĩa nào của tác phẩm?
d. Theo em, chi tiết tiếp theo ở trong truyện đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của câu chuyện?
e. Từ sự việc nối tiếp theo lời nói trên của bé Thu, em có suy nghĩ gì về tấm lòng của một người cha, một người lính với đứa con gái của mình? Hãy trình bày trong một đoạn văn Tổng – Phân – Hợp có độ dài từ 10 – 12 câu, trong
Nguy
đoạn có sử dụng phép liên kết câu thích hợp, câu kết đoạn là một câu cảm thán.
Câu IV
a. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần thiết phải dùng từ bài thơ trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?
b. Chép lại chính xác 2 khổ thơ cuối của bài thơ.
c. Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu cuối cùng của bài thơ.
d. Cho câu văn: “Hai khổ thơ cuối của bài thơ ““Bài thơ về tiểu đội xe không kính” -Phạm Tiến Duật thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước và ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe Trường Sơn”. Hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách Tổng - Phân - Hợp triển khai nội dung trên.có dung một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động. Gạch chân dưới những dấu hiệu đó.
Câu IV.
1. Xây dựng hình tượng nhân vật luôn hướng về làng chợ Dầu trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân nhưng tại sao Kim Lân lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Làng mà không phải là Làng chợ Dầu?
2. Nhận xét về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, sách Bình giảng văn học 9 có viết: “Có lẽ chưa có ai trên đời lại đi khoe cái sự Tây nó đốt nhà tôi rồi một cách hả hê, sung sướng thật sự như ông”. Em hãy viết khoảng 8 câu thành đoạn văn Tổng - Phân - Hợp để làm sáng tỏ nhận định trên, trong đó có sử dụng một câu cảm thán.